Danh mục

Đánh giá văn hóa chất lượng: nghiên cứu trường hợp trường Đại học Đồng Tháp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 915.76 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này vận dụng bộ tiêu chuẩn khung đánh giá văn hoá chất lượng trường đại học để đánh giá văn hoá chất lượng của Trường Đại học Đồng Tháp, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp để nâng cao văn hoá chất lượng của nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá văn hóa chất lượng: nghiên cứu trường hợp trường Đại học Đồng Tháp VJE Tạp chí Giáo dục, Số 493 (Kì 1 - 1/2021), tr 54-58 ISSN: 2354-0753 ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Trường Đại học Đồng Tháp; 1 Châu Nhật Duy1,+, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Lê Đức Ngọc2 + Tác giả liên hệ ● Email: cnduy@dthu.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 04/12/2020 Quality culture which is a tool to effectively implement total quality Accepted: 21/12/2020 management has a very important role in improving the quality of education. Published: 05/01/2021 The article applies the framework for evaluating quality universities under a value approach to assess the quality culture of Dong Thap University. The Keywords descriptive statistical results show that the quality culture of Dong Thap assessment, quality culture, University is only at a promising level. Thus, it is necessary to have research value approach, Dong Thap to propose measures to improve the quality culture of Dong Thap University University. to a higher level.1. Mở đầu Văn hóa chất lượng (VHCL) là công cụ để thực hiện hiệu quả quản lí chất lượng tổng thể, có vai trò rất quantrọng trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục liên tục của cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở giáo dục đạihọc nói riêng. Thuật ngữ “VHCL” được nhắc đến lần đầu tiên tại Bắc Mĩ từ những năm đầu của thế kỉ XX. Nhiềutrường đại học tại Hoa Kì đã có những nghiên cứu, tổ chức nhiều hội thảo về VHCL. Nhiều giảng viên còn đưa cảVHCL vào bài giảng của mình. Đến đầu thế kỉ XXI, nhiều dự án lớn về VHCL được Hiệp hội các trường đại họcchâu Âu thực hiện trong các trường đại học tại châu lục này. Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về VHCL được thực hiện trong những năm gần đây. Cáccông trình này đã đưa ra những khái niệm khác nhau về VHCL, đề ra mô hình về VHCL trường đại học, các tiêuchuẩn về VHCL trường đại học (Đỗ Đình Thái, 2014; Nguyễn Tấn Hưng, 2011; Lê Đình Sơn, 2014; Phạm LêCường, 2014; Trần Văn Hùng, 2016,...). Bài báo này vận dụng bộ tiêu chuẩn khung đánh giá VHCL trường đại học để đánh giá VHCL của Trường Đạihọc Đồng Tháp, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp để nâng cao VHCL của nhà trường.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Một số vấn đề lí luận2.1.1. Khái niệm về văn hóa chất lượng Theo Hiệp hội các trường đại học châu Âu - EUA (2006), VHCL là một loại văn hóa tổ chức; trong đó, việc nângcao chất lượng được xem là một việc làm thường xuyên. VHCL được đặc trưng bởi 2 yếu tố riêng biệt: (1) Một tậphợp các giá trị, niềm tin, những mong đợi hướng đến chất lượng; (2) Yếu tố quản lí/cơ cấu có các quy trình đảm bảochất lượng và các nỗ lực hợp tác được xác định dẫn đến chất lượng cho các hoạt động của một tổ chức. Theo Berings và cộng sự (2010), VHCL của một cơ sở giáo dục đại học chính là văn hóa tổ chức với các tiêu chíchất lượng được hình thành từ hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và bên ngoài, được đồng thuận chấp nhận vàthực hiện, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, được thực hiện mộtcách hiệu quả và hiệu suất cao. Theo Lê Thị Phương (2018), VHCL được hiểu là một loại văn hóa đặc biệt của tổ chức chứa đựng niềm tin, giátrị, mong đợi và cam kết hiện thực hóa dựa trên sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ chức. VHCL còn là thành tố cấuthành nên hệ thống quản lí chất lượng với các công cụ, tiêu chí đánh giá đo lường và đảm bảo chất lượng. Dù có nhiều khái niệm về VHCL, nhưng nhìn chung các tác giả trên đều có chung quan điểm rằng VHCL củamột tổ chức là hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, các niềm tin được thiết lập, được sự đồng thuận và thống nhấtcao của mọi thành viên trong tổ chức, từ đó mọi hoạt động của tổ chức sẽ hướng theo để đạt được chất lượng.2.1.2. Mô hình về văn hóa chất lượng trường đại học Lê Đức Ngọc và cộng sự (2012) đề ra mô hình cấu trúc VHCL trường đại học gồm 5 thành phần môi trường chấtlượng tương ứng 5 tiêu chuẩn và từ đó xây dựng 19 tiêu chí. Mô hình có nội hàm thể hiện văn hóa của tổ chức và 54 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 493 (Kì 1 - 1/2021), tr 54-58 ISSN: 2354-0753các hoạt động ĐBCL, cần thiết phải thực hiện và làm cơ sở để đánh giá mức độ thể hiện VHCL trong tổ chức nhàtrường một cách tường minh (hình 1). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: