Danh mục

Đào tạo theo học chế tín chỉ góc nhìn quản lý và quản trị chất lượng - TS. Nguyễn Tiến Dũng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 648.93 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bản chất học chế tín chỉ dưới góc nhìn quản lý, quản trị chất lượng, một số khái niệm cần thiết theo góc nhìn quản lý, quản trị chất lượng, giải pháp quản lý, quản trị chất lượng,... là những nội dung chính trong bài viết "Đào tạo theo học chế tín chỉ góc nhìn quản lý và quản trị chất lượng". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo theo học chế tín chỉ góc nhìn quản lý và quản trị chất lượng - TS. Nguyễn Tiến DũngĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ GÓC NHÌN QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TS. Nguyễn Tiến Dũng - Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM 1. Đặt vấn đề Luật giáo dục Đại học 2005 quy định việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ(HCTC) là một yêu cầu bắt buộc từ quản lý nhà nước. Theo đó, bắt đầu từ năm 1993, đãcó một số trường đại học triển khai đào tạo theo mô hình này, trong đó có Đại học Báchkhoa TP.HCM. Sự kiện này đã đem lại luồng gió mới với những kết quả tích cực mở ratriển vọng mới trong công tác đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng đã bộclộ nhiều băn khoăn, trăn trở, những khó khăn cần sớm được giải tỏa, tháo gỡ. Đây cũng lànhững thách thức không nhỏ đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi tổ chức giáo dục (TCGD) cần kiênđịnh, sự sáng tạo để có thể vượt qua trên hành trình nâng cao chất lượng đào tạo. Câu hỏi lớn nhất mà các trường vẫn đang trăn trở tìm câu trả lời là làm thế nào đểtriển khai đào tạo theo HCTC thực sự bền vững, tiệm cận với khu vực và thế giới. Tất cảphụ thuộc vào góc nhìn và chọn cách triển khai. Nội dung bài viết xin được nêu ra một cách hiểu tương đối ngắn gọn, đề xuất môhình và một số giải pháp về đào tạo theo HCTC dưới góc nhìn về quản lý, quản trị (QLQT)chất lượng nhằm hình dung một qui trình tổng thể cho sự chuyển đổi sang đào tạo theoHCTC, từng bước tháo gỡ những băn khoăn, trăn trở, khó khăn góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo một cách bền vững, tiệm cận khu vực và thế giới. Để việc chuyển đổi là thựcsự chủ động, xuất phát từ chính nhu cầu của nhà trường. 2. Bản chất học chế tín chỉ dưới góc nhìn QLQT chất lượng a. Là một phương thức đào tạo không phải là một cái đích Thay đổi là một quá trình, thay đổi nhanh hay chậm là do việc chọn phương thứcthay đổi [2]. Việc này cần thiết phải trả lời cho được các câu hỏi sau: Câu hỏi thứ nhất: Phương thức đào tạo theo tín chí gồm những thành tố nào? Việcáp dụng phương thức này có phù hợp với văn hóa tổ chức hiện tại không? Câu hỏi thứ hai: Những nhiệm vụ cụ thể khi triển khai HCTC là gì? Ai làm? Khinào làm? Với nguồn lực nào? Liên quan đến câu hỏi thứ nhất, có thể nói một cách ngắn gọn gồm 7 thành tố sau: - triết lý/định hướng/chiến lược/quan điểm giáo dục của trường; - định hướng/chiến lược dạy và học của trường (chẳng hạn, lấy người học làm trung tâm,…); Trang 1 - chương trình đào tạo (bao gồm cả đề cương chi tiết các môn học): đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và người học, phản ánh được quan điểm giáo dục/tầm nhìn, sứ mạng của trường; - qui chế/qui định về giảng dạy và học tập: khuyến khích dạy và học chủ động, học cách học, học suốt đời, khách quan, công bằng,… - các qui trình và qui định QLQT chất lượng các hoạt động của nhà trường: được thiết kế mạch lạc, có tham chiếu các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, được duy trì thực hiện ở mọi cấp, thường xuyên được rà soát, bổ sung (nếu cần) và cải tiến; - con người (toàn thể giảng viên, các bộ viên chức, sinh viên): phải có hiểu biết về HCTC, tuân theo các qui chế/qui định, các thủ tục/qui trình/biểu mẫu và các mốc thời gian, có cơ chế hỗ trợ cả người dạy và người học; - áp dụng công nghệ thông tin.Văn hóa tổ chức cần thiết: - công khai, minh bạch và dân chủ, hướng tới khách hàng; - thường xuyên bổ sung qui trình, thủ tục mới hay cải tiến các qui trình, thủ tục đã có. Minh chứng: Hệ thống tín chỉ Mỹ. b. Là một phương thức đào tạo mở, không bắt buộc các trường phải giống nhau. Theo [3], “Hệ thống tín chỉ Mỹ là tốt nhất trên thế giới, bởi vì nó chẳng hề có hệ thống”. Xin lấy một tiêu chuẩn đánh giá trong kiểm định chất lượng chương trình đào tạo(CTĐT) làm ví dụ: “Kết quả học tập mong đợi được xác định rõ ràng và được chuyểntải vào CTĐT” (The expected learning outcomes have been clearly formulated andtranslated into programme). Như vậy họ chỉ yêu cầu chuẩn đầu ra (CĐR) được xác định rõ ràng, nghĩa là CĐRphải được ban hành bằng văn bản cụ thể mà không yêu cầu chất lượng thế nào, phải giốngvới CĐR của trường nào hay phải bắt chước ai. Họ yêu cầu CĐR được chuyển tải vào CTĐT, nghĩa là việc xây dựng CĐR là đểphục vụ xây dựng chương trình đào tạo (bao gồm CTĐT + các đề cương chi tiết) chứ khôngphải để “báo cáo” rằng chúng ta đã có CĐR. Trong chương trình đào tạo phải có CĐR. Kết cấu, nội dung chương trình đào tạophải phản ánh CĐR. Chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo là để hiện thực hóa chođược CĐR. Bản thân mỗi môn học cũng cần phải có CĐR. CĐR của môn học phải xuất phát từCĐR của chương trình đào tạo. Nội dung, cách thức bố trí dạy, phương pháp giảng dạy,phương pháp kiểm tra đánh giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: