Đánh giá hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp DEA hai bước giai đoạn năm 2014-2020
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.30 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đánh giá hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp DEA hai bước giai đoạn năm 2014-2020 nghiên cứu và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) cố phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2014-2020. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình DEA 2 bước (hiệu quả thu hút tiền gửi và hiệu quả tạo ra lợi nhuận).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp DEA hai bước giai đoạn năm 2014-2020 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 369 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEA HAI BƯỚC GIAI ĐOẠN NĂM 2014-2020 Nguyễn Ngọc Minh - Lê Hồng Hạnh - Nguyễn Hồng Minh Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Tóm tắt Bài viết nghiên cứu và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) cố phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2014-2020. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình DEA 2 bước (hiệu quả thu hút tiền gửi và hiệu quả tạo ra lợi nhuận). Trong tổng 20 ngân hàng được chia hai nhóm chính: (I) NHTM có vốn sở hữu của Ngân hàng nhà nước và (II) NHTM không có vốn sở hữu của Ngân hàng nhà nước, trong giai đoạn 2014-2020. Kết quả cho thấy, với biến đầu vào là (i) số lượng lao động, (ii) tài sản cố định, (iii) số lượng chi nhánh cùng biến đầu ra (i) thu nhập từ lãi, (ii) thu nhập ngoài lãi và biến trung gian đánh giá tổng tiền gửi thì hoạt động của các ngân hàng ở nhóm I hoạt động hiệu quả hơn trong cả hai bước so với nhóm ngân hàng II. Điều này thể hiện các ngân hàng ở nhóm I sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào để tạo ra lợi nhuận tốt hơn các ngân hàng ở II. Từ khoá: DEA 2 bước, hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại. EFFICIENCY MEASURES OF THE VIETNAM COMMERCIAL BANKING SYSTEM USING A TWO-STAGE DEA DURING THE 2014-2020 PERIOD Abstract This study measures the efficiency of the Vietnam joint-stock commercial banking system from 2014 to 2020 using the 2-step DEA model (deposit producing and profit earning). 20 major Vietnamese Banks are divided into two main groups: (I) state-owned commercial banks and (II) joint-stock commercial banks. The results show that with input variables being (i) number of employees, (ii) fixed assets, (iii) number of branches and output variables: (i) interest income, (ii) non-interest income, and intermediary variables assessing total deposits, the activities of Group I banks are more efficient in both steps compared to Group II banks. This shows that Group I made use of input resources to generate profits more effectively than Group II. Keywords: Commercial bank, efficiency, two-stage DEA 370 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 1. Giới thiệu Nghiên cứu về kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng bằng phương pháp DEA - phương pháp phân tích bao dữ liệu đã được áp dụng phổ biến trên thế giới (Berger & Humphrey, 1992, 1997; Ngo, 2010; Fukuyama & Weber, 2009a, 2009b, 2010; Fukuyama & cộng sự, 2020). Các bài nghiên cứu nổi bật về hệ thống ngân hàng ở Việt Nam sử dụng phương pháp DEA bao gồm (Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, 2013; Phan Thị Hằng Nga và Trần Phương Thanh, 2017; Nguyễn Phúc Quý Thạch, 2019). Bài nghiên cứu này đã tiếp thu được những cải tiến từ các bài nghiên cứu trước đây, áp dụng mô hình mô hình DEA hai bước nhằm đưa ra đánh giá tối ưu nhất về hoạt động huy động tiền gửi và tạo ra lợi nhuận (Nguyễn Thị Lệ Huyền, 2020; Nguyễn Thị Hà Thanh & Lê Hoàng Việt, 2018) của 20 ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) tại Việt Nam. Vì hệ thống ngân hàng là một tổ hợp đa đầu vào và đa đầu ra, có rất nhiều chỉ số dùng để đánh giá mức độ hiệu quả và năng suất. Phương pháp DEA là một cách tiếp cận được biết đến rộng rãi để đo lường hiệu suất của các đơn vị ra quyết định. Có rất nhiều các bài nghiên cứu ở Việt Nam đã sử dụng phương pháp này để đánh giá hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng (Trần Hoàng Ngân và cộng sự, 2014; Võ Xuân Vinh và cộng sự, 2018) và kết hợp cùng một vài mô hình khác để có góc nhìn tối ưu. (Nguyễn Thị Lệ Huyền, 2020). Bài nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của 2 nhóm ngân hàng: Ngân hàng có vốn sở hữu của NHNN và Ngân hàng không có vốn sở hữu của NHNN. Đầu tiên, áp dụng phương pháp DEA bước một để đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi của hai nhóm ngân hàng, sau đó là DEA bước hai để đánh giá khả năng thu lợi nhuận từ các hoạt động ngân hàng với mô hình không đổi theo quy mô và mô hình thay đổi theo quy mô. Với hiểu biết tốt nhất của tác giả, đây là bài nghiên cứu đầu tiên áp dụng cách tiếp cận DEA hai bước vào đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Bài nghiên cứu này đi sâu vào việc chia nhỏ thành hai giai đoạn để phân tích; một là đánh quá khả năng huy động tiền gửi, hai là khả năng tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng. Thứ hai, bài nghiên cứu cung cấp những thông tin cập nhật nhất tới thời điểm hiện tại của 20 ngân hàng trong mẫu quan sát, đồng thời hỗ trợ và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâmg cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nâng cao hiệu suất các hoạt động kinh doanh. 2. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá hiệu quả ngân hàng Việt Nam Dang-Thanh Ngo (2010) cho rằng vào năm 2008, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam mất cân đối. Trong khi một phần ba số ngân hàng mẫu có lợi thế tăng lợi nhuận theo quy mô thì có một phần ba lợi nhuận giảm theo quy mô. Trong giai đoạn tái cấu trúc 2011-2015, Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2015) cho rằng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có sự tăng giảm không theo quy luật; có những ngân hàng hiệu quả thể hiện qua chỉ số được cải thiện đáng kể; nhưng vẫn có ngân hàng sụt giảm so với trước khi tái cấu trúc. Sau giai đoạn sáp nhập, hợp nhất và mua lại, phi hiệu quả trung bình của các ngân hàng nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2014 là khoảng 10,18%. Đa phần các nhân hàng sau khi sáp nhập đã tận dụng được ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 371 quy mô để tăng hiệu quả hoạt động, tuy nhiên vẫn còn các ngân hàng sử dụng lãng phí nguồn lực đầu vào như các l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp DEA hai bước giai đoạn năm 2014-2020 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 369 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEA HAI BƯỚC GIAI ĐOẠN NĂM 2014-2020 Nguyễn Ngọc Minh - Lê Hồng Hạnh - Nguyễn Hồng Minh Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Tóm tắt Bài viết nghiên cứu và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) cố phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2014-2020. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình DEA 2 bước (hiệu quả thu hút tiền gửi và hiệu quả tạo ra lợi nhuận). Trong tổng 20 ngân hàng được chia hai nhóm chính: (I) NHTM có vốn sở hữu của Ngân hàng nhà nước và (II) NHTM không có vốn sở hữu của Ngân hàng nhà nước, trong giai đoạn 2014-2020. Kết quả cho thấy, với biến đầu vào là (i) số lượng lao động, (ii) tài sản cố định, (iii) số lượng chi nhánh cùng biến đầu ra (i) thu nhập từ lãi, (ii) thu nhập ngoài lãi và biến trung gian đánh giá tổng tiền gửi thì hoạt động của các ngân hàng ở nhóm I hoạt động hiệu quả hơn trong cả hai bước so với nhóm ngân hàng II. Điều này thể hiện các ngân hàng ở nhóm I sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào để tạo ra lợi nhuận tốt hơn các ngân hàng ở II. Từ khoá: DEA 2 bước, hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại. EFFICIENCY MEASURES OF THE VIETNAM COMMERCIAL BANKING SYSTEM USING A TWO-STAGE DEA DURING THE 2014-2020 PERIOD Abstract This study measures the efficiency of the Vietnam joint-stock commercial banking system from 2014 to 2020 using the 2-step DEA model (deposit producing and profit earning). 20 major Vietnamese Banks are divided into two main groups: (I) state-owned commercial banks and (II) joint-stock commercial banks. The results show that with input variables being (i) number of employees, (ii) fixed assets, (iii) number of branches and output variables: (i) interest income, (ii) non-interest income, and intermediary variables assessing total deposits, the activities of Group I banks are more efficient in both steps compared to Group II banks. This shows that Group I made use of input resources to generate profits more effectively than Group II. Keywords: Commercial bank, efficiency, two-stage DEA 370 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 1. Giới thiệu Nghiên cứu về kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng bằng phương pháp DEA - phương pháp phân tích bao dữ liệu đã được áp dụng phổ biến trên thế giới (Berger & Humphrey, 1992, 1997; Ngo, 2010; Fukuyama & Weber, 2009a, 2009b, 2010; Fukuyama & cộng sự, 2020). Các bài nghiên cứu nổi bật về hệ thống ngân hàng ở Việt Nam sử dụng phương pháp DEA bao gồm (Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, 2013; Phan Thị Hằng Nga và Trần Phương Thanh, 2017; Nguyễn Phúc Quý Thạch, 2019). Bài nghiên cứu này đã tiếp thu được những cải tiến từ các bài nghiên cứu trước đây, áp dụng mô hình mô hình DEA hai bước nhằm đưa ra đánh giá tối ưu nhất về hoạt động huy động tiền gửi và tạo ra lợi nhuận (Nguyễn Thị Lệ Huyền, 2020; Nguyễn Thị Hà Thanh & Lê Hoàng Việt, 2018) của 20 ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) tại Việt Nam. Vì hệ thống ngân hàng là một tổ hợp đa đầu vào và đa đầu ra, có rất nhiều chỉ số dùng để đánh giá mức độ hiệu quả và năng suất. Phương pháp DEA là một cách tiếp cận được biết đến rộng rãi để đo lường hiệu suất của các đơn vị ra quyết định. Có rất nhiều các bài nghiên cứu ở Việt Nam đã sử dụng phương pháp này để đánh giá hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng (Trần Hoàng Ngân và cộng sự, 2014; Võ Xuân Vinh và cộng sự, 2018) và kết hợp cùng một vài mô hình khác để có góc nhìn tối ưu. (Nguyễn Thị Lệ Huyền, 2020). Bài nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của 2 nhóm ngân hàng: Ngân hàng có vốn sở hữu của NHNN và Ngân hàng không có vốn sở hữu của NHNN. Đầu tiên, áp dụng phương pháp DEA bước một để đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi của hai nhóm ngân hàng, sau đó là DEA bước hai để đánh giá khả năng thu lợi nhuận từ các hoạt động ngân hàng với mô hình không đổi theo quy mô và mô hình thay đổi theo quy mô. Với hiểu biết tốt nhất của tác giả, đây là bài nghiên cứu đầu tiên áp dụng cách tiếp cận DEA hai bước vào đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Bài nghiên cứu này đi sâu vào việc chia nhỏ thành hai giai đoạn để phân tích; một là đánh quá khả năng huy động tiền gửi, hai là khả năng tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng. Thứ hai, bài nghiên cứu cung cấp những thông tin cập nhật nhất tới thời điểm hiện tại của 20 ngân hàng trong mẫu quan sát, đồng thời hỗ trợ và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâmg cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nâng cao hiệu suất các hoạt động kinh doanh. 2. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá hiệu quả ngân hàng Việt Nam Dang-Thanh Ngo (2010) cho rằng vào năm 2008, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam mất cân đối. Trong khi một phần ba số ngân hàng mẫu có lợi thế tăng lợi nhuận theo quy mô thì có một phần ba lợi nhuận giảm theo quy mô. Trong giai đoạn tái cấu trúc 2011-2015, Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2015) cho rằng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có sự tăng giảm không theo quy luật; có những ngân hàng hiệu quả thể hiện qua chỉ số được cải thiện đáng kể; nhưng vẫn có ngân hàng sụt giảm so với trước khi tái cấu trúc. Sau giai đoạn sáp nhập, hợp nhất và mua lại, phi hiệu quả trung bình của các ngân hàng nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2014 là khoảng 10,18%. Đa phần các nhân hàng sau khi sáp nhập đã tận dụng được ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 371 quy mô để tăng hiệu quả hoạt động, tuy nhiên vẫn còn các ngân hàng sử dụng lãng phí nguồn lực đầu vào như các l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính ngân hàng Ngân hàng thương mại Phương pháp DEA Chính sách kinh tế vĩ mô Ngân hàng nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 379 1 0 -
174 trang 311 0 0
-
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 300 0 0 -
102 trang 293 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 291 0 0 -
197 trang 274 0 0
-
7 trang 237 3 0
-
5 trang 215 0 0
-
Trao đổi về quy định mới của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
3 trang 200 0 0 -
19 trang 184 0 0