Danh mục

Đánh giá nguy cơ lũ quét tính năng lượng dòng chảy theo trị số lượng mưa ngày cực đại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam trong biến đổi khí hậu

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 974.73 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đánh giá nguy cơ lũ quét tính năng lượng dòng chảy theo trị số lượng mưa ngày cực đại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam trong biến đổi khí hậu" trình bày về việc đánh giá nguy cơ lũ quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam trong điều kiện cực đoan của khí hậu, thời tiết với lượng mưa ngày cực đại, dựa trên cơ sở đã xây dựng bản đồ phân chia lưu vực gồm 441 lưu vực cấp 3 đã gộp lại 77 lưu vực cấp 3. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá nguy cơ lũ quét tính năng lượng dòng chảy theo trị số lượng mưa ngày cực đại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam trong biến đổi khí hậuKhoa học xã hội với sự phát triển bền vững ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LŨ QUÉT TÍNH NĂNG LƯỢNG DÒNG CHẢY THEO TRỊ SỐ LƯỢNG MƯA NGÀY CỰC ĐẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM TRONG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thanh Tưởng* Nguyễn Ngọc Thạch Tóm tắt: Đánh giá nguy cơ lũ quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam trong điều kiện cựcđoan của khí hậu, thời tiết với lượng mưa ngày cực đại, dựa trên cơ sở đã xây dựng bản đồ phân chialưu vực gồm 441 lưu vực cấp 3 đã gộp lại 77 lưu vực cấp 3. Kết quả đánh giá: Cấp IV, V (nguy cơcao và rất cao) có 7 lưu vực chiếm: 82.457 ha (chiếm 10,5 % diện tích toàn huyện miền núi. Trongđó cấp IV (nguy cơ cao) chiếm 6,4% diện tích, phân bố ở Nam Trà My (chiếm 58,2%), Tây Giang(chiếm 41,8%). Cấp V (nguy cơ rất cao) chiếm 4,1% diện tích, phân bố ở Nam Trà My, có 17/102 xãcó nguy cơ cao chiếm 16,7% tổng số xã thuộc 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Từ khóa: Lượng mưa ngày cực đại, biến đổi khí hậu, huyện miền núi Quảng Nam. 1. MỞ ĐẦU Theo Ủy ban Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu, Việt Nam là một trong những quốc gia trựctiếp chịu tác động của biến đổi khí hậu. Tỉnh Quảng Nam thuộc Duyên Hải Nam Trung Bộ là một tỉnhcòn nghèo (3/62 huyện nghèo của cả nước) có tới 9 huyện được xếp là huyện miền núi trong tổng số18 huyện, thành phố và với trên 70% diện tích là đồi núi. Địa hình tỉnh Quảng Nam có cấu trúc phứctạp, đồi núi chiếm ưu thế với mức độ chia cắt sâu và độ dốc lớn, mạng lưới sông suối dày đặc, nhiềuthác ghềnh, sông ngắn, dốc, lòng sông hẹp, đồng thời có đặc điểm địa chất phức tạp. Sự tương tácgiữa hoàn lưu gió mùa và đặc điểm hệ thống sơn văn đã tạo cho Quảng Nam một lượng mưa dồi dàonhưng tập trung vào mùa mưa (chiếm 85% lượng mưa cả năm), trung bình 2.000-2.500mm/năm. Dođó, nguy cơ lũ quét tập trung ở khu vực miền núi phía tây Quảng Nam là rất cao, đồng thời nơi tậptrung hầu hết cộng đồng các dân tộc thiểu số với kinh tế chậm phát triển, giao thông đi lại khó khăn,đời sống xã hội còn ở mức thấp so với khu vực đồng bằng. Sự gia tăng tai biến lũ quét tại tỉnh QuảngNam trong những năm gần đây còn do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người, sử dụng tự nhiên,vận hành các công trình thủy bất hợp lý. Ví như, sự thu hẹp diện tích lớp phủ rừng, thay đổi cơ cấu sửdụng đất, xây dựng các công trình thủy điện. Các thủy điện trên địa bàn chỉ mới có giải pháp “phònglũ” cho công trình chứ không màng đến việc phòng lũ cho các vùng hạ lưu. Đó là chưa kể đến việcvận hành xả lũ giữa các hồ chứa trên cùng hệ thống gây ra những đợt “lũ nhân tạo” dữ dội. Để dựđoán được các đợt lũ quét thì các trận mưa cường độ lớn tại các trạm đo với các trị số lượng mưa ngàycực đại trung bình nhiều năm và lượng mưa ngày cực đại là cơ sở cho việc xác định cảnh báo nguycơ lũ quét có thể xảy ra. TS. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. GS. TS. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 115 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2. NỘI DUNG 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp phân chia lưu vực cho nghiên cứu lũ quét các huyện miền núi tỉnhQuảng Nam Bản đồ ranh giới lưu vực được xây dựng dựa trên mô hình số độ cao DEM, sử dụng các côngcụ trong phần Spatial Analyst Tool/Hydrology để phân chia lưu vực kết quả đã tạo được 441 lưu vựccho lãnh thổ của 9 huyện. Gộp 441 lưu vực cấp 3 được tạo thành 77 tiểu lưu vực. Nguyên tắc gộpnhóm hình thành 77 tiểu lưu vực: Tính liên thông dòng chảy của các lưu vực cấp 3; Đảm bảo diện tíchđủ lớn cho sự tích lũy năng lượng dòng chảy phát sinh lũ quét. 2.1.2. Mô hình tính năng lượng địa hình và năng lượng dòng chảy Sử dụng mô hình của I. A. Kornev và A. D. Ivanovski, tích hợp độ dốc (I), độ chênh cao địahình (h) với lượng mưa gây lũ quét (P): Y = I0,75 h0,5P1,5, Y là năng lượng dòng chảy măt, trong đó Y1 = I0,75h0,5 là năng lượng địa hình.P là các đại lượng mưa: lượng mưa ngày cực đại trung bình nhiều năm, lượng mưa mùa mưa trungbình, lượng mưa ngày cực đại. Đại lượng Y sẽ được tính lũy tích trên bề mặt lưu vực. Năng lượng dòng chảy lũy tích Y là đại lượng để đánh giá nguy cơ phát sinh lũ quét tính theotiểu lưu vực. - Phương pháp ước lượng năng lượng địa hình (mô hình tính Y1) Độ đo tương đối về năng lượng địa hình: Y1 = I0,75*∆H0,5 Trong đó: Y1: năng lượng địa hình; I: độ dốc; ? H: độ chênh cao địa hình Đây là mô hình thể hiện năng lượng địa hình qua hai yếu tố trắc lượng h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: