Danh mục

Hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất trường đại học y dược thái nguyên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.30 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đặt sinh viên vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, tạo cho họ thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, có kỹ năng giải quyết vấn đề… Tự học là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Bài báo này tập trung tìm hiểu nhận thức và những khó khăn sinh viên năm thứ nhất, trường đại học Y Dược Thái Nguyên gặp phải trong việc tự học hiện nay và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của sinh viên năm thứ nhất, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất trường đại học y dược thái nguyên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ Trương Thị Hồng Thúy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 247 - 250 HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN TRONG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Trương Thị Hồng Thúy* Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đặt sinh viên vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, tạo cho họ thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, có kỹ năng giải quyết vấn đề… Tự học là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Bài báo này tập trung tìm hiểu nhận thức và những khó khăn sinh viên năm thứ nhất, trường đại học Y Dược Thái Nguyên gặp phải trong việc tự học hiện nay và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của sinh viên năm thứ nhất, Đại học Y Dược Thái Nguyên. Từ khóa: Hoạt động tự học, học chế tín chỉ, sinh viên năm thứ nhất, hoạt động dạy học, hoạt động học. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong xu thế phát triển của giáo dục đại học, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã chuyển đổi phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, thông thường giảng viên chỉ lên lớp 50%, thời gian còn lại dành cho các hoạt động độc lập (như thí nghiệm, thực hành, xemina, tự học, tự nghiên cứu..) của sinh viên. Vì thế, nếu sinh viên không tích cực, tự giác trong việc thực hiện các họat động độc lập mà chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu thì không thể đáp ứng được yêu cầu học tập theo học chế tín chỉ. Ở họ sẽ thiếu hụt đi một khối lượng kiến thức, kỹ năng cần thiết trong từng học phần cũng như toàn bộ chương trình đào tạo của ngành học. Đối với sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên khối lượng kiến thức sinh viên được cung cấp bao quát trên nhiều lĩnh vực. Chương trình học bao quát và khá rộng là khó khăn thách thức nếu bản thân sinh viên không tự trang bị kiến thức cho bản thân ngoài giờ học trên lớp. Đặc biệt là với đối tượng sinh viên năm thứ nhất đã quen thuộc với cách học ở phổ thông, còn thụ động trong việc tiếp cận tri thức theo phương thức đào tạo ở đại học. Trong nhiều nghiên cứu về hoạt động tự học, chưa có nghiên cứu nào về hoạt động tự học * ĐT: 0985616926 của sinh viên năm thứ nhất ở trường Đại học Y Dược. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo tôi mạnh dạn tìm hiểu “hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Thái Nguyên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ” NỘI DUNG Tự học và vai trò của tự học Trước hết cần xác định rõ khái niệm tự học. Theo GS. TSKH Thái Duy Tuyên: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”[4]. Chất lượng và kết quả dạy học được thể hiện ở sự phát triển nhân cách người học. Do đó, tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Bồi dưỡng năng lực tự học là phương pháp tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp con người thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, với sinh viên Y Dược, tự học không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội 247 Trương Thị Hồng Thúy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ các kiến thức chuyên môn mà còn hình thành các kỹ năng nghề nghiệp sau này và nâng cao phẩm chất đạo đức, hình thành y đức của người thầy thuốc, có đủ đức, đủ tài để cống hiến cho xã hội. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Y Dược Thái Nguyên. Để đánh giá năng lực tự học của sinh viên năm thứ nhất trường đại học Y Dược, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng hoạt động tự học của sinh viên bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan kết hợp với trao đổi, phỏng vấn sinh viên. Kết quả được thể hiện như sau: Nhận thức về mục tiêu của hoạt động tự học Qua khảo sát 180 sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi nhận thấy 100% sinh viên đều đánh giá cao hoạt động tự học trong việc giúp sinh viên hình thành, phát triển hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nhưng chỉ có 63% sinh viên cho rằng hoạt động tự học giúp sinh viên hình thành và phát triển hoàn thiện kỹ năng, có 28% sinh viên đánh giá hoạt động tự học giúp sinh viên hình thành và phát triển hoàn thiện phẩm chất đạo đức, lối sống, rèn luyện y đức. 2.2 Nội dung hoạt động tự học của sinh viên Khi khảo sát các nội dung được sinh viên chú trọng trong hoạt động tự học, đa phần các em chỉ tập trung vào các nội dung liên quan đến chương trình đào tạo, những nội dung gắn bó mật thiết với kiến thức học trên lớp mà chưa quan tâm đến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: