Danh mục

Đánh giá hoạt động của bão ở Việt Nam giai đoạn 1961 – 2010

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 479.77 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài “Đánh giá hoạt động của bão ở Việt Nam giai đoạn 1961 – 2010” sẽ cung cấp thêm những hiểu biết chung về bão, giúp chúng ta thấy được nguyên nhân vì sao nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, biểu hiện của bão và tác động của bão ở vùng ven biển Việt Nam trong giai đoạn 1961 – 2010, đồng thời tác giả cũng tiến hành tìm hiểu và tổng hợp các biện pháp phòng chống bão ở các vùng miền nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hoạt động của bão ở Việt Nam giai đoạn 1961 – 2010 KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1961 – 2010 Triệu Thị Thắm, Lớp K62TN, Khoa Địa lí GVHD: TS. Đào Ngọc Hùng Tóm tắt: Bão là một loại hình thời tiết nguy hiểm hàng đầu đối với con người và xã hội. Đối với nước ta hoạt động của bão cùng với hệ quả của tai biến thiên nhiên này đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội. Đề tài “Đánh giá hoạt động của bão ở Việt Nam giai đoạn 1961 – 2010” sẽ cung cấp thêm những hiểu biết chung về bão, giúp chúng ta thấy được nguyên nhân vì sao nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, biểu hiện của bão và tác động của bão ở vùng ven biển Việt Nam trong giai đoạn 1961 – 2010, đồng thời tác giả cũng tiến hành tìm hiểu và tổng hợp các biện pháp phòng chống bão ở các vùng miền nước ta. Từ khóa: Bão, Việt Nam I. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh biến đổi khí hậu các thiên tai diễn ra ngày càng cực đoan hơn, các cơn bão trên thế giới đã gây thiệt hại lớn về ngƣời và của. Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc hàng năm trên thế giới có khoảng 23.000 ngƣời chết; 2,6 triệu ngƣời mất nhà ở do bão gây ra. Việt Nam với đƣờng bờ biển dài 3260 km, lại nằm trong vùng nhiệt đới nên chịu tổn thất nặng nề bởi bão. Chính vì vậy đề tài “Đánh giá hoạt động của bão ở Việt Nam giai đoạn 1961 – 2010” ngoài việc nâng cao nhận thức của bản thân về bão còn nhằm mục đích tìm hiểu và tổng hợp các biện pháp phòng chống bão hiệu quả. II. NỘI DUNG 1. Những hiểu biết chung về bão Bão là một xoáy thuận nhiệt đới với sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có thể đƣợc gọi bằng những thuật ngữ khác nhau tùy theo từng khu vực, ở khu vực tây bắc Thái Bình Dƣơng và biển Đông bão đƣợc gọi chung là “Typhoon”. Các thành phần chính của bão bao gồm: các dải mƣa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ở ngay sát mắt bão. Thời gian tồn tại trung bình của bão khoảng 7 – 8 ngày đêm tính từ thời điểm bão hình thành cho đến khi đổ bộ vào bờ hoặc tan rã trên biển. Theo Riehl có thể chia quá trình hình thành và phát triển của bão thành bốn giai đoạn: giai đoạn hình thành, giai đoạn trẻ, giai đoạn chín muồi và giai đoạn tan rã. Điều kiện hình thành bão: cơ chế hình thành và phát triển của bão rất phức, tuy nhiên đa số các nhà khoa học thừa nhận những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành bão là: khu vực đại dƣơng có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển đủ cao (từ 26º - 27ºC trở lên); vị trí hình thành bão phải có lực Coriolis đủ lớn để tạo xoáy; khả năng làm lạnh nhanh luồng không khí nóng ẩm bay lên tạo ra lƣợng ẩn nhiệt ngƣng tụ đủ để duy trì cơn bão tại thời điểm phát sinh bão (Erik Palmen); ở trên cao trƣờng khí áp phải phân kỳ đủ để đảm bảo giải tỏa khối lƣợng không khí hội tụ ở mặt đất và duy trì bão; ở mặt đất phải có sự nhiễu động áp thấp ban đầu (Riehl). 266 KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 2. Biểu hiện, nguyên nhân, tác động của bão ở Việt Nam giai đoạn 1961–2010 2.1. Nguyên nhân nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão Bão ở nƣớc ta hình thành chủ yếu do tác động của dải hội tụ nhiệt đới và xoáy thuận trên đƣờng đứt gãy; vị trí địa lí nƣớc ta nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu (8º34´B đến 23º23´B) – khu vực có lực Coriolis đủ lớn để hình thành nên luồng gió đủ mạnh trên cao nhằm tạo xoáy cho các cơn bão; nƣớc ta tiếp giáp với biển Đông và tây Thái Bình Dƣơng - một vùng biển kín, ẩm nóng, ẩm – đây là trung tâm phát sinh bão lớn nhất thế giới. 2.2. Biểu hiện của bão và áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam 2.2.1. Đặc điểm hoạt động của bão khu vực ven biển Việt Nam giai đoạn 1961 - 2010 Theo thống kê của Trung tâm Khí tƣợng – Thủy văn Quốc gia, trong giai đoạn 1961 – 2010 đã có 245 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đổ bộ vào vùng ven biển Việt Nam. Trung bình mỗi năm nƣớc ta chịu ảnh hƣởng của 4,9 cơn bão và ATNĐ. Bảng 1. Số lượng bão ở các khu vực ven biển Việt Nam giai đoạn 1961 - 2010 Vùng ven biển Số lƣợng bão Tỉ lệ (%) Bắc Bộ - Thanh Hóa 86 35,1 Trung Trung Bộ 88 35,9 Nam Trung Bộ 55 22,5 Nam Bộ 16 6,5 Tổng số 245 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Trung tâm Khí tượng – Thủy văn Quốc gia Bảng 2. Số lƣợng bão ở các thập kỉ vùng ven biển Việt Nam giai đoạn 1961 - 2010 Các thập kỉ Số lƣợng bão Tỉ lệ (%) 1961 – 1970 4 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: