Danh mục

Đánh giá và lựa chọn mô hình nuôi cá rô phi thích ứng với biến đổi khí hậu tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 632.05 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Đánh giá và lựa chọn mô hình nuôi cá rô phi thích ứng với biến đổi khí hậu tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh" nhằm đánh giá và lựa chọn mô hình nuôi cá rô phi thích ứng với biến đổi khí hậu tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi ở đây trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Các tiêu chí đánh giá tập trung vào cơ sở hạ tầng (6 tiêu chí), công nghệ và quản lý trại nuôi (7 tiêu chí), nhận thức và ứng phó với biến đổi khí hậu (2 tiêu chí). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá và lựa chọn mô hình nuôi cá rô phi thích ứng với biến đổi khí hậu tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ PHI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH Bùi Đắc Thuyết Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu nhằm đánh giá và lựa chọn mô hình nuôi cá rô phi thích ứng với biến đổi khíhậu tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi ởđây trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Các tiêu chí đánh giá tập trung vào cơ sở hạ tầng (6 tiêu chí),công nghệ và quản lý trại nuôi (7 tiêu chí), nhận thức và ứng phó với biến đổi khí hậu (2 tiêu chí).Mỗi tiêu chí được đánh giá, cho điểm theo thang điểm 5 (5 = Rất tốt, 4 = Tốt, 3 = Trung bình, 2 =Kém, 1 = Yếu). Năm trại nuôi cá rô phi (TRP1, TRP2, TRP3, TRP4, TRP5) được lựa chọn để đánhgiá chi tiết theo các tiêu chí và thang điểm nêu trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả năm trại nuôicá rô phi có các tiêu chí đánh giá đạt mức trung bình trở lên, trừ tiêu chí về hệ thống cấp, thoátnước, ao chứa và ao lắng của các trại TRP1, TRP2 và TRP5. Trại nuôi cá rô phi TRP4, có điểmđánh giá cao và được đề xuất như mô hình nuôi cá rô phi thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giớithiệu cho cộng đồng nuôi cá rô phi trong vùng. Từ khóa: Nuôi cá rô phi; Biến đổi khí hậu; Đông Triều, Quảng Ninh. Abstract Assessment and selection of the Tilapia farming model adaptable to climate change in Dong Trieu town, Quang Ninh province This study aimed to assess and identify the Tilapia farming model adaptable to climatechange in Dong Trieu town, Quang Ninh province, contributing to the sustainable developmentof Tilapia farming under climate change. The evaluation criteria focused on infrastructure (6criteria), culture techniques and farm management (7 criteria), awareness and response to climatechange (2 criteria). Each criterion was evaluated and scored on a 5-point scale (5 = Very good, 4= Good, 3 = Average, 2 = Poor, 1 = Weak). Five Tilapia farms (TRP1, TRP2, TRP3, TRP4, TRP5)were selected for the assessment. The results showed that most studied criteria at Tilapia farmswere averaging upwards, except criteria on influent and effluent systems, reservoirs and settlingponds of TRP1, TRP2 and TRP5. The Tilapia farm TRP4 had a high overall score and thus it canbe selected as the Tilapia farming model adaptable to climate change for introduction into theTilapia farming community there. Keywords: Tilapia farming; Climate change; Dong Trieu, Quang Ninh. 1. Đặt vấn đề Nuôi cá rô phi ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm qua, đónggóp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của nhiều địa phương, tạo công ăn việc làm,tăng thêm thu nhập cho người dân ở các vùng nông thôn, cũng như tăng giá trị kim ngạch xuấtkhẩu. Theo số liệu thống kê của FAO (2023), Việt Nam luôn ở tốp 10 nước có sản lượng cá rô phinuôi nhiều nhất trên thế giới trong những năm gần đây (với sản lượng cá rô phi nuôi đạt cao nhấtlà 288.333 tấn năm 2019) [1]. Theo quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020, định hướngđến năm 2030 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, diện tích nuôi cá rôphi ở nước ta đạt 33.000 ha và 1.500.000 m3 lồng nuôi trên sông và hồ chứa lớn năm 2020. Đếnnăm 2030 tổng diện tích nuôi cá rô phi của cả nước đạt 40.000 ha và 1.800.000 m3 lồng nuôi trên Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 125hệ thống sông và hồ chứa lớn, trong đó 40-45 % diện tích nuôi theo hướng thâm canh và 20-25 %diện tích nuôi trong ao đầm nước lợ theo hình thức nuôi đơn hoặc kết hợp với các đối tượng khác[2]. Trong đó, Quảng Ninh được quy hoạch là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng nuôicá rô phi lớn của cả nước. Tổng diện tích nuôi cá rô phi của tỉnh đến năm 2030 sẽ đạt 2.300 ha, sảnlượng đạt khoảng 12.000 tấn [2, 3]. Thị xã Đông Triều là một trong những địa phương đã và đangđược ưu tiên phát triển các vùng nuôi cá rô phi tập trung của tỉnh [3]. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu (BĐKH) với những hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóngkéo dài, mưa lớn/hạn hán, thay đổi cường độ và tần suất của bão,… xuất hiện ngày càng nhiều, ảnhhưởng không nhỏ đến nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung và nghề nuôi cá rô phi nói riêng[4, 5]. Ví dụ, nhiệt độ nước cao vào mùa hè do những đợt nắng nóng bất thường làm ảnh hưởng đếnchất lượng nước nuôi trong ao nuôi [6] cũng như làm bùng phát bệnh (như bệnh Streptococcosis dovi khuẩn Gram (+), Streptococus spp. gây ra) trên cá rô phi ở nhiều nơi ở miền Bắc nước ta, trongđó có cả thị xã Đông Triều, Quảng Ninh vào năm 2009, 2010 [7, 8]. Đợt mưa lịch sử lớn nhất trong50 năm qua tại Quảng Ninh vào tháng 7 năm 2015 gây ngập lụt, sạt lở đất và thiệt hại cho 1.070 havà 880 lồng, bè nuôi thủy sản tại nhiều địa phương trong tỉnh, bao gồm cả thị xã Đông Triều [9].Hơn nữa, nghề nuôi cá rô phi ở đây cũng dễ bị tổn thương hơn dưới tác động của BĐKH do quymô nuôi chủ yếu theo quy mô nông hộ, ít được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật dẫn đếnviệc kiểm soát môi trường và dịch bệnh trong toàn vùng nuôi gặp nhiều khó khăn. Do vậy, đánhgiá khả năng thích ứng với BĐKH của các trại nuôi cá rô phi và đề xuất mô hình nuôi cá rô phithích ứng với BĐKH tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là hết sức có ý nghĩa nhằm phổ biến,chia sẻ thông tin đến cộng đồng xung quanh, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi ởđây trong bối cảnh BĐKH. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Hình 1). Thị xã ĐôngTriều có địa hình khá đa dạng, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven sông, trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: