Danh mục

Đánh giá hiệu quả giảm đau bằng phương pháp nhĩ châm ở các huyệt tử cung, nội tiết, giao cảm, gan, bụng trên bệnh nhân đau bụng kinh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 597.36 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thống kinh (đau bụng kinh - ĐBK) là triệu chứng phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, làm cho chất lượng cuộc sống trong những ngày hành kinh bị ảnh hưởng đáng kể. Hiện nay, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là nhóm thuốc hàng đầu trong điều trị ĐBK. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài NSAID luôn đi cùng nhiều tác dụng phụ và tỷ lệ thất bại cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả giảm đau bằng phương pháp nhĩ châm ở các huyệt tử cung, nội tiết, giao cảm, gan, bụng trên bệnh nhân đau bụng kinhKhoa học Y - DượcĐánh giá hiệu quả giảm đau bằng phương pháp nhĩ châm ở các huyệt tử cung, nội tiết, giao cảm, gan, bụng trên bệnh nhân đau bụng kinh Ngô Thị Hiếu Hằng*, Bùi Phạm Minh Mẫn, Trịnh Thị Diệu Thường Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài 18/7/2019; ngày chuyển phản biện 22/7/2019; ngày nhận phản biện 26/8/2019; ngày chấp nhận đăng 5/9/2019Tóm tắt:Thống kinh (đau bụng kinh - ĐBK) là triệu chứng phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, làmcho chất lượng cuộc sống trong những ngày hành kinh bị ảnh hưởng đáng kể. Hiện nay, thuốc kháng viêm khôngsteroid (NSAID) là nhóm thuốc hàng đầu trong điều trị ĐBK. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài NSAID luôn đi cùngnhiều tác dụng phụ và tỷ lệ thất bại cao. Vì vậy, việc sử dụng những trị liệu không dùng thuốc trong điều trị ĐBKngày càng được chú trọng, trong đó nổi lên vai trò ngày càng lớn của châm cứu. Mặc dù nhĩ châm đã và đang đượcứng dụng trong nhiều bệnh lý, nhưng vai trò của liệu pháp này trong điều trị ĐBK vẫn chưa được đánh giá rõ ràng.Nghiên cứu này tiến hành so sánh sự thay đổi của thang điểm VAS (visual analog scale) và thời gian ĐBK trước vàsau khi nhĩ châm ở sinh viên nữ bị ĐBK. Tiến hành nhĩ châm 42 sinh viên nữ bị ĐBK trong vòng 4 ngày trong 1 chukỳ gồm 2 ngày trước và 2 ngày sau khi hành kinh, so sánh sự thay đổi mức độ ĐBK qua thang điểm VAS và tổngthời gian ĐBK trước và sau khi nhĩ châm. Sau 4 ngày can thiệp nhĩ châm cho thấy, điểm VAS trung bình và tổngthời gian ĐBK trung bình trước và sau khi can thiệp nhĩ châm lần lượt là 6,79±1,07, 4,52±2,37 (điểm); 24,55±17,86,13,19±14,38 (giờ). Sự giảm của điểm VAS và tổng thời gian ĐBK có ý nghĩa thống kê (p

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: