Danh mục

DANH NHÂN TRIẾT HỌC - Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778) - Nhà triết học khai sáng Pháp

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.95 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

DANH NHÂN TRIẾT HỌCJean Jacques Rousseau (1712 - 1778) - Nhà triết học khai sáng Pháp mang lập trường chính trị cấp tiến - tả khuynhTrong lịch sử tư tưởng nhân loại, Jean Jacques Rousseau được biết đến không chỉ với tư cách nhà tư tưởng vĩ đại, nhà Khai sáng lỗi lạc của Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Ông còn được biết đến với tư cách nhà chính trị học, nhà nghệ thuật học, nhà văn, nhà giáo dục học.Với tư cách nhà triết học, về phương diện thế giới quan, J.J.Rousseau là người theo thuyết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DANH NHÂN TRIẾT HỌC - Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778) - Nhà triết học khai sáng Pháp DANH NHÂN TRIẾT HỌC Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778) - Nhà triết học khai sáng Pháp mang lập trường chính trị cấp tiến - tả khuynhTrong lịch sử tư tưởng nhân loại, Jean Jacques Rousseau được biết đến không chỉvới tư cách nhà tư tưởng vĩ đại, nhà Khai sáng lỗi lạc của Triết học Khai sángPháp thế kỷ XVIII. Ông còn được biết đến với tư cách nhà chính trị học, nhà nghệthuật học, nhà văn, nhà giáo dục học.Với tư cách nhà triết học, về phương diện thế giới quan, J.J.Rousseau là ngườitheo thuyết thần luận. Ngoài sự tồn tại của thần linh, ông còn thừa nhận sự tồn tạicủa linh hồn bất tử. Trong lĩnh vực lý luận nhận thức, ông đề cao cảm giác luận,mặc dù ông thừa nhận tính chất bẩm sinh của các ý niệm đạo đức(1). Trong đạođức học, ông coi đức hạnh là “khoa học cao siêu của các tâm hồn đơn sơ”, bởi triếthọc đích thực là “lắng nghe tiếng nói của lương tâm”(2).Với tư cách nhà chính trị học, J.J.Rousseau mang lập trường cấp tiến. Ông là đạidiện tiêu biểu cho tầng lớp tiểu tư sản theo đường lối cánh tả trong các nhà Khaisáng Pháp. Từ lập trường cấp tiến - tả khuynh, ông phê phán gay gắt các quan hệ đẳngcấp phong kiến và chế độ chuyên chế, ủng hộ nền dân chủ tư sản và các quyền tự docủa công dân, tán thành sự bình đẳng của con người bất chấp nguồn gốc xuất thân; đồngthời, lên án các lãnh tụ chính trị đề cao khía cạnh kinh tế và hạ thấp vai trò của đạo đức,của đức hạnh trong chính trị. Những tư tưởng này của ông đã trở thành khẩu hiệu vàphương châm hành động của giai cấp tư sản Pháp trong cuộc cách mạng (1789 - 1794).Với tư cách nhà nghệ thuật học, mặc dù thừa nhận nghệ thuật là lĩnh vực mãi mãicần thiết cho nhân loại, song J.J.Rousseau vẫn giữ quan điểm coi nghệ thuật l à lĩnhvực luôn chứa đựng những yếu tố nhục cảm và do vậy, nó luôn bị con người sửdụng cho những mục đích bất chính của họ và là một trong những nguyên nhândẫn đến tình trạng suy đồi của xã hội. Với năng khiếu âm nhạc, ông đã đề xuấtmột kiểu ký âm mới cho âm nhạc và sáng tác nhạc kịch.Với tư cách nhà văn, J.J.Rousseau đã để lại cho nhân loại những áng văn tuyệt tácca ngợi tình yêu chân thật, đấu tranh cho tự do hôn nhân, tự do luyến ái. Nhữngcuốn tiểu thuyết của ông đã tạo nên một trào lưu văn học lãng mạn mới, trong đótiểu thuyết July hay nàng Heloise mới được coi là câu chuyện tình nổi tiếng nhất thếkỷ XVIII.Với tư cách nhà giáo dục học, J.J.Rousseau kịch liệt phê phán hệ thống giáo dụctheo đẳng cấp của chế độ phong kiến và đề xuất xây dựng một hệ thống giáo dụcmới lấy việc đào tạo những công dân tích cực, biết quý trọng lao động làm mụctiêu chính.J.J.Rousseau sinh ngày 28 tháng 6 năm 1712 trong một gia đình thợ thủ công làmnghề sửa chữa đồng hồ ở Geneve (Thụy Sĩ). Ông nội của J.J.Rousseau vốn l àngười Pháp. Bố đẻ của J.J.Rousseau là Issac Rousseau. Khi J.J.Rousseau mới rađời được 9 ngày thì mẹ đẻ ông mất. Mười năm tuổi thơ của cậu bé mồ côiJ.J.Rousseau sống trong sự đùm bọc, nuôi dạy của cha. Ông Issac Rousseau chocậu con trai đọc rất nhiều cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vậtlịch sử. Trong số đó, J.J.Rousseau thích nhất là những cuốn sách của Plutarque (50- 125) viết về các nhân vật lịch sử Hy Lạp và La Mã cổ đại. Sau này, khi nhớ lạithời thơ ấu của mình, J.J.Rousseau đã nói rõ, sở dĩ ông thích các tác phẩm của nhàvăn Hy Lạp cổ đại là bởi chúng đã đem đến cho ông một tinh thần tự do và cộng hòa,một tính cách bất khuất và kiêu căng, một lối sống không cam chịu, không chấp nhậnsố phận nô lệ(3).Năm 1722, do khó khăn trong cuộc sống gia đình, ông Issac Rousseau đã phải rờibỏ Geneve đi kiếm sống ở nhiều nơi. Ông gửi J.J.Rousseau cho em trai mình ở lạiGeneve. Trong 5 năm sống với chú ruột, thoạt đầu J.J.Rousseau được gửi vào họcở một trường nội trú và tại đây, theo lời ông kể trong tập hồi ký – Tự bạch, “chúngtôi học… tất cả cái rác rưởi vớ vẩn từng được coi là sự giáo dục”(4). Sau hai năm,ông thôi học ở đây để theo học nghề chạm khắc vỏ đồng hồ. Trong những nămtháng này, mặc dù có cuộc sống không đến nỗi vất vả, lại được sống ở Geneve -nơi mà trong lòng chế độ phong kiến đã có sự xuất hiện của bầu không khí dânchủ tư sản, nhưng vốn là con người có khát vọng tự do từ nhỏ, J.J.Rousseau luôncảm thấy cuộc sống của mình là tù túng, bản thân mình bị bạc đãi, coi khinh. Do vậy,ngày 14 tháng 3 năm 1728, khi gần tròn 16 tuổi, J.J.Rousseau đã tìm cách trốn khỏiGeneve.Trong những năm tháng lưu lạc để kiếm sống và mưu tìm sự nghiệp, từ 1728 đến1741, thoạt đầu ở Thụy Sĩ, sau đó ở Pháp, Italia và năm 1742 đến Paris - thủ đônước Pháp, J.J.Rousseau đã trải qua nhiều công việc, từ thư ký sở địa chính, chépnhạc thuê đến gia sư. Ở đâu, làm nghề gì, ông cũng luôn gặp khó khăn trong cuộcsống, không hài lòng với công việc và phải chứng kiến những cảnh bất công, philý. Ngay cả ở Paris – ...

Tài liệu được xem nhiều: