Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật giảm đau bằng phong bế khoang cạnh sống điều trị chấn thương ngực kín có gãy nhiều xương sườn. Bài viết nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 32 bệnh nhân chấn thương ngực kín, có gãy nhiều sườn được thực hiện kỹ thuật bơm liên tục marcain qua catheter vào khoang cạnh sống ngực tại Khoa Phẫu thuật lồng ngực - tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 12 - 2013 đến 10 - 2014.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả kỹ thuật giảm đau bằng phong bế khoang cạnh sống điều trị chấn thương ngực kín có gãy nhiều xương sườn
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT GIẢM ĐAU
BẰNG PHONG BẾ KHOANG CẠNH SỐNG ĐIỀU TRỊ
CHẤN THƢƠNG NGỰC KÍN CÓ GÃY NHIỀU XƢƠNG SƢỜN
Nguyễn Trường Giang*; Nguyễn Văn Nam*
Nguyễn Ngọc Trung*; Lê Việt Anh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của kỹ thuật giảm đau bằng phong bế khoang cạnh sống điều trị
chấn thương ngực kín (CTNK) có gãy nhiều xương sườn. Đối tượng và phương pháp: nghiên
cứu mô tả cắt ngang ở 32 bệnh nhân (BN) CTNK, có gãy nhiều sườn được thực hiện kỹ thuật
bơm liên tục marcain qua catheter vào khoang cạnh sống ngực tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực
- Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 12 - 2013 đến 10 - 2014. Kết quả: tuổi trung bình
49, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông. Số lượng xương sườn gãy nhiều nhất từ 3 - 5
(75%). Tổn thương hay gặp nhất là tràn máu khoang màng phổi (46,9%). Vị trí đặt catheter chủ
yếu là D5 (62,5%). Hiệu quả giảm đau thể hiện rõ rệt khi đánh giá theo thang điểm VAS (4,31 ±
0,53 điểm khi nghỉ, 5,21 ± 0,6 điểm khi ho sau bơm thuốc 30 phút và 3,31 ± 0,47 khi nghỉ, 4,31
± 0,47 điểm sau bơm thuốc 3 giờ). Kỹ thuật không có tai biến, biến chứng. Kết luận: kỹ thuật
giảm đau cạnh sống là phương pháp giảm đau an toàn, có hiệu quả.
* Từ khóa: Chấn thương ngực kín; Phong bế khoang cạnh sống.
Evaluation of Eficacy of Paravertebral Block Analgesia in Closed
Chest Trauma Patients with Multi-Rib Fracture
Summary
Objectives: To evaluate the results of paravertebral block analgesia in closed chest trauma
patients with multi-rib fracture. Materials and methods: Cross-sectional descriptive study on
32 cases of paravertebral block analgesia in closed chest trauma with multi-rib fracture at 103
Hospital from 12 - 2013 to 10 - 2014. Results: Mean age was 49, the most of reason were traffic
accidents and falls. The number of rib fractures at most from 3 to 5 ribs (75%). The most
common injury were pneumothorax (46.9%). The position of catheter was D5 (62.5%). The
analgesic effects depended the VAS score (4.31 ± 0.53 at rest and 5.21 ± 0.6 during coughing
of 30 minutes after the initial injection; 3.31 ± 0.47 at rest and 4.31 ± 0.47 during coughing of
3 hours after the initial injection). There were not accidents and complications. Conclusion:
The paravertebral block analgesia is a safe and effective method with low accidents and
complications.
* Key words: Closed chest trauma; Paravertebral block analgesia.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Nam (namb12@yahoo.com.vn)
Ngày nhận bài: 17/12/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/01/2015
Ngày bài báo được đăng: 26/01/2015
140
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau là nguyên nhân của các rối loạn
sinh lý trong hầu hết BN bị CTNK. Mức độ
đau tăng lên khi có tổn thương gãy nhiều
xương sườn, làm cho BN không thể thở
sâu, ho khạc dẫn đến tăng tiết và ùn tắc
đờm dãi, làm giảm thông khí phổi, kích
thích có thể gây di lệch ổ gãy xương
sườn thứ phát, ảnh hưởng đến kết quả
điều trị. Do vậy, giảm đau hiệu quả là một
vấn đề cơ bản trong điều trị CTNK.
Có nhiều phương pháp giảm đau trong
điều trị CTNK: giảm đau trong màng phổi
(Interpleural analgesia), phong bế thần
kinh liên sườn (Intercostal nerve block),
tê ngoài bao cứng (Epidural analgesia),
phong bế khoang cạnh sống ngực
(Paravertebral block analgesia) và giảm
đau toàn thân bằng chế phẩm opioid
(Systemic opioids). Mỗi một phương pháp
đều có ưu và nhược điểm.
Giảm đau bằng phong bế khoang cạnh
sống ngực được Eason và Wyatt [5] sử
dụng lần đầu tiên vào năm 1979 trong
điều trị chấn thương ngực có gãy nhiều
sườn, sau đó, một số tác giả trên thế giới
nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này và
đánh giá đây là phương pháp giảm đau lý
tưởng với BN chấn thương ngực. Đây là
kỹ thuật an toàn, dễ thực hiện, duy trì
giảm đau hiệu quả trong thời gian dài.
Tuy nhiên, kỹ thuật này ở Việt Nam còn ít
được áp dụng và chưa được nghiên cứu,
đánh giá một cách có hệ thống.
Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài
này nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả
giảm đau của kỹ thuật phong bế khoang
cạnh sống điều trị CTNK có gãy nhiều
xương sườn.
141
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
32 BN CTNK, gãy ≥ 3 xương sườn,
điều trị tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ
tháng 12 - 2013 đến 10 - 2014.
Tất cả BN không có chấn thương sọ
não kết hợp, được xử lý các tổn thương
kết hợp khác, huyết động ổn định, không
có thông khí nhân tạo và không có chống
chỉ định dùng thuốc gây tê.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Chuẩn bị:
- Giải thích cho BN biết về kỹ thuật và
các bước tiến hành.
- Tư thế BN: ngồi có đỡ ở trước ngực
hoặc nằm nghiêng về bên lành.
- Đặt đường truyền tĩnh mạch, theo dõi
điện tim, SpO2, mạch, huyết áp.
- Dụng cụ: bộ kim Perifix, săng gạc vô
trùng, bơm tiêm điện, thuốc tê...
* Quy trình thủ thuật:
Sử dụng kỹ thuật giảm sức cản đột ngột.
- Vị trí chọc ...