Danh mục

Đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 244.08 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng đồng hành các cha mẹ có con khuyết tật, giáo viên tham gia dạy trẻ ở trường mầm non cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện giáo dục hòa nhập do thiếu thông tin về mức độ phát triển của trẻ. Bài viết bàn về đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật thông qua năm trường hợp trẻ khuyết tật và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0116 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 102-109 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRẺ KHUYẾT TẬT Ở TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP Nguyễn Thị Hạnh Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Cùng đồng hành các cha mẹ có con khuyết tật, giáo viên tham gia dạy trẻ ở trường mầm non cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện giáo dục hòa nhập do thiếu thông tin về mức độ phát triển của trẻ. Bài viết bàn về đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật thông qua năm trường hợp trẻ khuyết tật và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non. Từ khóa: Đánh giá, mức độ phát triển, trẻ khuyết tật, bảng kiểm phát triển, trường mầm non hòa nhập. 1. Mở đầu Mỗi trẻ khuyết tật là một cá thể khác nhau về khả năng, nhu cầu,. . . để giúp trẻ phát triển, cần nắm rõ mức độ phát triển của trẻ trong từng lĩnh vực. Việc đánh giá mức độ phát triển (ĐGMĐPT) của trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non một cách chính xác sẽ giúp cho giáo viên lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục hòa nhập phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại các trường mầm non là một việc làm quan trọng và cần thiết [3]. Hiện nay trên thế giới, ĐGMĐPT trẻ em đã được đưa vào hệ thống văn bản chính sách, pháp luật của quốc gia về chăm sóc, giáo dục trẻ. Ở Việt Nam, ĐGMĐPT của trẻ chưa được quan tâm chú ý nhiều [8]. Nhiều trẻ khuyết tật chỉ được phát hiện khi đi học ở trường mầm non. ĐGMĐPT của trẻ là quá trình thu thập thông tin, xử lí thông tin một cách khoa học, kịp thời và có hệ thống về mức độ phát triển hiện tại của trẻ trong từng lĩnh vực phát triển, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để giúp trẻ phát triển hơn trong thời gian tiếp theo. Có thể nói, ĐGMĐPT trẻ khuyết tật tại trường mầm non hòa nhập là một công việc hết sức cần thiết, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục hòa nhập. Qua đánh giá, giáo viên có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu, hiểu rõ hơn về những khó khăn mà trẻ đang gặp, biết được trẻ đang ở đâu trong nấc thang phát triển, từ đó, có sự hỗ trợ kịp thời cho trẻ [2]. Cũng qua ĐGMĐPT sau từng giai đoạn, giáo viên thấy được chất lượng giáo dục hòa nhập của mình như thế nào, từ đó, có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, Ngày nhận bài: 2/6/2015. Ngày nhận đăng: 15/8/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Hạnh, e-mail: hanhgddbtw1@gmail.com 102 Đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập môi trường giáo dục hòa nhập phù hợp với khả năng từng trẻ nhằm giúp các trẻ khuyết tật phát triển [4]. Bài báo này tập trung vào phân tích những thuận lợi, khó khăn khi triển khai ĐGMĐPT, minh họa kết quả ĐGMĐPT của năm trường hợp nghiên cứu điển hình. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật dựa trên việc tham khảo một số nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước cộng với kết quả nghiên cứu của bản thân. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thuận lợi và khó khăn của đánh giá mức độ phát triển trẻ khuyết tật ở trường mầm non hòa nhập 2.1.1. Thuận lợi Tại Việt Nam hiện nay, đã có sự quan tâm tới việc ĐGMĐPT trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật học hòa nhập nói riêng ở một số dự án, một số hội thảo và đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp cơ sở. Một số trường mầm non hòa nhập đã có kế hoạch, tổ chức ĐGMĐPT tất cả các trẻ thông qua việc phối hợp các nhà chuyên môn đến từ khoa Giáo dục đặc biệt trường ĐHSP Hà Nội hoặc trường CĐSPTW Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Có trường đã tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về đánh giá phát triển, chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường với những nhà chuyên môn trong việc đánh giá thường xuyên, định kì mức độ phát triển của trẻ khuyết tật. 2.1.2. Khó khăn Tầm quan trọng của việc ĐGMĐPT trẻ khuyết tật chưa được nhận thức đầy đủ trong xã hội, ở một bộ phận cha mẹ trẻ khuyết tật và thậm chí trong một số nhà chuyên môn. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách văn bản pháp luật của nhà nước hướng dẫn, quy định thực hiện công việc này còn hạn chế. Nước ta còn có quá ít những nghiên cứu có quy mô rộng lớn về việc xây dựng những những bộ công cụ ĐGMĐPT chuẩn dùng cho trẻ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: