Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.65 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nhằm đánh giá khả năng phơi nhiễm với biến đổi khí hậu tại tỉnh Tây Ninh; tính nhạy cảm với biến đổi khí hậu tại tỉnh Tây Ninh; tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu tại tỉnh Tây Ninh; khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Tây Ninh;..
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh Lê Ngọc Tuấn1* 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; lntuan@hcmus.edu.vn *Tác giả liên hệ: lntuan@hcmus.edu.vn; Tel.: +84–908391379 Ban Biên tập nhận bài: 15/4/2023; Ngày phản biện xong: 12/6/2023; Ngày đăng bài: 25/6/2023 Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tính dễ bị tổn thương (DBTT) do biến đổi khí hậu (BĐKH) ở quy mô cấp tỉnh, thí điểm tại tỉnh Tây Ninh đến năm 2030. Trên cơ sở điều tra, khảo sát, tham vấn chuyên gia, phương pháp chỉ số và kỹ thuật GIS, tác động tiềm tàng của BĐKH (PI) được đánh giá thông qua khả năng phơi nhiễm (E) và tính nhạy cảm (S) của hệ thống. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ (tức trị số PI) và phạm vi (tức diện tích có PI lớn) chỉ ra mối quan tâm tại Trảng Bàng, Châu Thành, Bến Cầu, Tân Biên và Tân Châu. Tiếp sau đó, khả năng thích ứng (KNTU) với BĐKH (AC) phân theo khu vực, nguồn lực và đối tượng được đánh giá tổng hợp thông qua nguồn nhân lực, tài chính, vật chất và thể chế. Từ đó, tính DBTT do BĐKH (V) được chỉ ra trong mối quan hệ với các thách thức hay rào cản liên quan đến E, S, AC của hệ thống. Chỉ số V hiện mức trung bình thấp (cao nhất tại Trảng Bàng, Bến Cầu), chi phối chủ yếu bởi AC và E. Xét đến năm 2030, để cải thiện tình trạng DBTT, tăng cường hiệu quả ứng phó BĐKH tại tỉnh Tây Ninh, đòi hỏi gia tăng AC tối thiểu 1/2 mức kì vọng, theo đó, đầu tư phát triển các nguồn lực thích ứng nên được ưu tiên, tiếp sau là những giải pháp đối phó với các điều kiện bất lợi của khí hậu. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Khả năng thích ứng; Sự phơi nhiễm; Tính nhạy cảm; Tính dễ bị tổn thương. 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) từ lâu đã là rào cản của quá trình phát triển. Tác động của BĐKH khi xem xét độc lập với khả năng thích của các đối tượng, lĩnh vực, khu vực có liên quan có thể dẫn đến những nhận định sai lầm như cường điệu tác động tại nơi này nhưng xem nhẹ tác động tại nơi khác. Tiếp cận đánh giá tính dễ bị tổn thương (DBTT) do BĐKH từng bước cải thiện hạn chế nêu trên, đồng thời tạo động lực cho sự điều chỉnh và phát triển [1]. Các quan điểm và phương pháp luận khác nhau hình thành ba hướng nghiên cứu cơ bản về tính DBTT: do sự phơi nhiễm tiềm tàng với các hiểm họa tự nhiên; do khả năng thích ứng (KNTU) xã hội (gồm sức chống chịu và khả năng phục hồi trước các mối nguy); hoặc do cả hai khía cạnh nêu trên tại một khu vực địa lý cụ thể [2–3]. Tính DBTT do BĐKH được hiểu là những tác động còn lại sau khi thực hiện các giải pháp thích ứng; cấu thành từ sự phơi nhiễm với mối nguy (E), tính nhạy cảm (S) và KNTU (AC) của hệ thống [4–5]. Hệ thống các chỉ thị và phương pháp chỉ số thường được sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá riêng biệt từng cấu phần E, S, AC [6–8] hoặc đánh giá tổng hợp các tác động tiềm tàng (PI) cũng như tính DBTT do BĐKH (V) [9] bởi tính ưu việt trong nhận diện các khiếm khuyết của hệ thống, phân cấp ưu tiên và hỗ trợ ra quyết định [1]. Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội là hàng loạt vấn đề liên quan đến BĐKH và thiên tai [10]. Trong hơn 3 thập kỉ gần đây, nhiệt độ trung bình năm có xu thế gia tăng 0,028 oC/năm, dự báo tăng 3,6oC (RCP8.5) vào cuối thế kỉ 21 so với giai đoạn 1986-2005 [11]. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 750, 49-65; doi:10.36335/VNJHM.2023(750).49-65 http://tapchikttv.vn/ Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 750, 49-65; doi:10.36335/VNJHM.2023(750).49-65 50 Tương tự, các số liệu ứng với lượng mưa năm là +7,95-8,8 mm/năm và +22-26% (RCP8.5) [12]; ứng với mực nước trung bình tại trạm Gò Dầu trên sông Vàm Cỏ Đông là +0,46 cm/năm và +49 cm (RCP8.5). Theo đó, diện tích ngập triều và ngập lũ năm 2100 ước tính khoảng 9.557 ha và 29.805 ha, tương ứng 2,4% và 12,6% diện tích toàn tỉnh. Xâm nhập mặn (XNM) có dấu hiệu tăng cường ở khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến các hoạt động dân sinh, kinh tế trên địa bàn tỉnh (vào cuối thế kỉ, độ mặn cao nhất trong sông chỉ khoảng 1,5‰) [13]. Bên cạnh đó, trong bối cảnh BĐKH, các hiện tượng giông lốc, mưa lớn, mưa trái mùa… xảy ra thường xuyên và phức tạp hơn, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, tài sản cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư, đặc biệt tại các huyện Trảng Bảng, Tân Biên, Bến Cầu và Gò Dầu… Trong nghiên cứu này, các phương pháp điều tra, khảo sát, tham vấn chuyên gia, phương pháp chỉ số và kỹ thuật GIS được sử dụng nhằm mục tiêu đánh giá tính DBTT do BĐKH tại tỉnh Tây Ninh đến năm 2030. Cụ thể như sau: - Tác động tiềm tàng của BĐKH được đánh giá thông qua khả năng phơi nhiễm và tính nhạy cảm của hệ thống: xác định các yếu tố BĐKH tác động đáng kể; các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội (TN, KT, XH) nhạy cảm; các khu vực, lĩnh vực tiềm tàng tác động của BĐKH. - KNTU với BĐKH của hệ thống được xem xét nhằm xác định các nguồn lực còn hạn chế, các khu vực đáng quan tâm và các khiếm khuyết trong KNTU của cộng đồng dân cư (CĐDC) và chính quyền địa phương (CQĐP). - Xác định các khu vực DBTT, nhận diện các nguyên nhân liên quan đến sự phơi nhiễm, tính nhạy cảm hoặc KNTU với BĐKH - đóng góp cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các giải pháp ứng phó tương thích. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: lĩnh vực nông nghiệp; phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ, du lịch, xây dựng, giao thông, năng lượng); một số khía cạnh xã hội (giáo dục, y tế); cộng đồng dân cư; cơ quan quản lý chuyên ngành; chính quyền địa phương. - Phạm vi không gian: tỉnh Tây Ninh, chi tiết đến cấp huyện bao gồm Dương Minh Châu, Châu Thành, Trảng Bàng, Bên Cầu, Gò Dầu, Hòa Thành, Tân Biên, Tân Châu, TP. Tây Ninh (Hình 1). - Phạm vi thời gian: tá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tây Ninh Lê Ngọc Tuấn1* 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; lntuan@hcmus.edu.vn *Tác giả liên hệ: lntuan@hcmus.edu.vn; Tel.: +84–908391379 Ban Biên tập nhận bài: 15/4/2023; Ngày phản biện xong: 12/6/2023; Ngày đăng bài: 25/6/2023 Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tính dễ bị tổn thương (DBTT) do biến đổi khí hậu (BĐKH) ở quy mô cấp tỉnh, thí điểm tại tỉnh Tây Ninh đến năm 2030. Trên cơ sở điều tra, khảo sát, tham vấn chuyên gia, phương pháp chỉ số và kỹ thuật GIS, tác động tiềm tàng của BĐKH (PI) được đánh giá thông qua khả năng phơi nhiễm (E) và tính nhạy cảm (S) của hệ thống. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ (tức trị số PI) và phạm vi (tức diện tích có PI lớn) chỉ ra mối quan tâm tại Trảng Bàng, Châu Thành, Bến Cầu, Tân Biên và Tân Châu. Tiếp sau đó, khả năng thích ứng (KNTU) với BĐKH (AC) phân theo khu vực, nguồn lực và đối tượng được đánh giá tổng hợp thông qua nguồn nhân lực, tài chính, vật chất và thể chế. Từ đó, tính DBTT do BĐKH (V) được chỉ ra trong mối quan hệ với các thách thức hay rào cản liên quan đến E, S, AC của hệ thống. Chỉ số V hiện mức trung bình thấp (cao nhất tại Trảng Bàng, Bến Cầu), chi phối chủ yếu bởi AC và E. Xét đến năm 2030, để cải thiện tình trạng DBTT, tăng cường hiệu quả ứng phó BĐKH tại tỉnh Tây Ninh, đòi hỏi gia tăng AC tối thiểu 1/2 mức kì vọng, theo đó, đầu tư phát triển các nguồn lực thích ứng nên được ưu tiên, tiếp sau là những giải pháp đối phó với các điều kiện bất lợi của khí hậu. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Khả năng thích ứng; Sự phơi nhiễm; Tính nhạy cảm; Tính dễ bị tổn thương. 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) từ lâu đã là rào cản của quá trình phát triển. Tác động của BĐKH khi xem xét độc lập với khả năng thích của các đối tượng, lĩnh vực, khu vực có liên quan có thể dẫn đến những nhận định sai lầm như cường điệu tác động tại nơi này nhưng xem nhẹ tác động tại nơi khác. Tiếp cận đánh giá tính dễ bị tổn thương (DBTT) do BĐKH từng bước cải thiện hạn chế nêu trên, đồng thời tạo động lực cho sự điều chỉnh và phát triển [1]. Các quan điểm và phương pháp luận khác nhau hình thành ba hướng nghiên cứu cơ bản về tính DBTT: do sự phơi nhiễm tiềm tàng với các hiểm họa tự nhiên; do khả năng thích ứng (KNTU) xã hội (gồm sức chống chịu và khả năng phục hồi trước các mối nguy); hoặc do cả hai khía cạnh nêu trên tại một khu vực địa lý cụ thể [2–3]. Tính DBTT do BĐKH được hiểu là những tác động còn lại sau khi thực hiện các giải pháp thích ứng; cấu thành từ sự phơi nhiễm với mối nguy (E), tính nhạy cảm (S) và KNTU (AC) của hệ thống [4–5]. Hệ thống các chỉ thị và phương pháp chỉ số thường được sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá riêng biệt từng cấu phần E, S, AC [6–8] hoặc đánh giá tổng hợp các tác động tiềm tàng (PI) cũng như tính DBTT do BĐKH (V) [9] bởi tính ưu việt trong nhận diện các khiếm khuyết của hệ thống, phân cấp ưu tiên và hỗ trợ ra quyết định [1]. Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội là hàng loạt vấn đề liên quan đến BĐKH và thiên tai [10]. Trong hơn 3 thập kỉ gần đây, nhiệt độ trung bình năm có xu thế gia tăng 0,028 oC/năm, dự báo tăng 3,6oC (RCP8.5) vào cuối thế kỉ 21 so với giai đoạn 1986-2005 [11]. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 750, 49-65; doi:10.36335/VNJHM.2023(750).49-65 http://tapchikttv.vn/ Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 750, 49-65; doi:10.36335/VNJHM.2023(750).49-65 50 Tương tự, các số liệu ứng với lượng mưa năm là +7,95-8,8 mm/năm và +22-26% (RCP8.5) [12]; ứng với mực nước trung bình tại trạm Gò Dầu trên sông Vàm Cỏ Đông là +0,46 cm/năm và +49 cm (RCP8.5). Theo đó, diện tích ngập triều và ngập lũ năm 2100 ước tính khoảng 9.557 ha và 29.805 ha, tương ứng 2,4% và 12,6% diện tích toàn tỉnh. Xâm nhập mặn (XNM) có dấu hiệu tăng cường ở khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến các hoạt động dân sinh, kinh tế trên địa bàn tỉnh (vào cuối thế kỉ, độ mặn cao nhất trong sông chỉ khoảng 1,5‰) [13]. Bên cạnh đó, trong bối cảnh BĐKH, các hiện tượng giông lốc, mưa lớn, mưa trái mùa… xảy ra thường xuyên và phức tạp hơn, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, tài sản cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư, đặc biệt tại các huyện Trảng Bảng, Tân Biên, Bến Cầu và Gò Dầu… Trong nghiên cứu này, các phương pháp điều tra, khảo sát, tham vấn chuyên gia, phương pháp chỉ số và kỹ thuật GIS được sử dụng nhằm mục tiêu đánh giá tính DBTT do BĐKH tại tỉnh Tây Ninh đến năm 2030. Cụ thể như sau: - Tác động tiềm tàng của BĐKH được đánh giá thông qua khả năng phơi nhiễm và tính nhạy cảm của hệ thống: xác định các yếu tố BĐKH tác động đáng kể; các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội (TN, KT, XH) nhạy cảm; các khu vực, lĩnh vực tiềm tàng tác động của BĐKH. - KNTU với BĐKH của hệ thống được xem xét nhằm xác định các nguồn lực còn hạn chế, các khu vực đáng quan tâm và các khiếm khuyết trong KNTU của cộng đồng dân cư (CĐDC) và chính quyền địa phương (CQĐP). - Xác định các khu vực DBTT, nhận diện các nguyên nhân liên quan đến sự phơi nhiễm, tính nhạy cảm hoặc KNTU với BĐKH - đóng góp cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các giải pháp ứng phó tương thích. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: lĩnh vực nông nghiệp; phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ, du lịch, xây dựng, giao thông, năng lượng); một số khía cạnh xã hội (giáo dục, y tế); cộng đồng dân cư; cơ quan quản lý chuyên ngành; chính quyền địa phương. - Phạm vi không gian: tỉnh Tây Ninh, chi tiết đến cấp huyện bao gồm Dương Minh Châu, Châu Thành, Trảng Bàng, Bên Cầu, Gò Dầu, Hòa Thành, Tân Biên, Tân Châu, TP. Tây Ninh (Hình 1). - Phạm vi thời gian: tá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi khí hậu Tác động của biến đổi khí hậu Tổn thương do biến đổi khí hậu Ứng phó với biến đổi khí hậu Tạp chí Khí tượng Thủy vănTài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 289 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 210 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 194 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 185 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 181 0 0 -
161 trang 180 0 0
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 166 0 0 -
15 trang 142 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 135 0 0