Danh mục

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng kết hợp của một số dòng Ngô thuần tại Thái Nguyên

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.12 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của 7 dòng ngô thuần TT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT6, TT7 được tiến hành vụ đông 2008. Kết quả cho thấy các dòng ngô thuần thí nghiệm đều thuộc nhóm trung ngày, 2 dòng TT4 và TT7 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, đạt năng suất 35,0 và 35,26 tạ/ha.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng kết hợp của một số dòng Ngô thuần tại Thái NguyênPhan Thị Vân và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ62(13): 54 - 57ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ KHẢ NĂNGKẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG NGÔ THUẦN TẠI THÁI NGUYÊNPhan Thị Vân*, Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Kim DiệuTrường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTThí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của 7 dòng ngô thuần TT1, TT2, TT3, TT4,TT5, TT6, TT7 được tiến hành vụ đông 2008. Kết quả cho thấy các dòng ngô thuần thí nghiệmđều thuộc nhóm trung ngày, 2 dòng TT4 và TT7 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, đạtnăng suất 35,0 và 35,26 tạ/ha.Khả năng kết hợp (KNKH) về năng suất của 7 dòng được đánh giá thông qua 21 tổ hợp lai luângiao. Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 dòng TT4 và TT7 đạt giá trị KNKH chung cao nhất ( ĝi= 6,41và 6,83). Dòng TT7, TT4 có KNKH riêng tốt với dòng TT1 (Ŝij = 10,11 và 9,01), dòng TT3 cóKNKH riêng tốt với dòng TT2 ( Ŝij = 8,44).Từ khóa: Dòng thuần, sinh trưởng, phát triển, khả năng kết hợp, ngôĐẶT VẤN ĐỀTrong quá trình chọn tạo giống ngô, phát triểncác dòng thuần có tiềm năng sử dụng làm vậtliệu tạo giống là mục tiêu vô cùng quan trọng.Các dòng thuần chỉ được sử dụng làm vật liệutạo giống khi có khả năng sinh trưởng, pháttriển tốt và khả năng kết hợp cao. Khả năngkết hợp của vật liệu tạo giống được biểu hiệnbằng ưu thế lai trong các tổ hợp lai mà vậtliệu đó tham gia, chính vì vậy để chọn đượccác vật liệu ưu tú cho quá trình tạo giống ngôlai cần tiến hành nghiên cứu đặc điểm hìnhthái, khả năng chống chịu và năng suất cũngnhư khả năng kết hợp của các dòng thuần.Mục tiêu:Chọn được các dòng ưu tú làm vật liệu khởiđầu trong tạo giống ngô lai.VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀPHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUVật liệu nghiên cứuVật liệu nghiên cứu gồm 7 dòng ngô thuầnTT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT6, TT7 và 21 tổhợp lai nhận từ phương pháp lai luân giao từ7 dòng thí nghiệm.Địa điểm và thời gian nghiên cứuĐề tài được tiến hành vụ xuân và đông 2008tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.Tel:0912735126, Email: haihoangvan_07@yahoo.comSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên54Phương pháp nghiên cứu- Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng,phát triển của dòng thuần được bố trí 3 lần nhắclại theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diệntích ô thí nghiệm: 5mx2,8m = 14 m2. Mật độ:5,7 vạn cây/ha. Khoảng cách: 70cm x 25cmPhân bón: 2 tấn phân vi sinh + 150N + 90P2O5 + 90 K2O/ha.Các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành theohướng dẫn đánh giá của CIMMYT (1998) vàQuy phạm khảo nghiệm giống ngô 10 TCN341- 2006 [1].- Đánh giá KNKH của các dòng về năng suấthạt được xác định bằng các thí nghiệm lailuân giao theo phương pháp 4 của B.Griffing(1956). Phân tích lai luân giao theo Ngô HữuTình và Nguyễn Đình Hiền (1996) [2].Phương pháp xử lý số liệu- Các kết quả nghiên cứu được xử lý thống kêbằng phần mềm SAS 8.1.- Tính toán các chỉ tiêu sử dụng hàm Round,Average, Sum trong Microsoft Exel.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUĐặc điểm hình thái và năng suất của cácdòng ngô thí nghiệmKết quả bảng 1 cho thấy:- Các dòng ngô trong thí nghiệm có thời giansinh trưởng trung bình, biến động trongkhoảng thời gian từ 111 - 113 ngày, dònghttp://www.Lrc-tnu.edu.vnPhan Thị Vân và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆTT5 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 113ngày, các dòng còn lại có thời gian sinhtrưởng tương đương nhau (110 - 112 ngày).- Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng liênquan đến khả năng quang hợp và khả năngchống đổ. Chiều cao cây của các dòng ngôtham gia thí nghiệm biến động từ 100,7 157,8 cm. Dòng TT4 có chiều cao cây caonhất (157,8 cm) xếp vào nhóm d, dòng TT1và TT3 có chiều cao cây đạt 132,32 và 135,34cm, tương đương nhau xếp vào nhóm c, cácdòng còn lại chiều cao cây đạt từ 100,7 119,41 cm xếp vào nhóm a và ab.- Chiều cao đóng bắp của các dòng ngô thínghiệm biến động từ 34,11 - 96,7 cm. DòngTT6 có chiều cao đóng bắp đạt 34,11 cm, thấphơn các dòng còn lại chắc chắn ở độ tin cậy95%, dòng TT4 có chiều cao đóng bắp caonhất (96,70 cm) xếp vào nhóm k, các dòng cònlại có chiều cao đóng bắp biến động từ 58,85 80,16 cm được xếp vào các nhóm c-h.- Số lá trên cây là đặc điểm khá ổn định cóquan hệ chặt chẽ với thời gian sinh trưởng vàđóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ranăng suất. Dòng TT5 có số lá đạt 17,57 lá,xếp vào nhóm a thấp hơn các dòng còn lạichắc chắn ở độ tin cậy 95%, dòng TT4 vàTT7 có số lá tương đương nhau đạt 19,03 19,60 lá. Các dòng còn lại có số lá biến độngtừ 18,33 - 18,77 lá, đều xếp nhóm b.62(13): 54 - 57Năng suất thực thu của các dòng thí nghiệmbiến động từ 13,83-35,26 tạ/ha. Trong đódòng TT4 và TT7 có năng suất tương đươngnhau (đạt 35-35,26 tạ/ha) xếp nhóm c, caohơn các dòng còn lại ở độ tin cậy 95%. DòngTT1 đạt năng suất thực thu thấp nhất (13,83tạ/ha), xếp nhóm a. Các dòng còn lại xếp vàonhóm b có năng suất biến động từ 14,89 16,22 tạ/ha.Khả năng chống ...

Tài liệu được xem nhiều: