Danh mục

Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn tổn thương tạng đặc do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên năm 2015

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.96 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày đánh giá kết quả điều trị bảo tồn tổn thương tạng đặc do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên năm 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn tổn thương tạng đặc do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên năm 2015Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TỔN THƢƠNG TẠNG ĐẶC DO CHẤN THƢƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2015 Lê Thành Trung Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT 1. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn tổn thương tạng đặc do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên năm 2015. 2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu trên 27 bệnh nhân điều trị bảo tồn tổn thương tạng đặc do chấn thương bụng kín tại Khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1/2015 đến tháng 10/2015. 3. Kết quả, bàn luận: Trong nhóm nghiên cứu có 27 bệnh nhân; 20 nam (74,1%), 7 nữ (25,9%), tuổi trung bình 26,33; thấp nhất 5; cao nhất 66 tuổi. Nguyên nhân do tai nạn giao thông đứng hàng đầu chiếm 55,56%, cao hơn hẳn các loại nguyên nhân khác. 100% bệnh nhân có triệu chứng đau bụng với các mức độ và vị trí khác nhau. 100% các trường hợp được siêu âm ổ bụng, và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng. 27 bệnh nhân điều trị bảo tồn có 21 trường hợp (77,78%) thành công. Trong đó 15 bệnh nhân có kết quả tốt, 6 trường hợp cần phải truyền máu và dùng giảm đau kéo dài, tuy nhiên huyết động ổn định, không cần phẫu thuật. 6 bệnh nhân được được chỉ định phẫu thuật. 4. Kết luận: Chụp Cắt lớp vi tính ổ bụng đã được chỉ định rộng rãi giúp phân độ tổn thương và chỉ định điều trị. Điều trị bảo tồn không mổ bước đầu đạt kết quả tốt. Từ khóa: tổn thương tạng đặc, chấn thương bụng kín, điều trị bảo tồn ĐẶT VẤN ĐỀ Tổn thương tạng đặc (gan, lách, thận, tụy) do chấn thương bụng kín là một cấp cứungoại khoa thường gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trình tự các loại tổn thươngthường gặp như sau: Lách: 50%; Gan: 25%; Thận: 10%; Tụy: 5%. Chẩn đoán tổn thương tạng đặc do chấn thương bụng kín dựa vào các triệu chứng lâmsàng và cận lâm sàng. Ngày nay sự phát triển, ứng dụng của các phương tiện chẩn đoánhình ảnh hiện đại đã giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán đặc biệt là chẩn đoán mứcđộ tổn thương để từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp [9], [7]. Điều trị tổn thương tạng đặc do chấn thương bụng kín có nhiều phương pháp, từ điềutrị bảo tồn không mổ, phẫu thuật khâu cầm máu, phẫu thuật cắt bỏ và một số biện phápcan thiệp hỗ trợ như làm tắc mạch chọn lọc, phẫu thuật nội soi ổ bụng…Mặc dù có nhiềutiến bộ trong chẩn đoán, hồi sức, và điều trị phẫu thuật nhưng tỷ lệ tử vong do phẫu thuậtvẫn còn khá cao, từ 15% đến 20% nhất là ở những bệnh nhân có tổn thương nặng, hoặccó tổn thương phối hợp trong hoặc ngoài ổ bụng [8], [1]. Vấn đề quan trọng trong điều trịlà lựa chọn biện pháp điều trị hợp lý. Ngày nay, thái độ xử trí trong tổn thương tạng đặcdo chấn thương bụng kín đã có nhiều thay đổi, điều trị bảo tồn không mổ với những chỉđịnh tương đối rõ ràng đã được chấp nhận và dần trở thành phương pháp điều trị khá phổbiến trên thế giới và tại một số bệnh viện ở Việt Nam [6], [10]. 34Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 Tại Thái Nguyên, Trần Đức Quý nghiên cứu tổng hợp 57 trường hợp chấn thươnggan do chấn thương bụng kín giai đoạn 2001 – 2006 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được chụpcắt lớp để chẩn đoán và tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bảo tồn không mổ còn thấp [2]. Giaiđoạn 2006 – 2010 một nghiên cứu tổng hợp 65 bệnh nhân chấn thương gan do chấn thươngbụng kín được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ chấnthương gan được điều trị bảo tồn tuy còn thấp nhưng đạt hiệu quả cao [6]. Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị bảo tồn tổnthương tạng đặc do CTBK tại Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên năm 2015. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Bệnh nhân cả nam và nữ, không giới hạn tuổi, đã được chỉ định điều trị bảo tồn tổnthương tạng đặc do chấn thương bụng kín tại bệnh viện đa khoa trung ương TháiNguyên, bao gồm: - Nhóm I: Các bệnh nhân có chẩn đoán dựa vào đặc điểm lâm sàng kết hợp với chụpcắt lớp vi tính, được điều trị bảo tồn không mổ thành công. - Nhóm II: Các bệnh nhân điều trị bảo tồn thất bại phải chuyển mổ cấp cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Các trường hợp hồ sơ bệnh án không có đủ các dữ kiện nêu trên. - Tổn thương tạng đặc do chấn thương bụng kín được chỉ định mổ cấp cứu ngay. - Bệnh nhân có vết thương bụng. 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu - Thời gian ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: