Đánh giá tác động của tín dụng tới thu nhập hộ gia đình tại Việt Nam
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 316.66 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đánh giá tác động của tín dụng tới thu nhập hộ gia đình tại Việt Nam đề xuất một số chính sách nhằm tăng cường sự phát triển kinh tế bền vững, gia tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động của tín dụng tới thu nhập hộ gia đình tại Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 32. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG TỚI THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Lê Thanh Tâm* Ngô Thị Ngọc Ánh** Trần Thị Huyền Trang***, Lê Thúy Hiền***, Trần Phương Thảo*** Tóm tắt Tín dụng được coi là một công cụ thiết yếu để cải thiện thu nhập của một hộ gia đình. Bài viết có mục tiêu đánh giá các tác động của tín dụng đến thu nhập hộ gia đình tại Việt Nam qua việc sử dụng Bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS 2016 và VHLSS 2018). Kết quả cho thấy, các biến nhân khẩu học đều có ảnh hưởng tới thu nhập bình quân của hộ gia đình. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận Internet và khoản vay cũng có tác động tích cực tới thu nhập bình quân của hộ gia đình. Nhóm tác giả sử dụng các mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effect Model). Các phát hiện chính là: (i) khả năng tiếp cận Internet và giá trị khoản vay có tác động tích cực đến thu nhập của hộ gia đình; (ii) xét theo giới tính của chủ hộ thì không thấy sự khác biệt trong thu nhập của các hộ gia đình; (iii) tuổi của chủ hộ, quy mô hộ và tỷ lệ phụ thuộc ảnh hưởng tới thu nhập hộ gia đình. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia vào các chương trình vay vốn tín dụng sẽ giúp cải thiện phúc lợi của hộ gia đình bằng cách nâng cao thu nhập của họ. Ngoài ra, bài viết này đề xuất một số chính sách nhằm tăng cường sự phát triển kinh tế bền vững, gia tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình tại Việt Nam. Từ khóa: Tín dụng, tài chính vi mô, tín dụng vi mô, thu nhập 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có một sự thừa nhận rộng rãi rằng, tín dụng có vai trò quan trọng trong việc duy trì nền kinh tế hoạt động hiệu quả. Tín dụng được các nhà kinh tế công nhận là có tác động tích cực * Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Sinh viên Khoa Toán kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân *** Sinh viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 402 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 đến việc cải thiện thu nhập, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Katie Ross, Giám đốc Giáo dục và Phát triển của American Consumer Credit Counseling từng chia sẻ rằng: “Các khoản vay là một phần cần thiết của cuộc sống đối với nhiều người”. Tín dụng trở thành công cụ hữu hiệu cải thiện phần nào khó khăn về vốn đối với nhiều người bởi lẽ vốn là đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, thiếu vốn là một trong những nguyên nhân rơi vào đói nghèo, làm cho thu nhập của cá nhân và hộ gia đình bị hạn chế. Vì vậy, nhiều năm nay, hỗ trợ tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình đã và đang được xem là một chính sách quan trọng để duy trì mức sống ổn định và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế số hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một đánh giá riêng biệt nào về tác động của tín dụng đối với thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của tín dụng đến thu nhập hộ gia đình tại Việt Nam là thực sự cần thiết. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng có thể được hiểu theo nhiều định nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào quan niệm của mỗi cá nhân cũng như nhà nghiên cứu. Theo TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. TS. Phan Thị Thu Hà (2013) lại cho rằng, quan hệ tín dụng là dòng tiền sẽ dịch chuyển từ nhóm cá nhân, tổ chức có thu nhập hoặc vốn hiện tại lớn hơn các khoản chi cho hàng hóa, dịch vụ và có tiền tiết kiệm sang nhóm cá nhân, tổ chức tạm thời có nhu cầu và chi cho tiêu dùng, đầu tư vượt quá thu nhập hoặc vốn hiện tại có (vậy nên sẽ phát sinh nhu cầu bổ sung vốn). Dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, chúng tôi xem xét tác động của tín dụng lên thu nhập hộ gia đình là hoạt động cho vay vốn đối với các hộ gia đình. 2.1.1.2. Vai trò của tín dụng Tín dụng có vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tế. Nếu sự chậm chạp trong hoạt động cho vay của ngân hàng phản ánh sự tắc nghẽn trong nguồn cung tín dụng thay vì thiếu cầu, thì hoạt động cho vay yếu kém đó có khả năng làm suy yếu các hoạt động trong kinh tế (Darvas, 2014). Bên cạnh đó, tín dụng còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Điều này được chứng minh trong công trình nghiên cứu của Levine (2005). Ông đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tài chính và sự phát triển và chỉ ra rằng, các trung gian tài chính hoạt động tốt thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. N goài ra, tín dụng là công cụ tài trợ cho nền kinh tế kém phát triển, góp phần giúp giảm nghèo. Robinson (2001) cho rằng, tài chính vi mô làm giảm nghèo đói bằng cách kích thích 403 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA cơ hội tạo thu nhập cho người nghèo. Tiếp cận tín dụng sản xuất, chẳng hạn như các khoản vay để mua đầu vào nông nghiệp, đã được chứng minh là giúp tăng năng suất, thu nhập bình quân đầu người và mức sống của người nghèo nông thôn (Akotey và Adjasi, 2016). 2.1.2. Đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập hộ gia đình Chu và cộng sự (2009) đã sử dụng mô hình biến đổi nội sinh (endogenous conversion model) để đánh giá sự gia tăng thu nhập của 372 hộ nông thôn ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) vào năm 2006. Họ thấy rằng, nông dân có nhiều vốn đầu vào hơn, ví dụ như: tài sản cố định để sản xuất, kinh n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động của tín dụng tới thu nhập hộ gia đình tại Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 32. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG TỚI THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Lê Thanh Tâm* Ngô Thị Ngọc Ánh** Trần Thị Huyền Trang***, Lê Thúy Hiền***, Trần Phương Thảo*** Tóm tắt Tín dụng được coi là một công cụ thiết yếu để cải thiện thu nhập của một hộ gia đình. Bài viết có mục tiêu đánh giá các tác động của tín dụng đến thu nhập hộ gia đình tại Việt Nam qua việc sử dụng Bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS 2016 và VHLSS 2018). Kết quả cho thấy, các biến nhân khẩu học đều có ảnh hưởng tới thu nhập bình quân của hộ gia đình. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận Internet và khoản vay cũng có tác động tích cực tới thu nhập bình quân của hộ gia đình. Nhóm tác giả sử dụng các mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effect Model). Các phát hiện chính là: (i) khả năng tiếp cận Internet và giá trị khoản vay có tác động tích cực đến thu nhập của hộ gia đình; (ii) xét theo giới tính của chủ hộ thì không thấy sự khác biệt trong thu nhập của các hộ gia đình; (iii) tuổi của chủ hộ, quy mô hộ và tỷ lệ phụ thuộc ảnh hưởng tới thu nhập hộ gia đình. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia vào các chương trình vay vốn tín dụng sẽ giúp cải thiện phúc lợi của hộ gia đình bằng cách nâng cao thu nhập của họ. Ngoài ra, bài viết này đề xuất một số chính sách nhằm tăng cường sự phát triển kinh tế bền vững, gia tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình tại Việt Nam. Từ khóa: Tín dụng, tài chính vi mô, tín dụng vi mô, thu nhập 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có một sự thừa nhận rộng rãi rằng, tín dụng có vai trò quan trọng trong việc duy trì nền kinh tế hoạt động hiệu quả. Tín dụng được các nhà kinh tế công nhận là có tác động tích cực * Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Sinh viên Khoa Toán kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân *** Sinh viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 402 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 đến việc cải thiện thu nhập, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Katie Ross, Giám đốc Giáo dục và Phát triển của American Consumer Credit Counseling từng chia sẻ rằng: “Các khoản vay là một phần cần thiết của cuộc sống đối với nhiều người”. Tín dụng trở thành công cụ hữu hiệu cải thiện phần nào khó khăn về vốn đối với nhiều người bởi lẽ vốn là đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, thiếu vốn là một trong những nguyên nhân rơi vào đói nghèo, làm cho thu nhập của cá nhân và hộ gia đình bị hạn chế. Vì vậy, nhiều năm nay, hỗ trợ tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình đã và đang được xem là một chính sách quan trọng để duy trì mức sống ổn định và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế số hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một đánh giá riêng biệt nào về tác động của tín dụng đối với thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của tín dụng đến thu nhập hộ gia đình tại Việt Nam là thực sự cần thiết. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng có thể được hiểu theo nhiều định nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào quan niệm của mỗi cá nhân cũng như nhà nghiên cứu. Theo TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. TS. Phan Thị Thu Hà (2013) lại cho rằng, quan hệ tín dụng là dòng tiền sẽ dịch chuyển từ nhóm cá nhân, tổ chức có thu nhập hoặc vốn hiện tại lớn hơn các khoản chi cho hàng hóa, dịch vụ và có tiền tiết kiệm sang nhóm cá nhân, tổ chức tạm thời có nhu cầu và chi cho tiêu dùng, đầu tư vượt quá thu nhập hoặc vốn hiện tại có (vậy nên sẽ phát sinh nhu cầu bổ sung vốn). Dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, chúng tôi xem xét tác động của tín dụng lên thu nhập hộ gia đình là hoạt động cho vay vốn đối với các hộ gia đình. 2.1.1.2. Vai trò của tín dụng Tín dụng có vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tế. Nếu sự chậm chạp trong hoạt động cho vay của ngân hàng phản ánh sự tắc nghẽn trong nguồn cung tín dụng thay vì thiếu cầu, thì hoạt động cho vay yếu kém đó có khả năng làm suy yếu các hoạt động trong kinh tế (Darvas, 2014). Bên cạnh đó, tín dụng còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Điều này được chứng minh trong công trình nghiên cứu của Levine (2005). Ông đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tài chính và sự phát triển và chỉ ra rằng, các trung gian tài chính hoạt động tốt thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. N goài ra, tín dụng là công cụ tài trợ cho nền kinh tế kém phát triển, góp phần giúp giảm nghèo. Robinson (2001) cho rằng, tài chính vi mô làm giảm nghèo đói bằng cách kích thích 403 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA cơ hội tạo thu nhập cho người nghèo. Tiếp cận tín dụng sản xuất, chẳng hạn như các khoản vay để mua đầu vào nông nghiệp, đã được chứng minh là giúp tăng năng suất, thu nhập bình quân đầu người và mức sống của người nghèo nông thôn (Akotey và Adjasi, 2016). 2.1.2. Đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập hộ gia đình Chu và cộng sự (2009) đã sử dụng mô hình biến đổi nội sinh (endogenous conversion model) để đánh giá sự gia tăng thu nhập của 372 hộ nông thôn ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) vào năm 2006. Họ thấy rằng, nông dân có nhiều vốn đầu vào hơn, ví dụ như: tài sản cố định để sản xuất, kinh n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính vi mô Tín dụng vi mô Chương trình vay vốn tín dụng Ngân hàng thương mại Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lý thuyết, bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
560 trang 598 17 0 -
7 trang 237 3 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 236 0 0 -
19 trang 184 0 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 176 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 174 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính toàn diện
3 trang 171 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 169 0 0 -
Giáo trình: Mô phỏng sàn giao dịch chứng khoán: Phần 1 - ĐH Kỹ thuật Công nghệ
28 trang 158 0 0 -
Kinh nghiệm và thành tựu phát triển tổ chức tín dụng vi mô ở Việt Nam
3 trang 148 0 0