Nghiên cứu xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong nước ao hồ khu vực Lâm Thao – Phú Thọ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong nước ao hồ khu vực Lâm Thao – Phú Thọ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC AO HỒ KHU VỰC LÂM THAO – PHÚ THỌ Lê Ngọc Thanh*, Bùi Thị Thơi, Bùi Minh Tuân, Nguyễn Thị Minh, Trần Thị Sáu, Nguyễn Thanh Huyền Khoa Kỹ thuật Phân tích, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì *Email: lengocthanh.dhcn@gmail.com Tóm tắt Trong bài báo này chúng tôi tiến hành nghiên cứu phân tích hàm lượng các nguyên tố Cu, Mn, Fe, Zn trong nước ao, hồ tại huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS). Kết quả phân tích 20 mẫu nước thuộc các xã của huyện Lâm Thao cho thấy hàm lượng Cu trong khoảng 0,012 ÷ 0,087 ppm., hàm lượng Fe trong khoảng 0,46 ÷ 1,36 ppm, hàm lượng Mn trong khoảng 0,016 ÷ 0,147 ppm, hàm lượng Zn trong khoảng 0,48 ÷ 1,46 ppm. Từ kết quả phân tích hàm lượng các kim loại trong mẫu nước ao, hồ tại huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ có thể thấy vẫn còn các mẫu nước ao, hồ ô nhiễm kim loại cần phải được kiểm soát và xử lý. Từ khóa: Kim loại nặng, nước hồ, phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa DETERMINATION OF THE CONTENTS OF SOME HEAVY METALS IN LAKES OF LAM THAO DISTRICT, PHU THO PROVINCE Abstract In this paper, we conducted a study to analyze the content of elements Cu, Mn, Fe, Zn in lakes of Lam Thao district, Phu Tho province by Flame Atomic Absorption Spectrometry (F-AAS). The results of analysis of 20 water samples in the communes of Lam Thao district showed that Cu content ranged from 0.012 to 0.087 ppm, Fe content ranged from 0.46 to 1.36 ppm, and Mn content ranged from 0.016 to 0.147 ppm, Zn content ranged from 0.48 to 1.46 ppm. It can be seen from the results that the water quality in lakes of the area is still contaminated by heavy metals that need to be controlled and treated. Keywords: Heavy metals, lake water, F-AAS 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, nguồn nước ao, hồ đang bị nhiễm kim loại nặng khá trầm trọng, nguyên nhân là do nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu đổ thẳng trực tiếp vào nguồn nước (ao, hồ, sông…). Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công 172 nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải [1]. Đồng và kẽm là hai kim loại cần thiết cho sự sống nhưng lại có khả năng “trở mặt” rất cao khi hàm lượng tăng lên trong nước. Hàm lượng ngoài tự nhiên của đồng và kẽm không lớn. Tuy nhiên nếu nguồn nước cấp có lẫn nước thải công nghiệp hay lượng phân bón và các hóa chất diệt khuẩn, thì lượng đồng và kẽm này có thể gây chết hàng loạt cho thủy sản. Với nồng độ 0,002 mg/l thì kim loại đồng sẽ gây chết 50% cá thí nghiệm, đồng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của tảo, Khi nông độ kẽm tới 0,4 mg/l có thể gây tử vong cho cá trong 7 ngày tiếp xúc liên tục. Hàm lượng mangn cao bất thường gây đột biến với các động vật có thân nhiệt ổn định. Và nếu không được giải quyết kịp thời thì việc tử vong của tôm cá có thể lên tới 100%. Phèn được tạo thành từ sắt và hàm lượng cao sunfat (HS-, S2-) dưới đáy ao. Do đó, khi hàm lượng sắt cao sẽ đồng nghĩa với việc phèn cao, cộng với điều kiện pH thấp (ion H+ có nồng độ cao) và chất hữu cơ lơ lửng quá nhiều, ở khu vực yếm khí là cơ hội thuận lợi cho khí H 2S phát sinh mạnh mẽ. Cũng giống như đồng và kẽm, sắt cũng là nguyên tố rất quan trọng cho sự phát triển của các động vật sống. Nhưng với nồng độ quá cao, cùng với sự kết hợp của pH và một số chất khác như CO2, O2, chúng sẽ oxi hóa hay khử sắt và làm cho cho sắt có có thể tồn tại ở dạng tan hay kết tủa. Ở dạng kết tủa, sắt cũng phát tán độc tính, ảnh hưởng đến một số hoạt động sinh lý trong cơ thể thủy sản, thêm nữa cũng làm cho nước ao nuôi có màu vàng và có mùi tanh rất khó chịu [2]. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải [3]. Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT [4] giới hạn nồng độ các kim loại trong nước mặt dùng cho các mục đích khác nhau được quy định trong Bảng 1. Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt Giá trị giới hạn TT Thông số Đơn vị A B A1 A2 B1 B2 1 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 2 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 3 Mangan (Mn) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 4 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 Để góp phần đánh giá mức độ ô nhiễm các kim loại Cu, Fe, Mn, Zn trong nước ao hồ khu vực huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giúp các ngành chức năng đưa ra các biện 173 pháp quản lý hữu hiệu và những khuyến cáo đúng đắn về việc sử dụng nước ao, hồ trong nuôi trồng thủy sản, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu xác định hàm lượng một số k ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kim loại nặng Phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Hồ ô nhiễm kim loại Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Xử lý nước thải công nghiệp Ô nhiễm nguồn nướcTài liệu cùng danh mục:
-
8 trang 330 0 0
-
12 trang 280 0 0
-
8 trang 264 0 0
-
Thực trạng và giải pháp trong phân cấp hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
12 trang 226 0 0 -
17 trang 213 0 0
-
Giáo trình Thổ nhưỡng học: Phần 1
192 trang 196 0 0 -
13 trang 179 0 0
-
9 trang 158 0 0
-
Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: Phần 1
198 trang 143 0 0 -
11 trang 133 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0