Danh mục

Đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.80 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0" bàn về việc đào tạo nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp cần lưu ý một số nội dung: đổi mới tiếp cận trong nghiên cứu và đào tạo, đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, thực hiện đào tạo đa ngành, tăng cường liên kết; cần cập nhật các công nghệ của công nghiệp 4.0 trong đào tạo; chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối với đội ngũ lao động nông nghiệp hiện hành. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0 ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHO NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CMCN 4.0 ThS. Đinh Thị Tâm Khoa Quản lý nguồn nhân lực, Trường ĐH Lao động - Xã hội (CSII) SĐT: 0977466942 Email: tamdt@ldxh.edu.vn Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên sự cạnh tranh giữa các quốc gia đang trở nên gay gắt. Vì vậy, để nông nghiệp Việt Nam hội nhập với thế giới cần phát triển nên nông nghiệp bền vững, nâng cao năng suất, hiệu quả chất lượng với hàm lượng công nghệ cao. Để làm được điều này thì Việt nam cần học tập, tham khảo nền nông nghiệp công nghệ cao ở một số nước trên thế giới, và đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực cho nền nông nghiệp công nghệ cao. Để đào tạo nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp cần lưu ý một số nội dung: đổi mới tiếp cận trong nghiên cứu và đào tạo, đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, thực hiện đào tạo đa ngành, tăng cường liên kết; Cần cập nhật các công nghệ của công nghiệp 4.0 trong đào tạo; Chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối với đội ngũ lao động nông nghiệp hiện hành. Từ khóa: Nông nghiệp nghệ cao, công nghiệp công thông minh, cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực, đào tạo nhân lực. Đặt vấn đề Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ngành nông nghiệp ở Việt Nam đã đạt được rất nhiều khởi sắc từ thời kỳ đổi mới cho đến nay. Trong bối cảnh dân số thế giới đang gia tăng mạnh và sự bùng phát của một số đại dịch thì tầm quan trọng của nông nghiệp càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), sản phẩm nông nghiệp phải đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường, sạch, chất lượng cao, giá cả hợp lý thì cần thiết xây dựng một cuộc cách mạng mang tính chiến lược lâu dài để thay đổi cục diện của 165 nền nông nghiệp tại Việt Nam. Và để đáp ứng được các yêu cầu này cần nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp. 1. Tìm hiểu chung về nông nghiệp công nghệ cao 1.1. Một số khái niệm Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ. Việc ứng dụng những công nghệ mới như: công nghệ vũ trụ, công nghệ tin học, laser, tự động hóa, năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học …. vào nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến tiến bộ khoa học công nghệ, kinh tế nông nghiệp và có thể hình thành công nghệ cao, công nghệ mới của ngành sản xuất nông nghiệp mới, đều có thể gọi là nông nghiệp công nghệ cao. Hoạt động công nghệ cao là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng cạnh tranh so với sản phẩm truyền thống. Bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Lựa chọn công nghệ tiến bộ về giống cây, giống con, công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến, công nghệ tưới, công nghệ sau thu hoạch - bảo quản, chế biến, từng bước ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào quản lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường. - Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo ra sản phẩm mang tính đặc trưng của từng vùng sinh thái, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng của sản phẩm cùng loại trên thị trường, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất khi có nhu cầu. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất một loại nông sản hàng hóa. 166 Khu nông nghiệp công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng, phòng trị bệnh cây trồng, vật nuôi; tạo ra vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp. Theo Luật Công nghệ cao năm 2008, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có 05 chức năng cơ bản: Nghiên cứu ứng dụng; Thử nghiệm; Trình diễn công nghệ cao; Đào tạo nguồn nhân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: