Đánh giá sự phù hợp của một số mô hình khí hậu toàn cầu CMIP6-GCMs trong mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ trên lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.46 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của 7 GCMs và kết quả tổng thể của chúng theo dự án đối chứng các mô hình khí hậu lần thứ 6 (CMIP6) đã được chi tiết hóa cho Việt Nam áp dụng tại lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai trong việc mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ bề mặt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá sự phù hợp của một số mô hình khí hậu toàn cầu CMIP6-GCMs trong mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ trên lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNBài báo khoa họcĐánh giá sự phù hợp của một số mô hình khí hậu toàn cầuCMIP6-GCMs trong mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ trên lưuvực thượng nguồn sông Đồng NaiPhạm Hùng1*, Nguyễn Thị Ngọc Quyên2, Lê Văn Trung3,4, Võ Lê Phú3,4* 1 Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, 36 Trần Phú, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng; hungmtk25@gmail.com 2 Khoa Nông Lâm nghiệp, Đại học Tây Nguyên, 567 Lê Duẩn, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk; ntnquyen@ttn.edu.vn 3 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP HCM; lvtrung@hcmut.edu.vn; volephu@hcmut.edu.vn 4 ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM*Tác giả liên hệ: hungmtk25@gmail.com; volephu@hcmut.edu.vn; Tel.: +84–886138809 Ban Biên tập nhận bài: 15/2/2024; Ngày phản biện xong: 19/3/2024; Ngày đăng bài: 25/6/2024 Tóm tắt: Hiệu suất của các mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu (GCMs) có thể khác nhau khi mô phỏng ở các vùng khác nhau. Do đó, việc lựa chọn mô hình phù hợp cho nghiên cứu về biến đổi khí hậu là rất cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của 7 GCMs và kết quả tổng thể của chúng theo dự án đối chứng các mô hình khí hậu lần thứ 6 (CMIP6) đã được chi tiết hóa cho Việt Nam áp dụng tại lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai trong việc mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ bề mặt. Dữ liệu quan trắc giai đoạn 1980-2014 đã sử dụng để đánh giá hiệu quả mô phỏng của các mô hình thông qua các chỉ số thống kê gồm: Độ lệch phần trăm, độ lệch chuẩn, sai số bình phương trung bình gốc, hệ số tương quan Pearson (R), và biểu đồ Taylor. Kết quả cho thấy các GCMs có hiệu suất mô phỏng khác nhau theo tùy thuộc vào yếu tố độ cao và địa hình của khu vực. Bên cạnh đó, giá trị trung bình tổng thể của các mô hình cho kết quả so sánh tốt hơn so với từng mô hình riêng lẻ. Trong đó, năm mô hình tốt nhất để mô phỏng nhiệt độ và lượng mưa ở khu vực nghiên cứu lần lượt là: EC-Earth3-Veg, CanESM5, EC-Earth3, HadGEM3-GC31-LL, và CNRM-CM6-1-HR. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; CMIP6; Mô hình khí hậu toàn cầu; So sánh mô hình khí hậu; Thượng nguồn sông Đồng Nai.1. Mở đầu Từ đầu thập nên 90 của thế kỷ trước, nhiều nghiên cứu về hiệu ứng nhà kính, sự nóng lêntoàn cầu và những dấu hiệu của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã được nhiều nhà khoa học trênthế giới tìm hiểu và đánh giá. Cho tới nay, Ủy Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu(Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) đã thực hiện 6 lần xây dựng và cậpnhật kịch bản BĐKH thông qua các công bố về báo cáo đánh giá BĐKH toàn cầu: Lần thứnhất (FAR) năm 1990 [1], lần thứ hai (SAR) năm 1995 [2], lần thứ ba (TAR) năm 2001 [3],lần thứ tư (AR4) năm 2007 [4], lần thứ năm (AR5) năm 2013 [5] và lần gần đây nhất là báocáo lần thứ sáu (AR6) năm 2021 [6]. Trong đó, báo cáo AR6 được xây dựng dựa trên cáchtiếp cận chia sẻ kinh tế - xã hội (Shared Socioeconomic Pathways - SSP) với 5 kịch bản (KB)chính gồm [7, 8]: (i) “KB bền vững” với SSP1-1.9 đặt mục tiêu đạt phát thải ròng khí nhàTạp chí Khí tượng Thủy văn 2024, 762, 47-61; doi:10.36335/VNJHM.2024(762).47-61 http://tapchikttv.vn/Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2024, 762, 47-61; doi:10.36335/VNJHM.2024(762).47-61 48kinh bằng không (net zero) vào khoảng giữa thế kỷ này và SSP1-2.6 đặt mục tiêu cân bằnglượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính (net zero) trong nửa sau của thế kỷ này [9]; (ii) “KBtrung bình” SSP2-4.5 mô tả sự phát triển kinh tế xã hội dựa trên xu hướng của quá khứ vàhiện tại, lượng phát thải khí nhà kính ở mức trung bình, không có chính sách khí hậu bổ sung[10]; (iii) “KB cạnh tranh khu vực” SSP3-7.0 mô tả lượng phát thải cao không chỉ do CO2 màbao gồm cả lượng phát thải sol khí [11]; (iv) “KB bất bình đẳng” mô tả sự chia rẻ giữa cáckhu vực trên toàn cầu, gồm SSP4-3.4 ứng với bức xạ nhiệt đạt đến mức 3,4 W/m2 vàSSP4-6.0 ứng với bức xạ nhiệt đạt đến mức 6,0 W/m2 vào cuối thế kỷ 21 [12]; và (v) “KBphát triển dựa trên nhiên liệu hóa thạch” SSP5-8.5 là kịch bản tham chiếu cao, không có sự bổsung về chính sách khí hậu, chỉ đạt được trong lộ trình phát triển kinh tế - xã hội sử dụngnhiên liệu hóa thạch [13]. Các kịch bản BĐKH toàn cầu cho tương lai thường dựa trên các sản phẩm dự tính từnhững mô hình khí hậu toàn cầu (General Circulation Models - GCMs). Dự án đối chứng môhình khí hậu CMIP6 (Coupled Model Intercomparison Project Phase 6) đã được sử dụng đểhỗ trợ cho báo cáo đánh giá lần thứ sáu (AR6) của IPCC [14]. Các GCMs cho đến hiện tại cóđộ phân giải tương đối thô, đa số từ khoảng 100km trở lên [15–17]. Vì vậy, để có thể dự báoBĐKH ở quy mô địa phương/khu vực, cần thiết phải áp dụng một số kỹ thuật chi tiết hoá. ỞViệt Nam, bộ kịch bản khí hậu phân giải cao (10km) thiết lập cho quốc gia được xây dựngbằng phương pháp chi tiết hóa thống kê hiệu chỉnh sai số và phân rã không gian BCSD (BiasCorrected Spatial Disaggregation) phục vụ cho Báo cáo “Đánh giá tác động của biến đổi khíhậu quốc gia và khả năng thích ứng” năm 2022 của Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT. Đâylà báo cáo cập nhật ở cấp độ quốc gia, xuất bản cùng thời điểm của COP 27, đã phát triển mộttập hợp các kịch bản khí hậu mới SSP (Shared Socioeconomic Pathways - Kịch bản chia sẻkinh tế - xã hội) bằng cách sử dụng các CMIP6-GCMs từ báo cáo của IPCC năm 2021, có thểđược tải và sử dụng miễn phí [18, 24]. Các mô hình khí hậu toàn cầu (CMIP6-GCMs) trong báo cáo lần gần đây nhất (AR6) củaIPCC đã sử dụng tổ hợp của hơn 50 mô hình GCMs [14, 19]. Việc chọn GCMs phù hợp đểchi tiết hóa hơn nữa là rất quan trọng để cải thiện độ chính xác của kết quả thu nhỏ quy môcục bộ và tối ưu hóa tài nguyên tính toán. Tùy thuộc độ phân giải không gian và thời gian,biến khí hậu cần đánh giá và mục đích của người dùng, một số nghiên cứu đã sử dụng từ vàimô hình GC ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá sự phù hợp của một số mô hình khí hậu toàn cầu CMIP6-GCMs trong mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ trên lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNBài báo khoa họcĐánh giá sự phù hợp của một số mô hình khí hậu toàn cầuCMIP6-GCMs trong mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ trên lưuvực thượng nguồn sông Đồng NaiPhạm Hùng1*, Nguyễn Thị Ngọc Quyên2, Lê Văn Trung3,4, Võ Lê Phú3,4* 1 Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, 36 Trần Phú, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng; hungmtk25@gmail.com 2 Khoa Nông Lâm nghiệp, Đại học Tây Nguyên, 567 Lê Duẩn, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk; ntnquyen@ttn.edu.vn 3 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP HCM; lvtrung@hcmut.edu.vn; volephu@hcmut.edu.vn 4 ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM*Tác giả liên hệ: hungmtk25@gmail.com; volephu@hcmut.edu.vn; Tel.: +84–886138809 Ban Biên tập nhận bài: 15/2/2024; Ngày phản biện xong: 19/3/2024; Ngày đăng bài: 25/6/2024 Tóm tắt: Hiệu suất của các mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu (GCMs) có thể khác nhau khi mô phỏng ở các vùng khác nhau. Do đó, việc lựa chọn mô hình phù hợp cho nghiên cứu về biến đổi khí hậu là rất cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của 7 GCMs và kết quả tổng thể của chúng theo dự án đối chứng các mô hình khí hậu lần thứ 6 (CMIP6) đã được chi tiết hóa cho Việt Nam áp dụng tại lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai trong việc mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ bề mặt. Dữ liệu quan trắc giai đoạn 1980-2014 đã sử dụng để đánh giá hiệu quả mô phỏng của các mô hình thông qua các chỉ số thống kê gồm: Độ lệch phần trăm, độ lệch chuẩn, sai số bình phương trung bình gốc, hệ số tương quan Pearson (R), và biểu đồ Taylor. Kết quả cho thấy các GCMs có hiệu suất mô phỏng khác nhau theo tùy thuộc vào yếu tố độ cao và địa hình của khu vực. Bên cạnh đó, giá trị trung bình tổng thể của các mô hình cho kết quả so sánh tốt hơn so với từng mô hình riêng lẻ. Trong đó, năm mô hình tốt nhất để mô phỏng nhiệt độ và lượng mưa ở khu vực nghiên cứu lần lượt là: EC-Earth3-Veg, CanESM5, EC-Earth3, HadGEM3-GC31-LL, và CNRM-CM6-1-HR. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; CMIP6; Mô hình khí hậu toàn cầu; So sánh mô hình khí hậu; Thượng nguồn sông Đồng Nai.1. Mở đầu Từ đầu thập nên 90 của thế kỷ trước, nhiều nghiên cứu về hiệu ứng nhà kính, sự nóng lêntoàn cầu và những dấu hiệu của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã được nhiều nhà khoa học trênthế giới tìm hiểu và đánh giá. Cho tới nay, Ủy Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu(Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) đã thực hiện 6 lần xây dựng và cậpnhật kịch bản BĐKH thông qua các công bố về báo cáo đánh giá BĐKH toàn cầu: Lần thứnhất (FAR) năm 1990 [1], lần thứ hai (SAR) năm 1995 [2], lần thứ ba (TAR) năm 2001 [3],lần thứ tư (AR4) năm 2007 [4], lần thứ năm (AR5) năm 2013 [5] và lần gần đây nhất là báocáo lần thứ sáu (AR6) năm 2021 [6]. Trong đó, báo cáo AR6 được xây dựng dựa trên cáchtiếp cận chia sẻ kinh tế - xã hội (Shared Socioeconomic Pathways - SSP) với 5 kịch bản (KB)chính gồm [7, 8]: (i) “KB bền vững” với SSP1-1.9 đặt mục tiêu đạt phát thải ròng khí nhàTạp chí Khí tượng Thủy văn 2024, 762, 47-61; doi:10.36335/VNJHM.2024(762).47-61 http://tapchikttv.vn/Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2024, 762, 47-61; doi:10.36335/VNJHM.2024(762).47-61 48kinh bằng không (net zero) vào khoảng giữa thế kỷ này và SSP1-2.6 đặt mục tiêu cân bằnglượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính (net zero) trong nửa sau của thế kỷ này [9]; (ii) “KBtrung bình” SSP2-4.5 mô tả sự phát triển kinh tế xã hội dựa trên xu hướng của quá khứ vàhiện tại, lượng phát thải khí nhà kính ở mức trung bình, không có chính sách khí hậu bổ sung[10]; (iii) “KB cạnh tranh khu vực” SSP3-7.0 mô tả lượng phát thải cao không chỉ do CO2 màbao gồm cả lượng phát thải sol khí [11]; (iv) “KB bất bình đẳng” mô tả sự chia rẻ giữa cáckhu vực trên toàn cầu, gồm SSP4-3.4 ứng với bức xạ nhiệt đạt đến mức 3,4 W/m2 vàSSP4-6.0 ứng với bức xạ nhiệt đạt đến mức 6,0 W/m2 vào cuối thế kỷ 21 [12]; và (v) “KBphát triển dựa trên nhiên liệu hóa thạch” SSP5-8.5 là kịch bản tham chiếu cao, không có sự bổsung về chính sách khí hậu, chỉ đạt được trong lộ trình phát triển kinh tế - xã hội sử dụngnhiên liệu hóa thạch [13]. Các kịch bản BĐKH toàn cầu cho tương lai thường dựa trên các sản phẩm dự tính từnhững mô hình khí hậu toàn cầu (General Circulation Models - GCMs). Dự án đối chứng môhình khí hậu CMIP6 (Coupled Model Intercomparison Project Phase 6) đã được sử dụng đểhỗ trợ cho báo cáo đánh giá lần thứ sáu (AR6) của IPCC [14]. Các GCMs cho đến hiện tại cóđộ phân giải tương đối thô, đa số từ khoảng 100km trở lên [15–17]. Vì vậy, để có thể dự báoBĐKH ở quy mô địa phương/khu vực, cần thiết phải áp dụng một số kỹ thuật chi tiết hoá. ỞViệt Nam, bộ kịch bản khí hậu phân giải cao (10km) thiết lập cho quốc gia được xây dựngbằng phương pháp chi tiết hóa thống kê hiệu chỉnh sai số và phân rã không gian BCSD (BiasCorrected Spatial Disaggregation) phục vụ cho Báo cáo “Đánh giá tác động của biến đổi khíhậu quốc gia và khả năng thích ứng” năm 2022 của Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT. Đâylà báo cáo cập nhật ở cấp độ quốc gia, xuất bản cùng thời điểm của COP 27, đã phát triển mộttập hợp các kịch bản khí hậu mới SSP (Shared Socioeconomic Pathways - Kịch bản chia sẻkinh tế - xã hội) bằng cách sử dụng các CMIP6-GCMs từ báo cáo của IPCC năm 2021, có thểđược tải và sử dụng miễn phí [18, 24]. Các mô hình khí hậu toàn cầu (CMIP6-GCMs) trong báo cáo lần gần đây nhất (AR6) củaIPCC đã sử dụng tổ hợp của hơn 50 mô hình GCMs [14, 19]. Việc chọn GCMs phù hợp đểchi tiết hóa hơn nữa là rất quan trọng để cải thiện độ chính xác của kết quả thu nhỏ quy môcục bộ và tối ưu hóa tài nguyên tính toán. Tùy thuộc độ phân giải không gian và thời gian,biến khí hậu cần đánh giá và mục đích của người dùng, một số nghiên cứu đã sử dụng từ vàimô hình GC ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu Biến đổi khí hậu Mô hình khí hậu toàn cầu So sánh mô hình khí hậu Nhiệt độ thượng nguồn sông Đồng Nai Lượng mưa lưu vực thượng nguồn sông Đồng NaiGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 288 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 209 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 182 0 0 -
161 trang 180 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 178 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 164 0 0 -
15 trang 142 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 135 0 0