Danh mục

Đáp án chi tiết cho đề thi tuyển sinh ĐH - CĐ 2011 môn hóa học - Mã đề 925

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 540.49 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tham khảo Đáp án chi tiết cho đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 môn hóa học - Mã đề 925 dành cho các bạn đang ôn thi môn hóa học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đáp án chi tiết cho đề thi tuyển sinh ĐH - CĐ 2011 môn hóa học - Mã đề 925Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc ĐÁP ÁN CHI TIẾT CHO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐH – CĐ NĂM 2011 MÔN HÓA HỌC – MÃ ĐỀ 925 Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5;K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119; Ba=137;Pb = 207. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cựctrơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điệncực là 0,1245 mol. Giá trị của y là A. 3,920. B. 4,788. C. 4,480. D. 1,680. # Đáp án C. Phân tích đề bài: Bài tập liên quan tới phản ứng điện phân đỏi hỏi phải phân tích được hiệntượng, kết quả các phản ứng xảy ra ở 2 điện cực và thường áp dụng định luật bảo toàn electron. Phương pháp thông thường: Phân tích hiện tượng: - Khi điện phân muối sunfat trong thời gian t chỉ thu được kim loại M ở catot và khí ở anot →đó là khí O2 (H2O bị điện phân ở anot). - Khi điện phân trong thời gian gấp đôi (2t), số mol khí tăng hơn gấp đôi → chứng tỏ ngoài O2 ởanot còn có H2 ở catot (H2O bị điện phân ở cả 2 điện cực). → n H2 = 0,1245 - 2 × 0,35 = 0,0545 mol Bảo toàn electron: - Tại thời điểm t: n e (t) = 4n O2 = 4 × 0,035 = 0,14 mol - Tại thời điểm 2t: n e (2t) = 2 × 0,14 = 0,28 mol = 2n M + 2 × 0,0545 → n M = 0,0855 mol 13, 68 → M + 96 = = 160 → M = 64 (Cu) → y = 0,07 × 64 = 4,48 gam 0, 0855 Phương pháp kinh nghiệm: Nếu làm nhiều bài tập về điện phân, ta sẽ có 1 kinh nghiệm là: muối sunfat kim loại dùng trongcác bài tập điện phân “phần lớn” là muối CuSO4, do đó, đáp án đúng “có khả năng lớn” là C. Dĩ nhiên, đã là kinh nghiệm thì chỉ đúng “phần lớn” chứ không tuyệt đối đúng, do đó cần phải có1 chút “dũng cảm” và “liều” để làm theo cách này. Trong trường hợp thiếu thời gian hoặc không nghĩra được ngay cách làm thì đây cũng là cách không quá tệ. Nhận xét: Đây là một bài tập rất hay và phù hợp với kỳ thi Đại học, thể hiện ở rất nhiều khía cạnh: hiệntượng hóa học, kỹ năng giải toán, .... và đáp án nhiễu. Nếu lấy các đáp án nhiễu chia cho 0,07 ta sẽđược các kết quả rất “đẹp”: với A là 56 (Fe) và D là 24 (Mg) – người làm đề cũng rất cẩn thận khivukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgia Liên hệ học trực tiếp: 0985052510Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngocchọn số 13,68 chia hết được cho cả 152 (FeSO4) và 120 (MgSO4) do đó, nếu làm theo cách “kinhnghiệm” sẽ có một số bạn phải băn khoăn ở 2 đáp án A và C (Mg bị loại vì đứng trước Al) và có thểphải chọn 50 : 50. Câu 2: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axitaxetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là A. 0,24. B. 0,96. C. 0,72. D. 0,48. # Đáp án C. Phân tích đề bài: Nhận thấy đây là “bài toán xuôi” rất đơn giản vì đề bài đã cho số mol chất đầuvà phản ứng xảy ra vừa đủ → điểm mấu chốt là phải xác định được đúng tỷ lệ phản ứng. Hướng dẫn giải: Trong công thức của asprin vừa có 1 nhóm chức axit (-COOH) tác dụng với KOH theo tỷ lệ 1:1,vừa có 1 nhóm chức este của phenol (-COO-C6H4-) tác dụng với KOH theo tỷ lệ 1:2. Do đó, tỷ lệ phản ứng tổng cộng là asprin : KOH = 1 : 3. 43, 2 → n KOH = 3n aspirin = 3 × = 0,72 mol → V = 0,72 lÝt 180 Nhận xét: Câu hỏi này khá dễ, tuy nhiên, học sinh cũng cần có kiến thức tương đối vững vàng để không bị“ngợp” trước cái tên “rất kêu” của aspirin hoặc công thức “có vẻ phức tạp” của nó vì nếu xác định saitỷ lệ phản ứng thì các em sẽ dễ rơi vào đáp án nhiễu, trong đó, đáp án 0,48 (ứng với tỷ lệ 1:2) là đáp ánnhiễu dễ mắc phải nhất. Ngoài ra, đối với các bạn đang trong quá trình ôn tập thì có thể lưu ý thêm về phản ứng este hóabằng anhiđrit axit đối với nhóm chức –OH phenol. Câu 3: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancolbenzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng,đun nóng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. # Đáp án B. Trừ ancol benzylic và natri phenolat. Nhận xét: Câu hỏi này tuy ngắn gọn và không khó nhưng có tính chất tổng hợp lý thuyết rộng, sâu sắc vàkhá hay. Các nội dung lý thuyết liên quan đến câu hỏi bao gồm: - Phân biệt khả năng phản ứng thủy phân của các loại dẫn xuất Halogen khác nhau – cái nàykhông phải học sinh nào cũng quan tâm và ghi nhớ. - Phân biệt khả năng phản ứng với kiềm của ancol thơm và phenol. - Phân biệt tính axit – bazơ của các muối hữu cơ. Tuy nhiên, sẽ là hay và khó hơn nếu người ra đề khai thác sâu sắc hơn nữa trường hợp khả năngphản ứng của các dẫn xuất Halogen, khi đó, câu hỏi này sẽ có tính phân hóa thí sinh rất cao.. Câu 4: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tửeste, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X ...

Tài liệu được xem nhiều: