Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long Hóa học & Kỹ thuật môi trường ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TỈNH VĨNH LONG Lê Ngọc Tuấn1, Trần Thị Thuý2, Huỳnh Anh Kiệt3* Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề đang được quan tâm bởi sự tác động ngày càng mạnh mẽ tới sản xuất và đời sống của con người, đòi hỏi sự thích ứng của mọi đối tượng trong xã hội. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá khả năng thích ứng (KNTU) với BĐKH của cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long (thành thị và nông thôn) theo 5 mức độ: kém, trung bình, khá, tốt và rất tốt. Bằng phương pháp tổng hợp tài liệu, điều tra xã hội học và phân tích đa tiêu chí, KNTU với BĐKH được xem xét trên 4 khía cạnh: (1) Con người, (2) Cơ sở vật chất, (3) Năng lực tài chính và (4) Xã hội. Kết quả đánh giá cho thấy đa phần người dân có KNTU với BĐKH ở mức khá, trong đó, thanh phố Vĩnh Long và huyện Tam Bình lần lượt có KNTU cao nhất và thấp nhất toàn tỉnh. Bên cạnh đó, các mắt xích khiếm khuyết trong KNTU với BĐKH của cộng đồng cũng được xác định, là cơ sở để hoạch định các biện pháp cải thiện. Từ khóa: Khả năng thích ứng, Biến đổi khí hậu, Cộng đồng. 1. GIỚI THIỆU Biến đổi khí hậu (BĐKH) - mà trước hết là nóng lên toàn cầu và nước biển dâng (NBD) - là một thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng là mối lo ngại hàng đầu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là các vùng đồng bằng và dải ven biển như đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với nguy cơ ngập khoảng 39% diện tích nếu nước biển dâng 1m [1]. Theo đó, tác động của BĐKH đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội (KTXH) cần được đánh giá -cung cấp cơ sở để thực hiện các quy hoạch, kế hoạch có liên quan, góp phần nâng cao khả năng thích ứng (KNTU) của hệ thống. Đánh giá KNTU với BĐKH là công tác quan trọng để xác định khả năng dễ bị tổn thương. Trong đó, cộng đồng dân cư (CĐDC) là đối tượng vừa chịu tác động, vừa thực thi các giải pháp ứng phó với BĐKH, theo đó, cần quan tâm đánh giá. KNTU của một hệ thống có thể được hình thành cơ bản dựa trên các hoạt động của con người như giáo dục, thu nhập, sức khỏe, thể chế và công nghệ [2]. Một số nghiên cứu về đánh giá KNTU thường dựa trên 4 khía cạnh [3-5]: (i) Con người [3, 6-11], (ii) Xã hội [3, 11-13], (iii) Cơ sở vật chất [14, 15] và (iv) Tài chính [5, 11, 16]. Từ cách tiếp cận và các khía cạnh thể hiện KNTU nêu trên, việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng khía cạnh là yếu tố quyết định độ tin cậy của kết quả đánh giá. Các phương pháp đánh giá KNTU với BĐKH thường được sử dụng như: (i) Phương pháp đánh giá bằng chỉ số [17], (ii) Phương pháp đánh giá bằng chi phí - lợi ích [18], (iii) Phương pháp phân tích ma trận đa mục tiêu [18]. Nhìn chung, tùy vào mục tiêu và quy mô nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp một cách phù hợp. Vĩnh Long là một trong các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở hạ lưu sông Mê Kông. Các điều kiện canh tác, cơ sở hạ tầng, kinh tế cũng như tập quán sinh sống gắn kết mật thiết với thiên nhiên nên rất nhạy cảm với các tác động của BĐKH và thiên tai. Trong khi đó, Vĩnh Long là khu vực được cảnh báo là ngập nặng nhất trong bối cảnh nước biển ngày càng dâng cao [1]. Thời 162 L. N. Tuấn, Tr. T. Thúy, H. A. Kiệt, “Đánh giá khả năng… dân cư tỉnh Vĩnh Long.” Nghiên cứu khoa học công nghệ gian đất bị ngập trung bình từ 2 – 4 tháng. Ngoài ra, xâm nhập mặn (XNM) cũng là vấn đề đáng quan tâm khi diễn biến độ mặn cực đại theo không gian trên các con sông chính tỉnh Vĩnh Long tăng dần qua các năm (2007-2016) và ngày càng lấn sâu vào nội địa. Các thiên tai như sạt lở, giông lốc, hạn hán… cũng xảy ra khá thường xuyên [19], theo đó là nguy cơ gây tác động nghiêm trọng đến đời sống của CĐDC, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH. Vì vậy, việc đánh giá KNTU với BĐKH của cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long đóng vai trò quan trọng, cung cấp cơ sở hoạch định các chính sách, chiến lược, biện pháp thích ứng phù hợp trong từng điều kiện cụ thể, góp phần giảm thiểu rủi ro, đảm bảo phát triển bền vững tại địa phương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tập trung phân tích KNTU với BĐKH của CĐDC thuộc 06 huyện (Trà Ôn, Tam Bình, Bình Tân, Mang Thít, Long Hồ, Vũng Liêm), thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh. 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Các tài liệu, số liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên, KTXH, tình hình BĐKH, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH… được thu thập từ các cơ quan hữu quan tại địa phương, đảm bảo độ tin cậy phục vụ nghiên cứu. 2.2. Phương pháp điều tra khảo sát Được áp dụng để ghi nhận nhận thức của CĐDC về BĐKH và các thông tin có liên quan – tạo cơ sở đánh giá KNTU với BĐKH. Nhận thức về BĐKH được đánh giá thông qua c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỹ thuật môi trường Khả năng thích ứng Biến đổi khí hậu Cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long Nhận thức về BĐKH Hoạt động ứng phó BĐKHGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 288 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 210 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 184 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 181 0 0 -
161 trang 180 0 0
-
53 trang 168 0 0
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 166 0 0 -
63 trang 159 0 0
-
Tiểu luận môn học: Nghiên cứu khả năng hấp phụ đồng của vât liệu chế tạo từ bùn thải mạ
18 trang 148 0 0 -
15 trang 142 0 0
-
37 trang 138 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 135 0 0 -
Phát triển sản xuất lúa gạo ở địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu
4 trang 134 0 0 -
Từ điển năng lực của Đại học Harvard
102 trang 121 3 0 -
69 trang 119 0 0
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 3 – ĐH KHTN Hà Nội
22 trang 114 0 0 -
Hệ thống tuần hoàn (RAS) – xu hướng nuôi trồng thủy sản bền vững
10 trang 112 0 0 -
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây sầu riêng thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 2
48 trang 112 0 0