Danh mục

Đạo lý nghề và trào lưu nhà báo salon

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.42 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Khi phần lớn nhà báo vào nghề tay ngang thì đến bao giờ những giá trị đạo đức nghề báo mới thực sự hiện hình thành từng trang báo? Phải chăng chuyên nghiệp hóa chỉ là chuyện lý thuyết? " - ý kiến của tác giả Nguyễn Đức An trong phần cuối cùng của bài viết: "Báo chí VN, đường đến chuyên nghiệp còn xa"
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo lý nghề và trào lưu nhà báo salonĐạo lý nghề và tràolưu nhà báo salonKhi phần lớn nhà báo vào nghề tay ngang thì đến bao giờ nhữnggiá trị đạo đức nghề báo mới thực sự hiện hình thành từng trangbáo? Phải chăng chuyên nghiệp hóa chỉ là chuyện lý thuyết? - ýkiến của tác giả Nguyễn Đức An trong phần cuối cùng của bàiviết: Báo chí VN, đường đến chuyên nghiệp còn xaTrào lưu nhà báo salon đang phát triển mạnh ở VN (Nguồn: itsvn)“Mờ ảo” đạo lý nghề nghiệpVì sở hữu một hệ thống kiến thức chuyên dụng, nhà chuyênnghiệp thường được làm việc độc lập và tự do quyết định sảnphẩm/dịch vụ mình làm ra.Trong nghề báo, tính tự quyết này không tuyệt đối (như ông bácsĩ xét bệnh) vì sản phẩm cuối cùng là kết quả lao đông tập thể.Nhưng vai trò cá nhân trong từng công đoạn, nhất là trong khaithác dữ kiện và viết, đều tương đối độc lập.Để sự tự quyết này không bị lạm dụng và làm tổn hại lợi ích côngchúng, cần một quy chế đạo lý chi phối nó, nhằm giúp nhàchuyên nghiệp luôn ý thức rằng: Quyền lực họ đang có chính làdo cộng đồng ban cho để họ hành nghề tốt, chứ không phải đểphục vụ cho một cá nhân nào.Quy chế đạo lý là hệ thống lý luận đạo đức để nhà chuyên nghiệpáp dụng trong khi hành nghề (chứ không phải đạo đức thôngthường kiểu như hiền lành, thương người).Đạo đức nghề nghiệp lắm khi xung đột với đạo đức thôngthường. Chẳng hạn, một công chức nghèo đang cần tiền gấp đểlo chuyện học hành cho con phải làm sao khi đứng trước một bìthư “bồi dưỡng” (cho xong việc) từ đối tượng đang có vấn đề?Đây là một lý do để nhà báo chuyên nghiệp thường được trảlương hậu, ít nhất là có thể sống tương đối thoải mái về tài chính.Sự phán xét đạo đức báo chí tùy tình huống và cá nhân nhưngđều dựa trên những nguyên tắc chung với những giá trị nhưkhách quan, trung thực, công bằng, tôn trọng đời tư, tránh xungđột lợi ích…Xin nói ngay rằng những giá trị này nghe qua ai cũng biết, kể cảngười ngoài nghề báo. Nhưng thực tế không đơn giản vậy. Ngaycả khái niệm “khách quan” tồn tại và đươc nghiên cứu hàng thếkỷ nay nhưng vẫn còn là điểm tranh cãi trong giới báo chí và họcthuật quốc tế.Nhưng có những bộ công cụ tư duy hữu hiệu và thực tế để nhàbáo áp dụng nguyên tắc đạo đức vào công việc. Đạo lý hiện hữunhư những phần không thể tách rời trong kỹ thuật nghiệp vụ.Chẳng hạn, tính công bằng có thể được hiện thực hóa bằng cáchcân bằng các quan điểm khác nhau liên quan đến vấn đề trongbản tin hay bài viết.Để có hiệu lực, hệ thống lý luận đạo đức phải nằm ngay trongtiềm thức từng nhà báo, tức thấm nhuần trong từng hành vi tácnghiệp mà người thực hiện có vẻ như không để ý đến. Muốn thế,nhà báo vào nghề phải được trang bị cơ sở lý luận này qua giáodục và qua việc liên tục được nhắc nhở trong một mội trường làmviệc lấy đạo lý làm nền tảng cho thành công.Tôi không có ý nói những chuẩn mực trên không tồn tại ở VN.Nhưng phần lớn nhà báo vào nghề “tay ngang”, các quy trình đàotạo tòa soạn chỉ chú trọng khai thác thì đến bao giờ những giá trịđạo đức nghề nghiệp mới thực sự hiện hình thành từng trangbáo?Thế cho nên mới có trào lưu nhà báo salon, chuyên đi cóp báobạn, thậm chí bịa thêm chi tiết, để làm bài cho mình. Bì thư họpbáo đã trở nên như không phải là chuyện lớn; báo chí lẫn lộn vớiPR; nhà báo móc quảng cáo, viết theo đơn đặt hàng.Trong một nền báo chí chuyên nghiệp, chỉ cần một hai trườnghợp như vậy là đủ gây xì căng đan và sốc cho xã hội. Gần đây,xuất hiện một hình thức quảng cáo trá hình dưới dạng tin bài.Đó chỉ là những biểu hiện bề mặt. Còn những hậu quả vô hìnhnằm trong từng chi tiết, từng câu chữ, từng cách bố cục mỗi bàibáo. Giả sử có một nghiên cứu nào đó tổng kết tỉ lệ các bản tinđược trình bày với nhiều quan điểm khác nhau, tôi nghĩ kết quảsẽ không vui như ta mong đợi.Ngay cả chuyện các báo liên kết với doanh nghiệp thực hiện cácchương trình xã hội, dù là một đặc trưng rất Việt Nam, nhưng đãcó cơ sở nào rạch ròi để vượt qua những xung đột lợi ích có thểnảy sinh, chẳng hạn khi doanh nghiệp đối tác “có vấn đề”?Điều đó càng trở nên cấp thiết hơn trong thời đại kỹ thuật số, khimà kỹ nghệ cho phép tạo ra những sự thật trò đùa như thật, nhưchuyện anh chàng thường dân Mỹ Nick Berg làm cả thế giới bànghoàng với một đoạn phim tự tạo qua máy tính cảnh mình bịkhủng bố chặt đầu.Với báo chí, nếu không dựa trên đạo lý nghề vững chắc, sự cámdỗ từ những công nghệ này không phải là không đáng lưu tâm.Chuyên nghiệp hóa như trụ cột phát triển cho báo chíChuyên nghiệp hóa không chỉ là vấn đề nguyên tắc hay lý tưởngmà rất thực tế, bởi đó là nền tảng cho báo chí phát triển và pháttriển bền vững.Chẳng hạn, hiểu công chúng không chỉ giúp xây dựng chiến lượcphát triển số người nghe/xem mà còn để biết ai đang xem, nghe,đọc gì và “bán” những sự chú ý này cho các nhà quảng cáo. Xử lý thông tin ngay tại nơi diễn ra sự việc (Nguồn: vnu.edu)Nhưng cũng xin nói ngay l ...

Tài liệu được xem nhiều: