Danh mục

Đánh giá tác dụng giảm đau, giảm phù nề và cải thiện vận động của nọc ong trên chuột được gây mô hình viêm khớp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.36 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau của nọc ong châm vào các huyệt trên động vật thực nghiệm. Bài viết tiến hành trên 60 chuột, chia thành 5 nhóm: nhóm chứng, nhóm gây viêm khớp (bằng dung dịch adjuvant complete) điều trị nước muối, nhóm gây viêm điều trị bằng nọc ong và nhóm gây viêm điều trị bằng mobic (liều 1 mg/kg).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác dụng giảm đau, giảm phù nề và cải thiện vận động của nọc ong trên chuột được gây mô hình viêm khớp T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, GIẢM PHÙ NỀ VÀ CẢI THIỆN VẬN ĐỘNG CỦA NỌC ONG TRÊN CHUỘT ĐƯỢC GÂY MÔ HÌNH VIÊM KHỚP Nguyễn Thị Thanh Mai*; Cấn Văn Mão** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau của nọc ong châm vào các huyệt trên động vật thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: tiến hành trên 60 chuột, chia thành 5 nhóm: nhóm chứng, nhóm gây viêm khớp (bằng dung dịch adjuvant complete) điều trị nước muối, nhóm gây viêm điều trị bằng nọc ong (3 liều khác nhau: 0,5 mg/kg, 1 mg/kg và 1,5 mg/kg tiêm vào huyệt Túc tam lý) và nhóm gây viêm điều trị bằng mobic (liều 1 mg/kg). Kết quả: dung dịch adjuvant complete (liều 50 µl tiêm bàn chân chuột duy nhất 1 lần) gây tình trạng viêm khớp, tăng thể tích chân, giảm ngưỡng đau tại chỗ, gây đau và khó vận động khớp. Nọc ong (liều 1 mg/kg và 1,5 mg/kg) có tác dụng giảm đau, giảm thể tích chân, tăng ngưỡng đau và cải thiện khả năng vận động của chuột. Tác dụng của nọc ong liều 1,5 mg/kg tương tự như mobic liều 1 mg/kg trên chuột. Kết luận: nọc ong (liều 1 mg/kg và 1,5 mg/kg) có tác dụng giảm đau, chống phù nề, cải thiện vận động trên chuột được gây mô hình viêm khớp. * Từ khóa: Viêm khớp; Nọc ong; Giảm nề; Giảm đau; Vận động. The Effects of Bee Venom on Anti-Inflammatory, Pain Reduction and Improvement Motion in Experimental Arthritis Rat Summary Objectives: To study anti-inflammatory, pain reduction effects of bee venom by administration in point accupunture in arthritis model animal. Subjects and methods: 60 rats were divided into 5 groups: control group (saline injection), arthritis group (adjuvant injection) with saline treatment, three arthritis groups with bee venom treatments (doses: 0.5 mg/kg, 1 mg/kg and 1.5 mg/kg, respectively) and arthritis group with mobic treatment (1 mg/kg), bee venom and mobic were administered in zusalin acupuncture point in rat’s hind limb. Results: Complete adjuvant solution (50 µl) injected in rat’s hind limb (one time) induced joint inflammation, foot volume increase, pain thresold discrease. Bee venom (1 mg/kg and 1.5 mg/kg) had analgesic effect, reduced volume, increased pain threshold in rat’s hind limb and improved motion of rat. The anti-inflamatory effects of bee venom (1.5 mg/kg) are similar to mobic (1 mg/kg) on rat. Conclusion: Bee venom (dose 1 mg/kg and 1.5 mg/kg) has antiflamation, pain relieve and improve motion in arthritis animal model. * Key words: Arthritis; Bee venom; Pain reduction; Anti-inflamation; Motion. * Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ** Học viện Quân y Người phản hồi (Corresponding): Cấn Văn Mão (canvanmao2001@yahoo.com) Ngày nhận bài: 21/11/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/02/2017 Ngày bài báo được đăng: 27/02/2017 33 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017 ĐẶT VẤN ĐỀ Nọc ong (Bee Venom) từ lâu đã được sử dụng như là một phương pháp truyền thống, thay thế thuốc có tác dụng giảm đau và điều trị các bệnh viêm như viêm khớp dạng thấp. Trong thí nghiệm động vật cho thấy viêm khớp bị ức chế khi điều trị nọc ong lâu dài [3, 6]. Nọc ong và các thành phần của nó đã được báo cáo có hiệu quả trong điều trị viêm khớp ở người [4]. Thành phần chính trong nọc ong đốt có chứa các chất enzym A2 (phosphlipases, hyaluronidase), protein peptid (melittin, secapin…) và một số chất có phân tử nhỏ (histamine, dopamine, norepinephrine…) [4]. Nghiên cứu đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau của nọc ong đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới thực hiện. Có nhiều cách thức sử dụng nọc ong trong điều trị trên thực nghiệm như: tiêm dưới da, tiêm bắp… Tuy nhiên, sử dụng nọc ong thủy châm vào các huyệt đạo được cho là có kết quả mạnh hơn những phương pháp khác [9]. Có nhiều mô hình gây viêm khớp trên động vật thực nghiệm như: gây viêm khớp bằng tá dược freud, carrageenan hoặc lipopolysaccharide (LPS), trong đó mô hình gây viêm khớp bằng sử dụng tá dược freud đã được nhiều tác giả áp dụng, đây có thể được coi là mô hình gây viêm khớp điển hình [1]. Đặc biệt, trong đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau của nọc ong, mô hình này được sử dụng rất rộng rãi [7, 8]. Hiện tại trong nước chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chống viêm giảm đau của nọc ong trên thực 34 nghiệm và lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng giảm đau, giảm phù nề và cải thiện vận động của nọc ong trên chuột được gây mô hình viêm khớp. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu: Chuột cống trắng trưởng thành (cân nặng 150 g): chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 10 con. - Nhóm 1: nhóm chứng, không gây viêm khớp, tiêm nước muối sinh lý. - Nhóm 2: nhóm bệnh, gây viêm khớp, điều trị bằng nước muối sinh lý. - Nhóm 3: gây viêm khớp, điều trị bằng nọc ong liều 0,5 mg/kg. - Nhóm 4: gây viêm khớp, điều trị bằng nọc ong liều 1 mg/kg. - Nhóm 5: gây viêm khớp, điều trị bằng nọc ong 1,5 mg/kg. - Nhóm 6: gây vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: