Danh mục

Đánh giá kết quả phẫu thuật thoát vị bẹn thường ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 436.48 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thoát vị bẹn là tình trạng bệnh lý do các tạng trong ổ bụng (ruột, mạc nối lớn, buồng trứng,...) chui qua ống bẹn hoặc qua điểm yếu của thành bụng vùng bẹn xuống bìu (hoặc môi lớn ở nữ). Bài viết trình bày việc đánh giá phẫu thuật thoát vị bẹn thường ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá kết quả phẫu thuật thoát vị bẹn thường ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc GiangTrường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 4 năm 2014 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THOÁT VỊ BẸN THƯỜNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG Chu Bá Tám*, Vũ Thị Hồng Anh** * Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang; ** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô cắt ngang 233 bệnh nhân phẫu thuật thoát vị bẹn thường tại Bệnh viên đa khoa tinh Bắc Giang từ tháng 1/2010 – 6/2014. Kết quả: Trong 233 bệnh nhân phẫu thuật thoát vị bẹn thường có 51,9% gây mê tĩnh mạch, 15,0% gây tê vùng, 33,0% gây mê nội khí quản.Thời gian mổ dưới 30 phút 73,39%, từ 30 phút-1 giờ 20,61%,trên 1 giờ 6,0% . Đường mổ nếp lằn bẹn bụng 89,7%, đường phân giác cổ điền 10,03%. Cách xử trí: đều cắt và thắt bao thoát vị ở lỗ bẹn sâu. Tai biến trong phẫu thuật không có. Các biến chứng nhẹ sau mổ gặp: sốt trên 38 độ C chiếm 3,43%, đau phải dùng giảm đau 5,15%, xưng bìu phải dùng kháng viêm 3%, tụ máu nhẹ 2,15%. Ngày nằm viện 6-10 ngày chiếm tỷ lệ cao 54,5%. Kết quả tốt là 94,8%, trung bình là 5,20%, kém là 0%. Kết luận: Kết quả trong phẫu thuật không gặp các biên chứng, do áp dụng tốt phương pháp gây mê và phẫu thuật. Kết quả sau mổ: tốt 94,80%, trung bình 5,20%, kém 0%. Từ khóa: Thoát vị bẹn, ngoại khoa. ĐẶT VẤN ĐỀ Thoát vị bẹn là tình trạng bệnh lý do các tạng trong ổ bụng (ruột, mạc nối lớn, buồngtrứng …) chui qua ống bẹn hoặc qua điểm yếu của thành bụng vùng bẹn xuống bìu (hoặcmôi lớn ở nữ).Thoát vị bẹn có thể gặp ở mọi lứa tuổi [5], nhưng cơ chế bệnh sinh thoát vịbẹn ở trẻ em và người lớn có nhiều điểm khác nhau nên cách điều trị cũng khác nhau. Thoát vị bẹn trẻ em là một trong những bệnh lý nhi khoa do còn ống phúc tinh mạcsau khi sinh [1], [3],[11] và khá phổ biến trong các bệnh lý về ngoại nhi. Biến chứngnguy hiểm của thoát vị bẹn là thoát vị bẹn nghẹt. Theo thống kê 1986 tại bệnh viện Pittburgh (Hoa Kỳ), thoát vị bẹn trẻ chiếm 37%tổng số phẫu thuật nhi. Tại bệnh viện Nhi Trung ương trong 10 năm (1981-1990) đã có239 trẻ bị thoát vị bẹn được mổ. Tỷ lệ thoát vị bẹn trong cộng đồng là 0,8 đến 1% (ở trẻ đẻ non khoảng 30, theoBronsther B, Abrams MW, Elboim C tỷ lệ này là 0,8-4,4% [9]. Thoát vị bẹn trẻ em cóthể gây ra những biến chứng mà hàng đầu là thoát vị bẹn nghẹt, hoại tử ruột. Ngày nay cùng với sự tiến bộ của gây mê hồi sức, kỹ thuật mổ được hoàn thiện, cáctai biến và biến chứng trong mổ, sau mổ thoát vị bẹn trẻ em đã được giảm tối đa, tỷ lệ tửvong hầu như không có biến chứng nặng ở bệnh nhi thoát vị bẹn thường. Bên cạnh các nghiên cứu, báo cáo của các tác giả nước ngoài về thoát vị bẹn trẻ em:Đỗ Đức Vân [8], Hà Văn Quyết [5], Trần Ngọc Bích [1], Nguyễn Thanh Liêm[4],Nguyễn Văn Liễu[7], Nguyễn Ngọc Hà[6]… ., đã đề cập vấn đề này trong các tài liệugần đây. Tuy nhiên cho tới nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa có một nghiên cứu vềkết quả điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em một cách đầy đủ. Xác định tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài:Đánh giá kết quả phẫu thuật thoát vị bẹn thường tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. Với mục tiêu: 8Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 4 năm 2014 Đánh giá kết kết quả sau phẫu thuật ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 233BN thoát vị bẹn thường được điều trị phẫu thuật tại BVĐK Bắc Giang từ1/2010 đến 6/2014. Tiêu chuẩn lựa chọn:Tuổi từ sơ sinh đến 16 tuổi, cả nam và nữ. 2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết cắt ngang. 3. Các chỉ tiêu nghiên cứu * Kết quả trong phẫu thuật: - Phương pháp vô cảm: tê vùng, mê tĩnh mạch, mê nội khí quản. - Thời gian mổ: được tính từ lúc bắt đầu rạch da đến lúc khâu xong. - Phương pháp phẫu thuật: + Đường rạch da: đường phân giác cổ điển, đường theo nếp lằn bụng. + Nội dung bao thoát vị: ruột non, đại tràng, ruột thừa, tuyến sinh dục ở (con gái),mạc nối lớn. + Cách xử trí trong mổ: cắt bớt bao thoát vị, cắt hết bao thoát vị. - Các tai biến trong phẫu thuật: trào ngược phổi, suy thở, thương tổn ống dẫn tinh,thừng tinh, rạch vào ruột, bàng quang, thương tổn khác. Kết quả sau phẫu thuật - Số ngày nằm viện của bệnh nhân. - Tỷ lệ các biến chứng sau mổ: Sốt từ 380C trở lên, xưng bìu phải dùng kháng viêm,tụ máu vùng mổ chưa đến mức phải mổ lại, tụ máu vùng bìu phải mổ lại để cầm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: