![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại thành phố Cần Thơ
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 533.66 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân so với các thành phần kinh tế khác, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phần kinh tế này tại TP Cần Thơ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại thành phố Cần Thơ Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 30 – 36 Part B: Political Sciences, Economics and Law ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Huỳnh Thanh Nhã1 TS. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 03/09/14 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 27/11/14 Ngày chấp nhận đăng: 06/15 Title: An evaluation on the competitiveness of private enterprises in Can Tho city Từ khóa: Năng lực cạnh tranh (NLCT), doanh nghiệp (DN), kinh tế tư nhân (KTTN) Keywords: Competitiveness, enterprise, private sector ABSTRACT The study evaluates the competitiveness of enterprises in the private sector using data from a sample of 212 enterprises in Can Tho city. Analyzed result based on described statistical method, comparison method and charts shows that the competitiveness of enterprises in the private sector is relatively higher than that of state-owned enterprises, but much lower than that of foreign-invested enterprises. The study recommends that (1) Private enterprises should be more active and professional in doing business to better adapt to global business conditions; (2) The state should enhance support policies to improve the business environment. TÓM TẮT Nghiên cứu này đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, với mẫu khảo sát gồm 212 doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Cần Thơ. Kết quả phân tích dựa trên phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, biểu đồ cho thấy các doanh nghiệp kinh tế tư nhân có năng lực cạnh tranh tương đối cao hơn so với các doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu đề xuất hai nhóm giải pháp: (1) Các doanh nghiệp kinh tế tư nhân cần chủ động và chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thích ứng tốt với điều kiện kinh doanh toàn cầu, và (2) Nhà nước cần tăng cường các chính sách hỗ trợ để cải thiện môi trường kinh doanh. trong và ngoài nước. Do vậy, các DN KTTN tại TP Cần Thơ cần tạo dựng các nguồn lực để nhanh chóng thích ứng với các biến đổi của môi trường kinh doanh bằng cách tạo ra năng lực cạnh tranh (NLCT). Vì vậy, việc đánh giá đúng năng lực của các DN thuộc thành phần KTTN trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, để từ đó đề xuất giải pháp giúp các DN này nâng cao NLCT là vấn đề cấp thiết đối với bản thân các DN và cơ quan quản lý nhà nước tại TP Cần Thơ trong quá trình hội nhập toàn cầu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chính sách mở cửa và quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại hàng hóa đã tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh tế tư nhân (DN KTTN) nói riêng. Tiến trình tự do hóa thương mại sẽ có nhiều tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các DN và thời hạn gỡ bỏ hàng rào thuế quan càng đến gần, tính chất tự do hóa kinh doanh thị trường sẽ đậm nét hơn, hàng rào kỹ thuật càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, cao hơn đối với các DN Việt Nam. Từ đó dẫn đến những thay đổi nhanh chóng và khó lường của môi trường kinh doanh, cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đánh giá NLCT của các DN KTTN so với các thành phần kinh tế khác, từ đó đề xuất giải 30 Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 30 – 36 Part B: Political Sciences, Economics and Law pháp nâng cao NLCT của thành phần kinh tế này tại TP Cần Thơ. lực sáng tạo (Hult, 2004); chất lượng mối quan hệ, nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất (Nguyễn Thị Mai Trang, 2004); định hướng toàn cầu, hợp tác quốc tế, tri thức về thị trường quốc tế, khả năng phản ứng với thị trường quốc tế (Yeniyurt, Cavusgil & Hult, 2005). 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp luận Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của nguồn năng lực động đến NLCT của các DN. Cụ thể, Hồ Trung Thành (2012) đã đề xuất các tiêu chí đánh giá NLCT động của các DN ngành Công thương gồm: năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, sự hội nhập toàn diện, năng lực marketing, định hướng kinh doanh và kết quả kinh doanh. Trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) về năng lực động đã cho thấy các nhân tố định hướng kinh doanh, năng lực marketing, kết quả kinh doanh, năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, kỳ vọng cơ hội WTO, nguồn lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển có ảnh hưởng đến NLCT của các DN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009) thực hiện nghiên cứu về mô hình NLCT động của DN Siemens Việt Nam đã chứng minh năm nhân tố là năng lực marketing, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức dịch vụ và danh tiếng DN có ảnh hưởng đến NLCT động của DN này. 3.1.1 Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT Có nhiều khung lý thuyết dùng để nghiên cứu và phân tích NLCT ở cấp độ DN. Trong đó, lý thuyết nguồn lực cạnh tranh đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam sử dụng, để phân tích các yếu tố góp phần tạo nên NLCT của DN trong môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi. Lý thuyết về nguồn lực của DN tập trung phân tích cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Grant (1991) chia chúng ra thành hai nhóm: hữu hình và vô hình, trong đó, nguồn lực hữu hình bao gồm nguồn lực về tài chính như vốn tự có và khả năng vay vốn của DN; nguồn vật chất hữu hình bao gồm những tài sản sản xuất hữu hình của DN có thể đem lại lợi thế về chi phí sản xuất như qui mô, vị trí, tinh vi về kỹ thuật, tính linh hoạt của nhà máy sản xuất, của trang thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào,… Nguồn lực vô hình bao gồm công nghệ, danh tiếng, và nhân lực của DN. Nguồn lực về công nghệ bao gồm sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế,… Nguồn lực về danh tiếng bao gồm việc sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng về dịch vụ, chất lượng, độ tin cậy, thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, chín ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại thành phố Cần Thơ Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 30 – 36 Part B: Political Sciences, Economics and Law ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Huỳnh Thanh Nhã1 TS. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 03/09/14 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 27/11/14 Ngày chấp nhận đăng: 06/15 Title: An evaluation on the competitiveness of private enterprises in Can Tho city Từ khóa: Năng lực cạnh tranh (NLCT), doanh nghiệp (DN), kinh tế tư nhân (KTTN) Keywords: Competitiveness, enterprise, private sector ABSTRACT The study evaluates the competitiveness of enterprises in the private sector using data from a sample of 212 enterprises in Can Tho city. Analyzed result based on described statistical method, comparison method and charts shows that the competitiveness of enterprises in the private sector is relatively higher than that of state-owned enterprises, but much lower than that of foreign-invested enterprises. The study recommends that (1) Private enterprises should be more active and professional in doing business to better adapt to global business conditions; (2) The state should enhance support policies to improve the business environment. TÓM TẮT Nghiên cứu này đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, với mẫu khảo sát gồm 212 doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Cần Thơ. Kết quả phân tích dựa trên phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, biểu đồ cho thấy các doanh nghiệp kinh tế tư nhân có năng lực cạnh tranh tương đối cao hơn so với các doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu đề xuất hai nhóm giải pháp: (1) Các doanh nghiệp kinh tế tư nhân cần chủ động và chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thích ứng tốt với điều kiện kinh doanh toàn cầu, và (2) Nhà nước cần tăng cường các chính sách hỗ trợ để cải thiện môi trường kinh doanh. trong và ngoài nước. Do vậy, các DN KTTN tại TP Cần Thơ cần tạo dựng các nguồn lực để nhanh chóng thích ứng với các biến đổi của môi trường kinh doanh bằng cách tạo ra năng lực cạnh tranh (NLCT). Vì vậy, việc đánh giá đúng năng lực của các DN thuộc thành phần KTTN trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, để từ đó đề xuất giải pháp giúp các DN này nâng cao NLCT là vấn đề cấp thiết đối với bản thân các DN và cơ quan quản lý nhà nước tại TP Cần Thơ trong quá trình hội nhập toàn cầu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chính sách mở cửa và quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại hàng hóa đã tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh tế tư nhân (DN KTTN) nói riêng. Tiến trình tự do hóa thương mại sẽ có nhiều tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các DN và thời hạn gỡ bỏ hàng rào thuế quan càng đến gần, tính chất tự do hóa kinh doanh thị trường sẽ đậm nét hơn, hàng rào kỹ thuật càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, cao hơn đối với các DN Việt Nam. Từ đó dẫn đến những thay đổi nhanh chóng và khó lường của môi trường kinh doanh, cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đánh giá NLCT của các DN KTTN so với các thành phần kinh tế khác, từ đó đề xuất giải 30 Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 30 – 36 Part B: Political Sciences, Economics and Law pháp nâng cao NLCT của thành phần kinh tế này tại TP Cần Thơ. lực sáng tạo (Hult, 2004); chất lượng mối quan hệ, nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất (Nguyễn Thị Mai Trang, 2004); định hướng toàn cầu, hợp tác quốc tế, tri thức về thị trường quốc tế, khả năng phản ứng với thị trường quốc tế (Yeniyurt, Cavusgil & Hult, 2005). 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp luận Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của nguồn năng lực động đến NLCT của các DN. Cụ thể, Hồ Trung Thành (2012) đã đề xuất các tiêu chí đánh giá NLCT động của các DN ngành Công thương gồm: năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, sự hội nhập toàn diện, năng lực marketing, định hướng kinh doanh và kết quả kinh doanh. Trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) về năng lực động đã cho thấy các nhân tố định hướng kinh doanh, năng lực marketing, kết quả kinh doanh, năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, kỳ vọng cơ hội WTO, nguồn lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển có ảnh hưởng đến NLCT của các DN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009) thực hiện nghiên cứu về mô hình NLCT động của DN Siemens Việt Nam đã chứng minh năm nhân tố là năng lực marketing, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức dịch vụ và danh tiếng DN có ảnh hưởng đến NLCT động của DN này. 3.1.1 Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT Có nhiều khung lý thuyết dùng để nghiên cứu và phân tích NLCT ở cấp độ DN. Trong đó, lý thuyết nguồn lực cạnh tranh đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam sử dụng, để phân tích các yếu tố góp phần tạo nên NLCT của DN trong môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi. Lý thuyết về nguồn lực của DN tập trung phân tích cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Grant (1991) chia chúng ra thành hai nhóm: hữu hình và vô hình, trong đó, nguồn lực hữu hình bao gồm nguồn lực về tài chính như vốn tự có và khả năng vay vốn của DN; nguồn vật chất hữu hình bao gồm những tài sản sản xuất hữu hình của DN có thể đem lại lợi thế về chi phí sản xuất như qui mô, vị trí, tinh vi về kỹ thuật, tính linh hoạt của nhà máy sản xuất, của trang thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào,… Nguồn lực vô hình bao gồm công nghệ, danh tiếng, và nhân lực của DN. Nguồn lực về công nghệ bao gồm sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế,… Nguồn lực về danh tiếng bao gồm việc sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng về dịch vụ, chất lượng, độ tin cậy, thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, chín ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực cạnh tranh Kinh tế tư nhân Doanh nghiệp tư nhân Thành phần kinh tế Thành phố Cần Thơ Doanh nghiệp nhà nướcTài liệu liên quan:
-
87 trang 253 0 0
-
12 trang 190 0 0
-
25 trang 177 0 0
-
7 trang 158 0 0
-
104 trang 152 0 0
-
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 125 0 0 -
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Bài 1 - Nguyễn Xuân Thành
10 trang 117 0 0 -
68 trang 112 0 0
-
Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND
5 trang 110 0 0 -
346 trang 106 0 0