Đánh giá kết quả chụp và can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang (Từ tháng 07/2019 đến tháng 07/2020)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả chụp và can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang (Từ tháng 07/2019 đến tháng 07/2020)Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỤP VÀ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG (Từ tháng 07/2019 đến tháng 07/2020) Lữ Văn Trạng, Nguyễn Văn Ngọc Răng, Hà Minh Đức, Nguyễn Hữu NghĩaTÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả chụp và can thiệp động mạch vành qua datại Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân thực hiện thủ thật là 76,58±6,24, yếu tốnguy cơ thường gặp là tăng huyết áp (82,1%) rối loạn lipid máu (63,5%), đái tháođường (25%), thuốc lá (29,2%). Tổn thương động mạch liên thất trước là thường gặp(44,6 %), can thiệp động mạch liên thất trước cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (53,9%). Kết luận: Bước đầu triển khai chụp và can thiệp động mạch vành tại Bệnh viện Đakhoa khu vực tỉnh An Giang đã mang lại những kết quả khả quan, tỷ lệ tử vong và biếnchứng trong giới hạn cho phép.ABSTRACT PRIMARY ASSESSMENT OF PERCUTANEOUS CORONARY ANGIOGRAPHY AND INTERVENTION IN GENERAL REGIONAL HOSPITAL AN GIANG PROVINCE Objectives: aim to assess the results of percutaneous coronary angiography andintervention in general regional hospital An Giang Province Methods: Descriptive methode Results: The average age of the patients done was 76.58 ± 6.24, Common riskfactors are hypertension (82,1%), dyslipidemia (63,5%), diabetes mellitus (25%),tobacco (29,2%). Left anterior descending artery lesions previously common (44,6%),Left anterior descending artery interventions before and the highest percentage(53,9%). Conclusions: Percutaneous coronary intervention has been developed in GenernalRegional Hospital An Giang province and this procedure has obtained promisingresults with the adverse outcomes rate and the death rate is acceptable.Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 67Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh động mạch vành (ĐMV) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.Theo WHO, hàng năm trên thế giới có 7,3 triệu người chết do bệnh ĐMV [7]. Theothống kê ở Mỹ năm 2014 của Hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhồi máu cơ tim (NMCT) mớimắc hàng năm là 515.000 trường hợp và có 205.000 trường hợp NMCT tái phát. TạiViệt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng số người mắc bệnh tim mạch vàđặc biệt số bệnh nhân HCVC ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của Nguyễn LânViệt, tỷ lệ HCVC nhập Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam chiếm 4,6% và bệnh timthiếu máu cục bộ (TMCB) chiếm 18,3% trong số các bệnh lý tim mạch [4]. Can thiệp mạch vành qua da là tên gọi chung những thủ thuật xâm lấn chẩn đoán vàđiều trị bệnh mạch vành. Lịch sử bắt đầu từ năm 1929, khi Frossman tiến hành thôngtim, sau đó kỹ thuật thông tim phát triển dần với sự trợ giúp của X quang. Đến năm1977, Andreas Gruntzig tiến hành ca nong mạch vành đầu tiên, từ đó mở ra kỷ nguyênmới của can thiệp mạch vành với sự tiến bộ không ngừng về kỹ thuật. Tại Việt Nam,Viện Tim Mạch Quốc Gia đã tiến hành chụp động mạch vành chọn lọc đầu tiên từtháng 8/1995, và tại Bệnh Viện Trung Ương Huế kỹ thuật này đã được tiến hành từnăm 1998. Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã triển khai thực hiện kỹ thuậtnày. Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang đã triển khai kỹ thuật chụp và canthiệp động mạch vành qua da từ tháng 07 năm 2019 đến nay. Do đó, chúng tôi tiếnhành đề tài: “ Đánh giá kết quả chụp và can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnhviện Đa khoa khu Vực Tỉnh An Giang” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá hình ảnh tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân hội chứng mạchvành cấp bằng phương pháp chụp mạch vành qua da. 2. Đánh giá kết quả bước đầu can thiệp động mạch vành qua da điều trị hộichứng mạch vành cấp tại bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang.I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU: Hội chứng vành cấp (HCVC) là một thuật ngữ đề cập đến bất kỳ biểu hiện lâm sàngnào có liên quan đến biến cố tổn thương ĐMV có tính chất cấp tính, mô tả tất cả bệnhnhân có biểu hiện thiếu máu cơ tim cấp tính, trong đó bao gồm đau thắt ngực không ổnđịnh (ĐTNKÔĐ), nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NMCTKSTCL) và nhồi máuBệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 68Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020cơ tim có ST chênh lên (NMCTSTCL). Hệ động mạch vành người được chia thành hai động mạch (ĐM) lớn (còn gọi là cácđộng mạch thượng tâm mạc) và các mạch máu nhỏ hơn (còn gọi là các vi mạch). Timđược nuôi dưỡng bằng hai động mạch chính đó là động mạch vành (ĐMV) trái vàĐMV phải. Động mạch vành trái gồm: thân chung, động mạch liên thất trước, độngmạch mũ. Động mạch vành phải xuất phát từ xoang Valsava ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bệnh động mạch vành Tổn thương động mạch liên thất trước Can thiệp động mạch vành Bệnh tim thiếu máu cục bộ Kỹ thuật thông timGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 137 0 0
-
Khảo sát suy giảm hoạt động chức năng cơ bản ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh động mạch vành
8 trang 39 0 0 -
Báo cáo Triển vọng của tế bào gốc trong điều trị bệnh lý tim mạch
47 trang 33 0 0 -
20 trang 30 0 0
-
Ca lâm sàng kỹ thuật mother in child hút huyết khối lớn trong nhồi máu cơ tim cấp
16 trang 29 0 0 -
11 trang 28 0 0
-
Khảo sát độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên siêu âm tim qua thành ngực ở người bệnh động mạch vành
6 trang 25 0 0 -
Tần số tim ở bệnh nhân hội chứng vành mạn
5 trang 24 0 0 -
8 trang 23 0 0
-
Động lực cai thuốc lá của người bệnh động mạch vành
8 trang 22 0 0 -
6 trang 22 0 0
-
Một số yếu tố liên quan đến cơ chế tái hẹp stent động mạch vành trên IVUS
8 trang 22 0 0 -
Bài giảng Tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim
31 trang 21 0 0 -
27 trang 21 0 0
-
ABC OF INTERVENTIONAL CARDIOLOGY – PART 4
10 trang 21 0 0 -
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam: Số 21
71 trang 21 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng và sST2 ở bệnh nhân suy tim nhập viện
7 trang 21 0 0 -
Khảo sát đặc điểm giải phẫu học và tổn thương tại chỗ chia nhánh thân chung động mạch vành trái
7 trang 20 0 0 -
Ca lâm sàng: Xử trí nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân có tiền sử ghép thận
8 trang 20 0 0 -
9 trang 20 0 0