Danh mục

Đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 303.49 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đặt ra một số vấn đề nhằm góp thêm luận cứ để triển khai đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, bao gồm: 1) Tại sao cần đặt vấn đề đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng tại Trường; 2) Những rào cản/thách thức khi tổ chức đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng tại Nhà Trường; 3) Đề xuất và lựa chọn giải pháp triển khai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÀO TẠO THEO TINH THẦN GIÁO DỤC KHAI PHÓNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Bùi Văn Quân Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết đặt ra một số vấn đề nhằm góp thêm luận cứ để triển khai đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, bao gồm: 1) Tại sao cần đặt vấn đề đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng tại Trường; 2) Những rào cản/thách thức khi tổ chức đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng tại Nhà Trường; 3) Đề xuất và lựa chọn giải pháp triển khai. Từ khóa: Giáo dục khai phóng, tổ chức đào tạo, rào cản Nhận bài ngày 12.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.6.2020 Liên hệ tác giả: Bùi Văn Quân; Email: bvquan@daihocthudo.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các mô hình cơ sở giáo dục và thực tiễn giáo dục thường là kết quả của việc triển khai các quan điểm/triết lí giáo dục bằng các trào lưu sư phạm. Trào lưu giáo dục khai phóng ở phương Tây phát triển khá mạnh qua các thời kì lịch sử, từ các nước có nền giáo dục nguyên sinh ở châu Âu (Pháp, Anh, Đức,…) cho đến một xứ thuộc địa đặc biệt giành độc lập và phát triển nhanh chóng như Hoa Kì. Ở Việt Nam, trong thời kì đổi mới giáo dục đại học (GDĐH), vào những năm 90 của Thế kỉ XX, nhiều ý tưởng đổi mới được khẳng định qua Luật Giáo dục năm 1998, 2005 trong đó có ý tưởng về đào tạo hai giai đoạn (giáo dục đại cương và giáo dục nghề nghiệp) trong đào tạo đại học. Chương trình đào tạo (CTĐT) thuộc giai đoạn Giáo dục đại cương được thiết kế dựa trên tiếp cận Giáo dục khai phóng; các trường đại học Việt Nam thực hiện đào tạo đại cương bước đầu tiếp cận mô hình trường đại học khai phóng. Tuy nhiên, thực tiến cho thấy, giáo dục khai phóng, trường đại học khai phóng nói chung chưa trở thành xu thế, khuynh hướng chính trong phát triển GDĐH thế giới; giáo dục đại cương (theo tinh thần giáo dục khai phóng) có tính chất đại trà ở Việt Nam có tuổi thọ quá ngắn ngủi. Với thực tế này, việc đặt vấn đề về đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội chắc chắn sẽ làm nảy sinh những hoài nghi về mục tiêu và tính khả thi của nó. Theo đó, rất cần phải đặt ra và trả lời những câu hỏi đại loại như: 1) Tại sao cần tổ chức đào tạo hai giai đoạn theo tinh thần giáo dục khai phóng tại Trường; 2) Triển khai đào tạo theo mô hình này sẽ gặp những rào cản/thách thức nào? có thể vượt qua không?,… TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 7 2. NỘI DUNG 2.1. Khái lược về giáo dục khai phóng/giáo dục đại cương Triết lí của giáo dục khai phóng được xây dựng trên bốn quan điểm/nền tảng: 1) Tính trường tồn: Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ nó là hiện tượng xã hội có tính vĩnh hằng; bản chất của giáo dục là vĩnh viễn và trường tồn, con người ở mọi nơi đều giống nhau và giáo dục sẽ như nhau đối với mọi người; 2) Tính tinh túy: Giáo dục là sự chuyển giao kinh nghiệm, tiếp nối kinh nghiệm xã hội qua các thế hệ; giáo dục phải dựa trên một khối tinh túy liên quan đến di sản của nhân loại; 3) Tính tiến bộ: Nhờ đặc tính tinh túy, giáo dục có tác động đến thực tiễn xã hội theo chiều hướng tích cực thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của mình; 4) Tính tái cấu trúc: Giáo dục là hiện tượng xã hội, chịu sự chế ước của xã hội những nó có tính độc lập tương đối, có khả năng diều chỉnh, thay đổi để tồn tại, phát triển tốt hơn. Hình thái thực thể của giáo dục khai phóng là các chương trình giáo dục. Với GDĐH đó là CTĐT đại học, đặc biệt là chương trình giáo dục đại cương. Cũng giống như hình thái lí thuyết của nó (giáo dục khai phóng), giáo dục đại cương có lịch sử phát triển tương đối thăng trầm. Vào đầu và giữa thế kỉ XIX giáo dục đại cương được ca ngợi là con đường/công cụ để rèn luyện trí tuệ, phát triển các phẩm chất đạo đức của sinh viên, cung cấp một nền giáo dục tự do. Đây là một trong những lí do khiến cho xu hướng lựa chọn tự do trong giáo dục đại học được đẩy mạnh ở các thập niên cuối thế kỉ XIX và hình thành cuộc vận động mới cho giáo dục đại cương vào đầu thế kỉ XX. Sau Thế chiến thứ hai, cuộc vận động về giáo dục đại cương có được những thu hoạch đáng kể với đóng góp của Viện Đại học Harvard về một chương trình giáo dục đại cương cốt lõi cho CTĐT cấp đại học. Trong những năm cuối thế kỉ XX lại hồi sinh mối quan tâm về giáo dục đại cương để cung cấp GDĐĐ cho thế hệ trẻ trong thời buổi mà sự bê bối về đạo đức thường xuyên gây mối lo cho cộng đồng, dân tộc ở nhiều quốc gia. Mặc dù có lịch sử phát triển lâu dài, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về giáo dục đại cương. Có thể nêu một số quan niệm tiêu biểu: giáo dục đại cương là yêu cầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: