Danh mục

Đạo Tưởng ở An Giang - Hiện tượng tôn giáo mới ở Tây Nam bộ vào nửa đầu thế kỷ XX

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 429.41 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đạo Tưởng ở An Giang - Hiện tượng tôn giáo mới ở Tây Nam bộ vào nửa đầu thế kỷ XX" phân tích các vấn đề về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và tôn giáo của vùng đất An Giang những năm đầu thế kỷ XX để từ đó làm rõ bối cảnh và nguyên nhân xuất hiện của Đạo Tưởng. Ngoài ra, dưới góc nhìn lịch sử làm rõ những ảnh hưởng của Đạo Tưởng đối với đời sống tín ngưỡng của người dân An Giang vào những năm đầu thế kỷ XX. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo Tưởng ở An Giang - Hiện tượng tôn giáo mới ở Tây Nam bộ vào nửa đầu thế kỷ XX ĐẠO TƯỞNG Ở AN GIANG - HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI Ở TÂY NAM BỘ VÀO NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX Nguyễn Văn Tiến1, Ngô Minh Sang1 1. Khoa Đào tạo Kiến thức chung. Email: tiennv@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Bài viết phân tích các vấn đề về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hoá và tôn giáo của vùng đất An Giang những năm đầu thế kỷ XX để từ đó làm rõ bối cảnh và nguyên nhân xuất hiện của Đạo Tưởng. Ngoài ra, dưới góc nhìn lịch sử làm rõ những ảnh hưởng của Đạo Tưởng đối với đời sống tín ngưỡng của người dân An Giang vào những năm đầu thế kỷ XX. Từ khóa: An Giang, Đạo Tưởng, Ông Đạo, tôn giáo mới 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu các Ông Đạo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở Tây Nam Bộ Việt Nam. Về mặt phương diện lịch sử, nghiên cứu sự ra đời và quá trình tồn tại của các Ông Đạo sẽ làm phong phú thêm bối cảnh xã hội Tây Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX; đồng thời góp phần đánh giá lại những đóng góp của các Ông Đạo trong tiến trình lịch sử Tây Nam Bộ. Sự ra đời của hiện tượng tôn giáo các Ông Đạo làm nổi bật nét đặc trưng văn hoá của người Việt Tây Nam Bộ trong bối cảnh chung văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Sự ra đời của các Ông Đạo phản ánh tích hợp của nhiều yếu tố lịch sử, văn hoá, tôn giáo và điều kiện tự nhiên ở Tây Nam Bộ. Và quan trọng hơn với sự ra đời của các Ông Đạo đã tác động đến nhiều phương diện trong đời sống của người dân Tây Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu. Nguồn tư liệu sử dụng chủ yếu từ các công trình nghiên cứu, những bài viết có đề cập đến vùng đất An Giang, các Ông Đạo, Đạo Tưởng ở Tây Nam Bộ Việt Nam. Những nguồn tư liệu lưu trữ, tư liệu ký ức, lời kể từ những nhân chứng còn sống kết hợp kiến thức thực địa cũng được sử dụng trong bài viết này. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan nghiên cứu Cho đến nay chưa có công nghiên cứu cụ thể về Đạo Tưởng ở Tây Nam Bộ Việt Nam, phần nhiều là những tập biên khảo, du ký hay những bài viết đăng trên các tập san ghi chép về hiện tượng xuất hiện các Ông Đạo. Tuy nhiên đây là nguồn tư liệu giá trị giúp chúng tôi bước đầu nhìn nhận về bối cảnh ra đời và những ảnh hưởng của các Đạo Tưởng ở Tây Nam Bộ. 255 Trong tác phẩm Tân Châu xưa của hai tác giả Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh đã đề cập nhiều vấn đề về Đạo Tưởng như bối cảnh ra đời, quá trình phát triển và những sinh hoạt giáo lý,… Bằng phương pháp đi thực địa, hai tác giả đã thu thập nhiều tư liệu về Đạo Tưởng từ các tín đồ và những nhân chứng sống ở Tân Châu nên đã phản ánh được phần nào bối cảnh ra đời và ảnh hưởng của nó đối với vùng đất An Giang nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, tác phẩm dừng lại ở mức độ sưu khảo nên nhiều vấn đề về Đạo Tưởng chưa được phân tích sâu. Tác phẩm Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười của tác giả Nguyễn Hiến Lê viết về sự xuất hiện kỳ dị của các Ông Đạo như Đạo Cao, Đạo Nằm, Đạo Ớt, Đạo Rắn, Đạo Chó, Đạo Câm... Tác giả cho rằng các Ông Đạo phần đông là những người ngu dốt hoặc có tinh thần điên loạn, thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Hiến Lê còn nêu lên những mặt tiêu cực của các Ông Đạo là lợi dụng lòng tín ngưỡng của người dân Nam Bộ để vụ lợi. Tuy nhiên, đây là tác phẩm du ký nên Nguyễn Hiến Lê chưa làm nổi bật được bối cảnh và những ảnh hưởng của các Ông Đạo đối với văn hoá Nam Bộ. Toan Ánh với tác phẩm Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam cũng nhắc đến hiện tượng các Ông Đạo, tác giả cho rằng đây là vấn đề tâm linh lý thú của người Việt Nam Bộ. Tác phẩm trình bày vắn tắt quá trình ra đời, giáo lý, tín đồ và cách truyền đạo của Đạo Dừa, Đạo Kiểng, Đạo Cậy và Đạo Thứ. Đặc biệt, thông qua tác phẩm Toan Ánh đã bước đầu nêu lên khái niệm về Ông Đạo. Tuy nhiên, tác phẩm cũng chưa đi sâu phân tích bối cảnh ra đời và những ảnh hưởng của các Ông Đạo đối với văn hoá Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. Với chuyến du khảo vào vùng đất An Giang, Nguyễn Văn Hầu với tác phẩm Nửa tháng trong miền Thất Sơn đã cung cấp cho độc giả nhiều tư liệu về đặc điểm tự nhiên, văn hoá, tôn giáo và con người ở vùng đất An Giang. Qua cách ghi chép theo lối trò chuyện trong suốt cuộc hành trình nên nhiều sự kiện lịch sử được tác giả giải thích sâu, cung cấp cho độc giả nhiều luận cứ khoa học. Vấn đề Đạo Tưởng cũng được Nguyễn Văn Hầu đánh giá và nêu lên trong tác phẩm này. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ dừng lại ở một vài chi tiết nhỏ nên chưa phản ánh đầy đủ bối cảnh ra đời và ảnh hưởng của Đạo Tưởng đối với văn hoá vùng đất An Giang nửa đầu thế kỷ XX. Sơn Nam với tác phẩm Lịch sử đất An Giang cung cấp những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, con người và văn hóa ở vùng đất An Giang. Thông qua tác phẩm, tác giả nhấn mạnh đến yếu tố miền biên giới quy định nên nhữn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: