Danh mục

Đánh giá mức độ tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích sông Thái Bình, đoạn chảy qua huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 536.66 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm xác hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd và Cr) trong trầm tích sông và đánh giá được mức độ tích lũy kim loại nặng này trong trầm tích Sông Thái Bình, đoạn chảy qua huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, nhóm tác giả nghiên cứu đánh giá mức độ tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích Sông Thái Bình, đoạn chảy qua huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích sông Thái Bình, đoạn chảy qua huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÍCH LŨY MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH SÔNG THÁI BÌNH, ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG Bùi Thị Thư, Trịnh Kim Yến, Vương Thị Hường Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Nhằm đánh giá mức độ tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích, chúng tôi xác địnhhàm lượng Cu, Pb, Zn, Cd và Cr trong trầm tích từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2020 tại 10 vị tríở sông Thái Bình, đoạn chảy qua huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu cho thấy, hàmlượng kim loại nặng trong trầm tích dao động từ 0,346 - 0,741 mgCd/kg trầm tích khô; 26,161 -58,220 mgPb/kg trầm tích khô; 20,413 - 75,740 mgCu/kg trầm tích khô; 44,924 - 94,935 mgCr/kgtrầm tích khô; 95,585 - 146,897 mgZn/kg trầm tích khô. Các kim loại Cu, Pb, Zn, Cd đều có giá trịthấp hơn QCVN 43:2017/BTNMT. Đa số các vị trí đều có hàm lượng các kim loại nặng nằm trongkhoảng TEC - PEC, khi so sánh với tiêu chuẩn US - EPA của Mỹ. Đánh giá mức độ tích lũy kimloại nặng trong trầm tích bằng chỉ số tích lũy địa chất Igeo tại phần lớn các vị trí, các kim loại nặngcó mức độ không ô nhiễm và ô nhiễm nhẹ, cho thấy mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tíchsông Thái Bình, đoạn chảy qua huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ở mức nhẹ. Từ khóa: Tích lũy; Kim loại nặng; Trầm tích; Sông Thái Bình; Tỉnh Hải Dương. Abstract Assessment of concentration of heavy metals in sediments collected along Thai Binh river in Nam Sach district, Hai Duong province To assess the accumulation of some heavy metals in sediment. The samplesn collected in10 sites along Thai Binh River in Nam Sach district, Hai Duong province from March to June2020 were analysed for the concentration of Cu, Pb, Zn, Cd and Cr in sediment. The resultsshowed the concentration of heavy metals in dried sediment samples: 0.346 - 0.741 mgCd/kg drysediment; 26,161 - 58,220 mgPb/kg dry sediment; 20,413 - 75,740 mgCu/kg dry sediment; 44,924- 94,935 mgCr/kg dry sediment; 95,585 - 146,897 mgZn/kg dry sediment. The values ​​of Cu, Pb,Zn, Cd metals are lower than QCVN 43:2017/MONRE. The concentration of heavy metals in mostsampling sites were in the TEC - PEC range as compared to US - EPA standards. Assessment theaccumulation of some heavy metals in sediment by Igeo index at most metal sites has the level ofno pollution and mild pollution, showing the level of heavy metal pollution in sediments along ThaiBinh river in Nam Sach district, province Hai Duong is mild. Keywords: Accumulation; Heavy metals; Sediment; Thai Binh River; Hai Duong. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, việc đô thị hóa, sự gia tăng dân số và sự phát triển mạnh mẽ củanghành công nghiệp, nông nghiệp đã làm cho nguồn nước ngày càng trở nên bị ô nhiễm. Nguyênnhân là do các con sông không còn có khả năng tự làm sạch vì khối lượng của các chất thải sinhhoạt và công nghiệp quá lớn. Do vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường nước (sự phú dưỡng, ô nhiễmcác chất hữu cơ, kim loại nặng) đã và đang được đặc biệt quan tâm, nghiên cứu nhằm đưa ra nhữnggiải pháp hữu hiệu, ngăn chặn và xử lý kịp thời sự tăng ô nhiễm này. Hệ thống sông của tỉnh Hải Dương được chia làm 02 loại: hệ thống sông tự nhiên và hệthống sông Bắc Hưng Hải (hệ thống sông nội đồng). Trong đó, hệ thống sông tự nhiên nằm về phía Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 375 bảo vệ môi trường và phát triển bền vữngĐông Bắc của tỉnh (bao gồm Sông Thương, Sông Phả Lại, Sông Lai Vu, Sông Thái Bình, SôngKinh Môn, Sông Kinh Thầy, Sông Rạng, Sông Đá Vách, Sông Văn Úc,…) [1]. Trong đó, SôngThái Bình là sông lớn chảy qua địa phận tỉnh Hải Dương, có vai trò quan trọng trong việc cung cấpnước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho người dân và chống ngập úngcho nhiều huyện trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, việc tiếp nhận chất thải phát sinh từ các hoạt độngnông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt. Ngoài ra, dọc theo Sông Thái Bình còn có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, làng nghề thủ côngsản xuất, chế biến kim loại. Những kim loại này thường theo dòng chảy xuống nước và lắng đọngxuống bùn đáy sông. Theo kết quả quan trắc định kỳ chất lượng môi trường nước hàng năm chothấy, chất lượng nước đang có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tớimức báo động [2]. Vì vậy, nhằm xác hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd và Cr) trong trầm tích sông vàđánh giá được mức độ tích lũy kim loại nặng này trong trầm tích Sông Thái Bình, đoạn chảy quahuyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, nhóm tác giả nghiên cứu đánh giá mức độ tích lũy một số kimloại nặng trong trầm tích Sô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: