DANH NHÂN TRIẾT HỌC - Sigmund Freud - Người khai phá những miền sâu của cảm xúc con người
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DANH NHÂN TRIẾT HỌC - Sigmund Freud - Người khai phá những miền sâu của cảm xúc con người DANH NHÂN TRIẾT HỌC Sigmund Freud - Người khai phá những miền sâu của cảm xúc con ngườiSigmund Freud (1856 - 1939) – nhà thần kinh học, tâm lý họcngười Áo. Ông sinh ra trong một gia đình Do thái tại Freiburg.Năm lên bốn tuổi, Freud cùng gia đình chuyển đến Vienne sinhsống và ông nghiên cứu gần như trọn cuộc đời mình tại đây. Ngay từ khi còn nhỏ, Freud đã luôn thể hiện là một người thôngminh, học giỏi. Năm 1873, ông thi đỗ và theo học ngành y tại Đại học Tổng hợpVienne với thành tích rất tốt. Freud bắt đầu những nghiên cứu về một số hiệntượng giải phẫu – sinh lý học của hệ thần kinh, khi ông làm việc tại phòng thínghiệm của E.W.Brucke vào năm 1876. Người có ảnh hưởng lớn nhất đến tưtưởng của Freud trong nghi ên cứu về những nguyên nhân tâm lý đối với bệnh tâmthần là Jean Martin Charcot (1825 - 1893) - một nhà bệnh lý học và thần kinh họcnổi tiếng người Pháp. Chính xuất phát từ đây, bằng kinh nghiệm chữa bệnh lâunăm và việc không ngừng tìm tòi nghiên cứu, Freud đã dần dựng nên nền tảng củangành phân tâm học. Với những công trình nghiên cứu này, ông đã được thừanhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về tinh thần. Mặc dùcho đến nay, lý thuyết về phân tâm học của ông vẫn còn gây nhiều tranh cãi,nhưng có một điều không thể phủ nhận được rằng, ông là một nhà tư tưởng có ảnhhưởng rất lớn đến tư tưởng hiện đại.Những ý niệm của Freud về trạng thái vô thức, về tinh thần bị phân liệt để chốnglại chính nó, về ý nghĩa của những hành vi tưởng chừng như vô nghĩa, về sự thaythế và hoán chuyển của xúc cảm, về những giai đoạn của sự phát triển tâm lý tínhdục và nguồn gốc tính dục của bệnh thần kinh, về sự lan tỏa và tầm quan trọng củađộng cơ tình dục cũng như rất nhiều ý niệm khác nữa của ông, đã giúp hình thànhnên quan điểm hiện đại về ý thức. Ngôn ngữ của ông và cả của các bản dịch tácphẩm của ông như là những phần rõ rệt của tinh thần (Ví dụ: cái ấy, cái tôi và cáisiêu tôi), những kiểu rối loạn (như rối loạn thần kinh chức năng gây ra ám ảnh…)hay cấu trúc của kinh nghiệm (ví dụ: phức cảm Oedipus, sự tự kỷ…) đã trở thànhngôn ngữ mà ngày nay, chúng ta hiện đang sử dụng để mô tả và tìm hiểu về bảnthân và về những người khác. Theo đó, có thể nói, Freud chính là nhà tư tưởng tiênphong trong việc khai phá những miền sâu của cảm xúc con người.Bước khởi đầu cho những khám phá của Freud về những miền sâu của cảm xúccon người là những nghiên cứu để tìm ra phương pháp chữa trị căn bệnh hysteria –trạng thái rối loạn bao gồm một hệ thống những triệu chứng mà dường như, khôngcó các nguyên nhân rõ ràng. Freud đã đi đến nhận định rằng, “chứng hysteria chịutác động chủ yếu của sự hồi tưởng”, đặc biệt là sự chôn vùi, che giấu quá khứ bịtổn thương và những xúc cảm bị đè nén đã thể hiện ra ngoài dưới hình thức bópméo của các triệu chứng thể chất. Từ nhận định đó, ông đưa ra cách “điều trị” baogồm sự hồi tưởng những ký ức bị dồn nén nhằm dần loại bỏ, giải tỏa những mặccảm và những xúc cảm bị đè nén trong quá khứ. Đó chính là phương pháp ám thịthôi miên - điều mà sau này tạo nền tảng cho lý thuyết về sự cám dỗ của Freud. Lýthuyết đó chỉ ra rằng, những triệu chứng hysteria là do những chấn thương bởi sựtấn công về tình dục từ thời niên thiếu, đặc biệt là từ người cha. Tuy nhiên, về sau,Freud đã từ bỏ lý thuyết này vì giả thuyết năng lượng vẫn còn mơ hồ của mình.Freud cho rằng, những hình ảnh tưởng tượng có thể có tác động giống như nhữngký ức về các sự kiện thực tế. Theo ông, sự lặp lại của các triệu chứng luôn đ ượckích thích bởi năng lượng nội tâm, đặc biệt là năng lượng tình dục.Trên con đường khám phá những miền sâu của tâm lý con người, lấy cái vô thứclàm đối tượng nghiên cứu chính, Freud đã nhận thấy nội dung của cái vô thức gắnliền với vấn đề tính dục một cách trực tiếp. Điều này đã được ông trình bày mộtcách khá rõ ràng trong các lý thuyết của mình, đặc biệt là lý thuyết về tình dục. Cómột điều chắc chắn rằng, Freud đã nhận thấy ảnh hưởng của tính dục ở hầu hếtmọi nơi, vì ông quan niệm tính dục không chỉ bao hàm sự giao hợp, mà còn là tìnhyêu. Thứ tình yêu đó, theo ông, là thứ tình yêu mãnh liệt, một thứ tình yêu đủ sứchấp dẫn tới mức, khi cần, người ta có thể hy sinh cả cuộc sống của chính mình. Vàdo vậy, nó phải là một cái gì mãnh liệt hơn tình yêu thông thường cả về số lượngvà chất lượng(1). Freud còn cho rằng, bản năng tính dục (sex instinct) là nguồngốc của mọi công trình mang tính sáng tạo nhất; nó được hiểu là cái được cấuthành từ các thành tố luôn biến thiên theo những chiều kích khác nhau (như nguồngốc, mục đích và đối tượng). Trong cuốn Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục (1905),Freud cho rằng rất khó có thể hiểu được những biến dạng phong phú của tính dục,mặc dù nó khác khái niệm thông thường về bản năng tính dục. Khái niệm tính dụcđược mở rộng của ông đã tạo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
những người nổi tiếng triết học nhân loại những người khai phá văn minh loài người các nhà triết học nổi tiếng danh nhân triết họcTài liệu cùng danh mục:
-
Tìm hiểu về Nam bộ xưa và nay: Phần 2
243 trang 371 0 0 -
8 trang 349 0 0
-
8 trang 316 0 0
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 1
110 trang 306 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 300 0 0 -
Tìm hiểu Non nước Việt Nam: Sắc hương Bắc bộ - Phần 1
241 trang 274 0 0 -
15 trang 252 0 0
-
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 240 0 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 237 0 0 -
9 trang 225 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0