Danh mục

Đánh giá khả năng sử dụng trực tiếp bùn thải bia làm phân bón trên cây rau cải xanh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 764.81 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đánh giá khả năng sử dụng trực tiếp bùn thải bia như một loại phân bón hữu cơ đối với sự sinh trưởng của cây cải xanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số pH và EC của bùn thải bia là rất thích hợp cho sự phát triển của cây rau cải xanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng sử dụng trực tiếp bùn thải bia làm phân bón trên cây rau cải xanh 251 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TRỰC TIẾP BÙN THẢI BIA LÀM PHÂN BÓN TRÊN CÂY RAU CẢI XANH SV. Lê Văn Mến ThS. Huỳnh Thị Thanh Trúc ThS. Nguyễn Thị Phương Tóm tắt. Bùn thải bia là một trong các loại bùn thải đang được xem như gánh nặng đáng lo ngại đối với môi trường, việc xử lý bùn thải được đánh giá là một việc rất tốn kém và khó xử lý. Vấn đề tận dụng lại nguồn bùn thải bia này là một lựa chọn được xem như một biện pháp thân thiện với môi trường và tận dụng lại được nguồn dinh dưỡng. Bài viết này đánh giá khả năng sử dụng trực tiếp bùn thải bia như một loại phân bón hữu cơ đối với sự sinh trưởng của cây cải xanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số pH và EC của bùn thải bia là rất thích hợp cho sự phát triển của cây rau cải xanh. Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức có bổ sung bùn thải bia so với nghiệm thức đối chứng (nghiệm thức cát và đất) trên tất cả các chỉ tiêu theo dõi.Ở nghiệm thức chỉ có sử dụng bùn thải biacho giá trị cao nhất và có sự khác biệt ý nghĩa 5% so với các nghiệm thức còn lại ở hầu hết chỉ tiêu tổng sinh khối, số bẹ/cây, chiều cao và kích thước lá. 1. Đặt vấn đề Bùn thải bia là sản phẩm của quá trình xử lý nước từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sản xuất bia. Lượng bùn này được xếp vào loại khó xử lý và tốn chi phí do chứa hàm lượng chất hữu cơ cao và các hợp chất rắn lơ lửng khác. Trong quá trình sản xuất bia nếu tính lượng chất thải khô sau khi đã được lắng tụ lại (bùn thải bia) thì chiếm khoảng 10% trong tổng thể nước thải. Tuy nhiên, đây là một nguồn dinh dưỡng rất quý giá đã được nhiều nhà khoa học khẳng định [1]. Vì vậy, lượng bùn này có thể nghiên cứu để tận dụng lạisản xuất thức ăn cho thuỷ sản và phân bón hữu cơ nhằm tránh sự lãng phí nguồn dinh dưỡng [2]. Trong giai đoạn hiện nay thì chiến lược sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững lâu dài và thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ từ nguồn vật liệu hữu cơ để bón cho cây trồng được các nhà khoa học khuyến cáo sử dụng để thay thế dần lượng phân hóa học đã và đang được nông dân sử dụng. Để sản xuất phân hữu cơ đòi hỏi nguồn nguyên liệu làm phân hữu cơ dồi giàu, rẻ tiền có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là chất đạm. Do đó nguồn bùn thải từ nhà máy sản xuất bia là nguồn vật liệu hữu cơ tiềm năng để sử dụng làm phân hữu cơ. Khả năng sử dụng trực tiếp vật liệu này không qua quá trình ủ có thể là một giải pháp trong sử dụng hiệu quả nguồn bùn thải này. Do đó, việc nghiên cứu biện pháp xử lý để sử dụng trực tiếp các nguồn chất thải từ nhà máy chế biến bia và sản xuất thủy sản không qua quá trình ủ là một giải pháp quan trọng góp phần giải quyết vấn đề môi trường mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, cho nông dân và xã hội. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá pH, EC của bùn thải bia. 252 - Nghiên cứu thí nghiệm sử dụng trực tiếp bùn thải bia trên sự sinh trưởng của cây cải xanh. - Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây cải xanh ứng với từng tỉ lệ phối trộn của bùn thải bia. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương tiện: o Nguồn nguyên liệu: bùn của hệ thống xử lý nước thải nhà máy biaSóc Trăng, đất, cát, sơ dừa, xác mía. o Hạt giống cải xanh mỡ cao sản của công ty Chánh Nông. o Bạt phơi, chậu nhựa 0,032 cm3. o Mẫu cát được thu tại cơ sở san lấp. Mẫu đất được thu trên vùng đất trồng xoài. - Phương pháp xử lý mẫu bùn thải và nghiên cứu: o Mẫu bùn thải được trãi bạt phơi 3 nắng, sau đó tiến hành phối trộn theo tỉ lệ để thực hiện thí nghiệm. o Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới với cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lập lại cho mỗi nghiệm thức. Bảng 1: Các nghiệm thức thí nghiệm Nghiệm thức Công thức phối trộn Tỉ lệ phối trộn 1 Cát 2 Đất 3 Bùn thải bia + Đất 50:50 4 Bùn thải bia + Xác mía 20:80 5 Bùn thải bia + Sơ dừa 20:80 6 Bùn thải bia - Phương pháp gieo trồng: o Ngâm hạt cải xanh khoảng 5-6 giờ cho đến khi hạt vừa nức nanh. Sau đó gieo 6 hạt vừa nức nanh vào các nghiệm thức trên. Tưới nước ở cùng liều lượng tưới nước cho các nghiệm thức để giữ ẩm. Khi cây cao khoảng 5cm tiến hành tỉa bỏ chỉ chừa lại 3 cây cải/1 chậu. Đến khi thu hoạch sẽ chọn lại 1 cây đại diện/chậu của mỗi lần lặp lại để xác định giá trị nông học. o Thí nghiệm được thực hiện trong khoảng thời gian 30 ngày. Khi kết thúc thí nghiệm tiến hành thu hoạch cải. - Các chỉ tiêu theo dõi: o Số bẹ lá/cây: tính những lá trên thân chính. o Chiều cao cây (cm): dùng thước đo từ gốc tới mút lá cao nhất o Chiều rộng lá nhỏ nhất (cm): chọn một lá nhỏ nhất, cân đối, không bị rách, không bị sâu bệnh, dùng thước chia vạch cm đo. o Chiều rộng lá lớn nhất (cm): chọn một lá phát triển tốt nhất, cân đối, không bị rách, không bị sâu bệnh, dùng thước chia vạch cm đo. 253 o Tổng sinh khối (gam): cân khối lượng cây tươi của mỗi cây đại diện cho mỗi lần lặp lại của mỗi nghiệm thức sau khi thu hoạch đã rửa sạch. o Trọng lượng tươi không rễ (gam): cân khối lượng cây tươi của mỗi cây đại diện cho mỗi lần lặp lại của mỗi nghiệm thức sau khi thu hoạch đã rửa sạch và cắt bỏ phần rễ. 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Đánh giá giá trị pH và EC của bùn thải bia ...

Tài liệu được xem nhiều: