Danh mục

Đánh giá hiệu quả xây dựng mô hình điểm thức ăn đường phố đảm bảo an toàn thực phẩm tại thành phố Huế từ 2013-2015

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 326.65 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày xác định tỉ lệ cơ sở kinh doanh TAĐP đạt các tiêu chí về an toàn thực phẩm. Đánh giá hiệu quả can thiệp xây dựng mô hình điểm TAĐP đảm bảo ATTP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hiệu quả xây dựng mô hình điểm thức ăn đường phố đảm bảo an toàn thực phẩm tại thành phố Huế từ 2013-2015Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỂM THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ HUẾ TỪ 2013-2015 Dương Xuân Hồng*, Nguyễn Ngọc Diễn*, Nguyễn Thị Thủy*TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trong những năm qua chính phủ và các cấp quản lý đã có những nỗ lực trong việc quản lý,kiểm soát an toàn thực phẩm thức ăn đường phố (TAĐP). Trong đó có việc xây dựng các mô hình TAĐP đảmbảo ATTP nhằm phát huy những lợi ích của TAĐP mang lại và kiểm soát được các mối nguy ô nhiễm, ngănngừa ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của môhình điểm đã được triển khai tại Thành phố Huế năm 2013-2015. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ cơ sở kinh doanh TAĐP đạt các tiêu chí về an toàn thực phẩm. Đánh giá hiệu quảcan thiệp xây dựng mô hình điểm TAĐP đảm bảo ATTP. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp được thực hiện với cỡ mẫu 400 hộ kinh doanh TAĐP tại 2phường có xây dựng mô hình điểm TAĐP và 02 phường không xây dựng mô hình điểm của thành phố Huế. Kỹthuật chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn. Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp kiếnthức và thái độ của người kinh doanh TAĐP và bảng kiểm để quan sát thực hành của cơ sở kinh doanh TAĐP.Bên cạnh đó, chúng tôi thực hiện các xét nghiệm nhanh dụng cụ, các mẫu thực phẩm và lấy mẫu xét nghiệm visinh vật tại tất cả các hộ kinh doanh TAĐP khảo sát. Kết quả: Kết quả cho thấy, tỉ lệ các cơ sở kinh doanh TAĐP đạt yêu cầu ATTP ở các phường có xâydựng mô hình điểm tăng từ 49% lên 74%. Tỉ lệ này ở phường chứng tăng từ 47% lên 54%. Về kiến thức,thái độ, thực hành đúng của người kinh doanh TAĐP tại các phường điểm trước can thiệp tăng đáng kể sovới sau can thiệp, trong đó kiến thức đúng tăng từ 83% lên 97,5%, thái độ đúng tăng từ 76,5% lên 94% vàthực hành đúng tăng từ 72% lên 87%. Tuy nhiên, tại phường không can thiệp các tỉ lệ này tăng ít hơn. Vềxét nghiệm tại các hộ kinh doanh TAĐP ở phường điểm, tỉ lệ xét nghiệm nhanh trên dụng cụ đạt trước canthiệp là 72,5%, sau can thiệp tăng 85%, xét nghiệm nhanh thực phẩm đạt 92,5% tăng lên 100% sau canthiệp, xét nghiệm vi sinh vật đạt 62,5% tăng lên 74% sau can thiệp. Tuy nhiên, các kết quả xét nghiệmtrước và sau can thiệp tại các phường chứng không tăng đáng kể, trong đó đáng chú ý là tỉ lệ xét nghiệmnhanh thực phẩm lại giảm đi từ 76% xuống 70%. Kết luận: Tiếp tục duy trì các hoạt động của mô hình điểm tại phường Vĩnh Ninh và Phú Nhuận. Cần mởrộng mô hình điểm đảm bảo ATTP thức ăn đường phố ra các phường khác trên địa bàn thành phố Huế. Bên cạnhđó, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát theo định kỳ, đôn đốc nhắc nhở các hộ kinh doanh TAĐP thực hiệnđúng các quy định về an toàn thực phẩm. Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn cũng như truyền thông kiếnthức an toàn thực phẩm qua đài phát thanh, các tờ rơi, các pano, áp phích về cho các hộ kinh doanh TAĐP tại cácxã, phường trên địa bàn thành phố Huế. Từ khóa: An toàn thực phẩm, TAĐP. *Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế Tác giả liên lạc: ThS. Dương Xuân Hồng ĐT: 0988846661 Email: duongxuanhong151@gmail.com216 Chuyên Đề Y Tế Công CộngY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y họcABSTRACT EVALUATION THE EFFECTIVENESS OF A PILOT MODEL ON SAFETY STREET FOODS IN HUE CITY IN 2013-2015 Duong Xuan Hong, Nguyen Ngoc Dien, Nguyen Thi Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 216 - 224 Background: For years, the Government made huge efforts in management and control of street foods,including programs building models on safety street food to promote the benefits of street food and well controlagainst pollution hazards, food poisoning, and food-borne diseases. Objectives: Determine the percentage of street food businesses had certificates of food safety and theeffectiveness of a pilot model on safety street foods. Methods: An intervention study was conducted with 400 street food businesses in two wards of Hue Citywhere had the model and two wards where do not have the model. The randomly sampling technique was applied.A structured questionnaire was developed for face-to-face interview on knowledge and attitudes and a checklistwas applied to examine practices of owners. In addition, prompt tests were used on all households to checkbiological indicators of food samples. Results: The proportion of households had certificates of food ...

Tài liệu được xem nhiều: