Bài viết này có mục tiêu (1) phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam trong năm 2015 theo các mục tiêu đã đề ra; và (2) đề xuất một số khuyến nghị cho năm 2016.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam 2015 và các dự báo 2016
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC
TÍN DỤNG VIỆT NAM 2015 VÀ CÁC DỰ BÁO 2016
PGS.TS. Đặng Ngọc Đức
TS. Lê Thanh Tâm
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Năm 2015 có thể coi là năm quan trọng nhất của ngành ngân hàng Việt
Nam, năm khép lại một giai đoạn phát triển 2011-2015 và năm đánh giá sự “về
đích” của việc thực hiện Đề án 254. So với mục tiêu đặt ra, ngành ngân hàng đã
đạt được rất nhiều thành tựu vô cùng ấn tượng, thậm chí hơn cả mục tiêu ban
đầu. Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ
(CSTT) một cách xuất sắc trong năm 2015, với các mục tiêu chính sách tiền tệ
năm 2015 về lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tín dụng, tổng phương tiện thanh toán
nhìn chung đã được hoàn thành. Thứ hai, hoạt động của hệ thống các tổ chức tín
dụng (TCTD) Việt Nam năm 2015 đã đạt được những kết quả rất ấn tượng: tính
thanh khoản của cả hệ thống được đảm bảo tốt, mức độ đảm bảo an toàn cao,
niềm tin của người dân vào hệ thống tăng lên. Thứ ba, việc thực hiện đề án cơ
cấu lại các TCTD hầu như đã hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản, đặc biệt là vấn đề
đảm bảo an toàn hệ thống, xử lý nợ xấu và tái cấu trúc các TCTD yếu kém. Tuy
vậy, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động của hệ thống các TCTD như
sau. Về việc thực thi CSTT: (i) nhiều công cụ CSTT trực tiếp vẫn đang được sử
dụng, sự độc lập tương đối trong chính sách tiền tệ chưa thể hiện rõ; (ii) chính
sách lãi suất và ngoại hối cần được hoàn thiện hơn. Về hoạt động của các TCTD,
(i) quy mô vốn của nhiều TCTD nhìn chung còn khá thấp; (ii) hoạt động tín dụng
vẫn chưa tăng trưởng ổn định; (iii) lợi nhuận của các TCTD còn khá thấp so với
khu vực và trên thế giới; (iv) vẫn còn tình trạng vi phạm, tồn tại, yếu kém của một
số TCTD, chưa được xử lý triệt để. Về việc thực hiện đề án cơ cấu lại TCTD, (i)
mức độ an toàn, hiệu quả của hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là theo
Basel II, chưa hoàn toàn được đảm bảo; (ii) mục tiêu “phấn đấu đến năm 2015
hình thành được 1-2 ngân hàng thương mại nhà nước đạt trình độ khu vực về quy
mô, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh” chưa được hoàn thành đầy đủ;
(iii) nợ xấu tuy được xử lý về dưới ngưỡng an toàn song chưa triệt để và vẫn còn
85
nguy cơ tiềm ẩn; (iv) vấn đề cổ phần hóa các NHTM nhà nước và tiến độ thoái
vốn đầu tư của DNNN trong lĩnh vực ngân hàng còn chậm. Với triển vọng kinh tế
hồi phục nhưng có nhiều bất ổn và mục tiêu cụ thể về kiểm soát lạm phát, duy trì
tăng trưởng năm 2016, cả NHNN và các TCTD còn nhiều việc phải làm nhằm
phát huy hơn nữa các thành tựu đã đạt được và xử lý các hạn chế phát sinh, vì
mục tiêu phát triển bền vững hệ thống các TCTD - huyết mạch của nền kinh tế.
Từ khóa: cơ cấu lại, xử lý nợ xấu, chính sách tiền tệ, tổ chức tín dụng, điều
hành, sinh lời
1. Đặt vấn đề
Với ngành ngân hàng Việt Nam, 2015 là một trong những năm quan trọng
nhất trong giai đoạn 2010-2015 và thậm chí cả giai đoạn 2010-2020: là năm cuối
cùng cho việc thực hiện Đề án 254 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai
đoạn 2011-2015” của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 254/QĐ-Ttg; là
năm cần hoàn thành các mục têu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-
2015 và lập kế hoạch cho 5 năm tiếp theo 2016-2020. Đã có một số nghiên cứu,
hội thảo tổ chức đánh giá tổng kết về từng nội dung như việc thực hiện đề án tái
cơ cấu, đánh giá công tác xử lý nợ xấu, công tác chỉ đạo điều hành chính sách tiền
tệ 2015… Với phương diện đánh giá độc lập, bài viết này có mục tiêu (1) phân
tích, đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
trong năm 2015 theo các mục tiêu đã đề ra; và (2) đề xuất một số khuyến nghị
cho năm 2016.
2. Đánh giá hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
năm 2015 theo các mục tiêu
Phần này đánh giá hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
năm 2015 so với mục tiêu đặt ra đầu năm theo 3 nội dung: thực hiện đề án cơ cấu
lại hệ thống các tổ chức tín dụng, thực hiện chính sách tiền tệ, và kết quả hoạt
động của hệ thống năm 2015. Với mỗi nội dung, chúng tôi tập trung đánh giá các
kết quả đạt được và hạn chế, là tiền đề cho các đề xuất tiếp theo.
2.1. Về thực thi chính sách tiền tệ
2.1.1. Kết quả đạt được
Các mục tiêu chính sách tiền tệ năm 2015 về lạm phát, tăng trưởng kinh tế,
tín dụng, tổng phương tiện thanh toán nhìn chung đã được hoàn thành xuất sắc.
86
Hình 1. Kế hoạch và thực hiện
các mục tiêu chính sách tiền tệ chủ chốt năm 2015
Đơn vị: %
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ Bảo Minh (2015), NHNN (2015)
Mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biễn phức tạp
khó lường, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng các công cụ của CSTT một cách chủ
động, linh hoạt, đạt đa mục tiêu gồm: kiểm soát lạm phát, giảm mặt bằng lãi suất
để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm hỗ trợ xuất khẩu
nhưng đảm bảo ổn định thị trường ngoại tệ, củng cố lòng tin vào VND, hỗ trợ ổn
định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thị trường tài chính phát triển. Do vậy, các mục tiêu lớn
liên quan tới chính sách tiền tệ gồm lạm phát, tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng
tín dụng đều đạt vượt mức dự kiến. Với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, mức 17% là
phù hợp với nhu cầu tăng trưởng kinh tế (dự kiến 1% tăng trưởng GDP cần 3%
tăng trưởng tín dụng hỗ trợ).
Với các chính sách hợp lý về lãi suất, các mức lãi suất điều hành của
NHNN đang ổn định ở mức thấp nhất kể từ 2011. Lạm phát thấp kỷ lục trong hơn
10 năm trở lại đây và thị trường tiền tệ ổn định hơn giúp NHNN có dư địa để thực
hiện CSTT l ...