Danh mục

Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro và tính kích ứng da trên động vật thực nghiệm của dung dịch mafenid acetat

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 542.54 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro và tính kích ứng da của dung dịch mafenid acetate (MA) trên các chủng vi khuẩn (VK) thường gặp trong bỏng trên thỏ thực nghiệm. Phương pháp: sử dụng phương pháp khuếch tán trên thạch để đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro và tính kích ứng da trên động vật thực nghiệm của dung dịch mafenid acetat TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN IN VITRO VÀ TÍNH KÍCH ỨNG DA TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM CỦA DUNG DỊCH MAFENID ACETAT Lương Quang Anh*; Nguyễn Như Lâm*; Hồ Anh Sơn**; Nguyễn Lĩnh Toàn** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro và tính kích ứng da của dung dịch mafenid acetate (MA) trên các chủng vi khuẩn (VK) thƣờng gặp trong bỏng trên thỏ thực nghiệm . Phương pháp: sử dụng phƣơng pháp khuếch tán trên thạch để đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro. 6 thỏ khỏe mạnh đƣợc đắp thuốc trên da lƣng và theo dõi điểm kích ứng da sau 72 giờ tiếp xúc. Kết quả: thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với Shigella flexneri, Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Bacillus pumilus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Sarcina lutea. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng kháng khuẩn đối với Pseudomonas aeruginosa phân lập đƣợc tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia. Tuy nhiên, VK vẫn phát triển mạnh khi tiếp xúc với dung dịch MA có nồng độ < 5%. Điểm kích ứng bằng 0 khi đắp thuốc trên lƣng của thỏ thí nghiệm. Kết luận: dung dịch MA 5% có tác dụng kháng khuẩn tốt với nhiều chủng VK, trong đó có trực khuẩn mủ xanh phân lập đƣợc tại Viện Bỏng Quốc gia và không kích ứng khi sử dụng trên thỏ. * Từ khóa: Mafenid acetat; Tác dụng kháng khuẩn; Kích ứng da. Evaluation of Antibacterial Activities In Vitro and Skin Irritation of Mafenide Acetate Solution on Rabbits Summary Objectives: Evaluation of antibacterial activities in vitro and skin irritation of mafenide acetate (MA) solution on rabbits. Methods: Determination of antibacterial activities in vitro by the agar well diffusion method. Assessment of skin irritation grade on 6 healthy rabbits that were topically applied the drug on its back after 72 hours of contact. Results: The drug had effectiveness on Shigella flexneri, Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Bacillus pumilus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Sarcina lutea. With regard to Pseudomonas aeruginosa isolated from samples obtained at Intensive Care Unit, MA solution showed its germicide similarly. Conversely, the baterium kept with its powerful growth when the drug at doses below 5% was applied on. The skin irritation grade was at zero. Conclusions: The drug showed good antimicrobial activities on some bacteria species including Pseudomonas aeruginosa isolated from our hospital. It had no skin irritation when applied on experimental rabbits. * Key words: Mafenide acetate; Antibacterial activities; Skin irritation. * Viện Bỏng Qu c gia ** Học viện Quân y Người phản hồi (Corresponding): Lương Quang Anh (luongquanganh@vmmu.edu.vn) Ngày nhận bài: 27/05/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/09/2015 Ngày bài báo được đăng: 18/09/2015 17 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015 ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, nhiễm khuẩn trong bỏng đang trở thành vấn đề lớn, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng điều trị bệnh nhân (BN), nhất là trong tình trạng còn thiếu các thuốc kháng khuẩn tại chỗ thực sự có hiệu quả. Trong đó, trực khuẩn mủ xanh là VK Gram âm hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt ở các BN bỏng. Điều trị vết thƣơng, vết bỏng nhiễm trực khuẩn mủ xanh rất khó khăn vì VK này có khả năng đề kháng cao đối với hầu hết các thuốc kháng sinh, đặc biệt là các chủng đa kháng kháng sinh, làm tăng chi phí điều trị cũng nhƣ làm tăng tỷ lệ tử vong ở BN bỏng [1, 2, 3]. MA là thuốc thuộc nhóm sulfamid đã đƣợc sử dụng ở các trung tâm điều trị bỏng trên thế giới. Đây là thuốc có độ an toàn cao, hiệu quả diệt khuẩn tốt, trong đó có trực khuẩn mủ xanh. MA chủ yếu sử dụng dƣới dạng dung dịch và dạng kem, dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với một thuốc kháng khuẩn khác. Viện Bỏng Quốc gia đã bào chế thành công dung dịch MA 5% đạt tiêu chuẩn cơ sở. Vì vậy, nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm: Bước đầu đánh giá tác dụng háng huẩn in vitro và tính ích ứng da của chế phẩm, làm cơ sở hoa học cho việc ứng dụng chế phẩm này trong điều trị BN bỏng. NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên vật liệu và đối tƣợng nghiên cứu. * Nguyên vật liệu: - Dung dịch MA 5% do Viện Bỏng Quốc gia sản xuất, đạt tiêu chuẩn cơ sở. 18 - Thuốc đối chiếu: streptomycin sulfat 16 IU/ml đối với thử kháng khuẩn VK Gram (-), benzathin penicillin 20 IU/ml đối với thử kháng khuẩn VK Gram (+). Môi trƣờng canh thang nuôi cấy vi sinh vật gồm: NaCl 0,5%, pepton 0,5%, cao thịt 0,3%, nƣớc vừa đủ 100 ml. Môi trƣờng thạch thƣờng gồm: NaCl 0,5%, pepton 0,5%, cao thịt 0,3%, thạch 1,6%, nƣớc vừa đủ 100 ml. * Đ i tượng nghiên cứu: - Chủng vi sinh vật kiểm định do Bộ môn Vi sinh - Sinh học, Đại học Dƣợc Hà Nội cung cấp, bao gồm: VK Gram (-): Escherichia coli (EC), Proteus mirabilis (Pro), Shigella flexneri (Shi), Salmonella typhi (Sal), Pseudomonas aeruginosa (Pseu). VK gram (+): Staphylococcus aureus (SA), Bacillus pumilu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: