Đánh giá khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần Đúc Thái Nguyên
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 175.79 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Công ty Cổ phần Đúc Thái Nguyên chuyên sản xuất các sản phẩm gang đúc như: song chắn rác, nắp cống và các chi tiết máy theo yêu cầu thị trường. Từ khi tiếp cận và nhận thức được những lợi ích của sản xuất sạch hơn (SXSH), Công ty đã tích cực tham gia chương trình, triển khai thực hiện một số giải pháp quản lý nội vi và kiểm soát quá trình như: sắp xếp nhà xưởng gọn gàng, ngăn nắp, thiết lập quy trình giám sát tiêu hao nguyên, nhiên liệu, che phủ nguyên vật liệu khi trời mưa…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần Đúc Thái Nguyên Nguyễn Thị Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 97 - 101 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Đông*, Nguyễn Thị Hồng Viên Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Công ty Cổ phần Đúc Thái Nguyên chuyên sản xuất các sản phẩm gang đúc như: song chắn rác, nắp cống và các chi tiết máy theo yêu cầu thị trường. Từ khi tiếp cận và nhận thức được những lợi ích của sản xuất sạch hơn (SXSH), Công ty đã tích cực tham gia chương trình, triển khai thực hiện một số giải pháp quản lý nội vi và kiểm soát quá trình như: sắp xếp nhà xưởng gọn gàng, ngăn nắp, thiết lập quy trình giám sát tiêu hao nguyên, nhiên liệu, che phủ nguyên vật liệu khi trời mưa… đặc biệt xem xét đến giải pháp đầu tư lớn: lắp đặt 1 cặp lò trung tần công suất 1,5 tấn thay thế lò chõ thủ công. Lợi ích trước mắt là giảm ô nhiễm môi trường do kiểm soát tốt liệu đầu vào (giảm 8kg tạp chất/tấn sản phẩm), giảm 3% tỷ lệ hồi liệu, giảm 24.353kg bụi/năm và giảm phát thải 6.740 kg CO2/năm, đồng thời tiết kiệm hơn 622 triệu đồng/năm. Dự kiến việc áp dụng SXSH lâu dài sẽ góp phần giảm tổn thất năng lượng 644 kwh điện/tấn sản phẩm, giảm 192.800 kg chất thải rắn/năm và 798.192 tấn CO2 hàng năm. Từ khóa: sản xuất sạch hơn, năng lượng hiệu quả, tuần hoàn tái chế vật liệu, 3R, giảm thiểu ô nhiễm ĐẶT VẤN ĐỀ* Sản xuất công nghiệp nói chung và công nghệ đúc nói riêng một mặt tạo ra hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế cải thiện đời sống của con người và xã hội, nhưng một mặt lại tạo ra chất thải góp phần gây ô nhiễm môi trường, tổn thất tài nguyên và hủy hoại môi trường sống. Vì vậy, cần có một phương thức sản xuất mới, thân thiện hơn với môi trường, theo hướng giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn, đó chính là Sản xuất sạch hơn (SXSH). Đây là một khái niệm khá mới, được UNEP đưa vào Việt Nam năm 1995, trong đó “SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”[3]. Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. * Tel: 0987 264907, Email: nguyenthidong81@yahoo.com Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Công ty Cổ phần Đúc Thái Nguyên chuyên sản xuất các sản phẩm đúc như: song chắn rác, nắp cống và các chi tiết máy theo yêu cầu thị trường. Công suất năm 2011 là 2.416 tấn. Công ty sử dụng lò chõ để nấu gang gây tổn thất năng lượng. Để sản xuất 1 tấn gang lỏng, sử dụng lò chõ phải tốn 1.200.000kcal, còn lò điện trung tần là 645.315 kcal, Như vậy, tiêu hao năng lượng khi sử dụng lò chõ bằng 185,96 % so với lò trung tần. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất có tỷ lệ hồi liệu lớn lên tới 45% phần lớn là gang lẫn trong xỉ, gang rơi vãi, sản phẩm hỏng, đậu và rãnh rót (tỷ lệ hồi liệu trong ngành đúc trung bình 25 – 30%)[1]. Do sử dụng than để nấu gang nên lượng xỉ tạo thành lớn, môi trường làm việc nặng nhọc, rủi ro mất an toàn lao động cao. Qua đánh giá ban đầu, nhóm đánh giá nhận thấy công ty có nhiều tiềm năng thực hiện SXSH. Đây sẽ là cơ hội tốt giúp công ty phát hiện ra tổn thất về năng lượng và nguyên liệu, đồng thời tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu những tổn thất này, tăng năng suất lao động và cải thiện môi trường làm việc. 97 Nguyễn Thị Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ PHẠM VI, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Đúc Thái Nguyên, ngõ 92 đường Bắc Nam, thành phố Thái Nguyên. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng sản xuất và phát hiện các cơ hội thực hiện sản xuất sạch hơn; - Đánh giá cân bằng vật chất, xác định tổn thất dòng thải và đề xuất các biện pháp kiểm soát; Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kiểm toán chất thải. Kiểm toán chất thải được xác định dựa theo phương trình cân bằng vật chất: Tổng khối lượng đầu vào = Tổng khối lượng đầu ra + khối lượng tổn thất (qua các dòng thải) Nhóm đánh giá đã thu thập: - Số liệu đầu vào (gang phế, thép phế, Fero, vật liệu làm khuôn, than, điện…), - Số liệu đầu ra (sản phẩm, đậu, rãnh rót, sản phẩm hỏng), - Chất thải (bụi, khí thải, xỉ than), Số liệu được thu thập trong năm 2011 (theo số liệu phòng kế toán cung cấp) và khảo sát thực tế trong 2 ngày liên tiếp (ngày 1112/12/2011) tại Công ty (6 mẻ nấu/ngày) bằng cách cân trực tiếp và tính toán thông qua cân bằng vật chất. Số liệu được quy về 1 tấn sản phẩm, nhằm xác định nguyên liệu tổn thất qua các dòng thải, làm cơ sở định giá dòng thải và xác định các cơ hội sản xuất sạch hơn. Kiểm toán năng lượng Kiểm toán năng lượng là hoạt động nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của hệ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần Đúc Thái Nguyên Nguyễn Thị Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 97 - 101 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Đông*, Nguyễn Thị Hồng Viên Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Công ty Cổ phần Đúc Thái Nguyên chuyên sản xuất các sản phẩm gang đúc như: song chắn rác, nắp cống và các chi tiết máy theo yêu cầu thị trường. Từ khi tiếp cận và nhận thức được những lợi ích của sản xuất sạch hơn (SXSH), Công ty đã tích cực tham gia chương trình, triển khai thực hiện một số giải pháp quản lý nội vi và kiểm soát quá trình như: sắp xếp nhà xưởng gọn gàng, ngăn nắp, thiết lập quy trình giám sát tiêu hao nguyên, nhiên liệu, che phủ nguyên vật liệu khi trời mưa… đặc biệt xem xét đến giải pháp đầu tư lớn: lắp đặt 1 cặp lò trung tần công suất 1,5 tấn thay thế lò chõ thủ công. Lợi ích trước mắt là giảm ô nhiễm môi trường do kiểm soát tốt liệu đầu vào (giảm 8kg tạp chất/tấn sản phẩm), giảm 3% tỷ lệ hồi liệu, giảm 24.353kg bụi/năm và giảm phát thải 6.740 kg CO2/năm, đồng thời tiết kiệm hơn 622 triệu đồng/năm. Dự kiến việc áp dụng SXSH lâu dài sẽ góp phần giảm tổn thất năng lượng 644 kwh điện/tấn sản phẩm, giảm 192.800 kg chất thải rắn/năm và 798.192 tấn CO2 hàng năm. Từ khóa: sản xuất sạch hơn, năng lượng hiệu quả, tuần hoàn tái chế vật liệu, 3R, giảm thiểu ô nhiễm ĐẶT VẤN ĐỀ* Sản xuất công nghiệp nói chung và công nghệ đúc nói riêng một mặt tạo ra hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế cải thiện đời sống của con người và xã hội, nhưng một mặt lại tạo ra chất thải góp phần gây ô nhiễm môi trường, tổn thất tài nguyên và hủy hoại môi trường sống. Vì vậy, cần có một phương thức sản xuất mới, thân thiện hơn với môi trường, theo hướng giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn, đó chính là Sản xuất sạch hơn (SXSH). Đây là một khái niệm khá mới, được UNEP đưa vào Việt Nam năm 1995, trong đó “SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”[3]. Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. * Tel: 0987 264907, Email: nguyenthidong81@yahoo.com Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Công ty Cổ phần Đúc Thái Nguyên chuyên sản xuất các sản phẩm đúc như: song chắn rác, nắp cống và các chi tiết máy theo yêu cầu thị trường. Công suất năm 2011 là 2.416 tấn. Công ty sử dụng lò chõ để nấu gang gây tổn thất năng lượng. Để sản xuất 1 tấn gang lỏng, sử dụng lò chõ phải tốn 1.200.000kcal, còn lò điện trung tần là 645.315 kcal, Như vậy, tiêu hao năng lượng khi sử dụng lò chõ bằng 185,96 % so với lò trung tần. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất có tỷ lệ hồi liệu lớn lên tới 45% phần lớn là gang lẫn trong xỉ, gang rơi vãi, sản phẩm hỏng, đậu và rãnh rót (tỷ lệ hồi liệu trong ngành đúc trung bình 25 – 30%)[1]. Do sử dụng than để nấu gang nên lượng xỉ tạo thành lớn, môi trường làm việc nặng nhọc, rủi ro mất an toàn lao động cao. Qua đánh giá ban đầu, nhóm đánh giá nhận thấy công ty có nhiều tiềm năng thực hiện SXSH. Đây sẽ là cơ hội tốt giúp công ty phát hiện ra tổn thất về năng lượng và nguyên liệu, đồng thời tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu những tổn thất này, tăng năng suất lao động và cải thiện môi trường làm việc. 97 Nguyễn Thị Đông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ PHẠM VI, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Đúc Thái Nguyên, ngõ 92 đường Bắc Nam, thành phố Thái Nguyên. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng sản xuất và phát hiện các cơ hội thực hiện sản xuất sạch hơn; - Đánh giá cân bằng vật chất, xác định tổn thất dòng thải và đề xuất các biện pháp kiểm soát; Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kiểm toán chất thải. Kiểm toán chất thải được xác định dựa theo phương trình cân bằng vật chất: Tổng khối lượng đầu vào = Tổng khối lượng đầu ra + khối lượng tổn thất (qua các dòng thải) Nhóm đánh giá đã thu thập: - Số liệu đầu vào (gang phế, thép phế, Fero, vật liệu làm khuôn, than, điện…), - Số liệu đầu ra (sản phẩm, đậu, rãnh rót, sản phẩm hỏng), - Chất thải (bụi, khí thải, xỉ than), Số liệu được thu thập trong năm 2011 (theo số liệu phòng kế toán cung cấp) và khảo sát thực tế trong 2 ngày liên tiếp (ngày 1112/12/2011) tại Công ty (6 mẻ nấu/ngày) bằng cách cân trực tiếp và tính toán thông qua cân bằng vật chất. Số liệu được quy về 1 tấn sản phẩm, nhằm xác định nguyên liệu tổn thất qua các dòng thải, làm cơ sở định giá dòng thải và xác định các cơ hội sản xuất sạch hơn. Kiểm toán năng lượng Kiểm toán năng lượng là hoạt động nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của hệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khả năng áp dụng sản xuất sạch Sản xuất sạch Công ty cổ phần Đúc Thái Nguyên Năng lượng hiệu quả Tuần hoàn tái chế vật liệu Giảm thiểu ô nhiễmTài liệu liên quan:
-
Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Sản xuất sạch để bảo vệ môi trường
2 trang 29 0 0 -
Luận văn: Công nghệ sản xuất giấy tái chế
34 trang 28 0 0 -
87 trang 26 1 0
-
46 trang 24 0 0
-
Đề tài: Ứng dụng sản xuất sạch hơn cho cơ sở sản xuất tương Bần – Hường Đạt
20 trang 24 0 0 -
10 trang 23 0 0
-
Lý thuyết và thực tiễn Hệ quản trị môi trường ISO 14001: Phần 2
212 trang 21 0 0 -
Môi trường - Sức khỏe - An toàn (EHS) - Sổ tay hướng dẫn chung
164 trang 21 0 0 -
Bài tiểu luận Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp sản xuất tấm lớp
24 trang 21 0 0 -
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CHĂN NUÔI HEO
46 trang 19 0 0