ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 3)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 3) ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 3) Các tín hiệu được kích hoạt do liên kết chéo của các thụ thể dành cho khángnguyên sẽ được dẫn truyền bởi các protein làm nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu gắnvới các thụ thể ấy. Các kháng thể IgM và IgD đóng vai trò làm thụ thể dành chokháng nguyên trên bề mặt tế bào lympho B “trinh nữ” là các protein có cấu trúcbiến đổi mạnh và có các lãnh vực nằm trong bào tương của tế bào này. Các thụ thểtrên màng này có khả năng nhận diện được kháng nguyên nhưng tự chúng lạikhông dẫn truyền được tín hiệu. Các thụ thể này được gắn theo kiểu không đồnghoá trị vào hai protein có ký hiệu là Iga và Igb. Bộ ba bao gồm phân tử thụ thể vàhai protein trên hình thành phức hợp thụ thể của tế bào B dành cho kháng nguyên(tương tự như phức hợp thụ thể của tế bào T dành cho kháng nguyên). Các lãnh vực nằm trong bào tương của Iga và Igb có chứa các motif hoạthoá dựa vào tyrosine của thụ thể miễn dịch (immunoreceptor tyrosine-basedactivation motif - gọi tắt là motif ITAM). Các motif này có cấu trúc hằng định giống nhau và được tìm thấy trong cáctiểu phần làm nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu của nhiều loại thụ thể hoạt hoá khácnhau trong hệ thống miễn dịch (ví dụ như CD3 và các protein z của phức hợp thụthể của tế bào T dành cho kháng nguyên; xem chương 5). Khi hai hoặc nhiều hơn thụ thể trên cùng một tế bào B cụm lại với nhau thìcác gốc tyrosine trong các motif ITAM của Iga và Igb được phosphoryl hoá bởienzyme kinase có gắn với phức hợp thụ thể của tế bào B dành cho kháng nguyên. Các phosphotyrosine (tyrosine đã được phosphryl hoá) này trở thành vị trítiếp cận cho các protein chuyển đổi (adaptor protein) là các protein tự chúngđược phosphoryl hoá rồi lôi kéo một số phân tử làm nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệuđến bên cạnh. Mặc dù ở các tế bào B thì người ta vẫn chưa biết nhiều về các thành phầntrong chuỗi dẫn truyền các tín hiệu phát ra từ thụ thể như ở các tế bào T, nhưng vềcơ bản thì các sự kiện của quá trình dẫn truyền tín hiệu này ở hai quần thể tế bàolympho là tương tự như nhau (xem chương 5, hình 5.14). Kết quả cuối cùng của việc dẫn truyền các tín hiệu phát ra từ thụ thể trongcác tế bào B đó là sự hoạt hoá của các yếu tố phiên mã (transcription factor) cótác dụng bật mở các gene mà các sản phẩm protein do chúng mã hoá tham gia vàoquá trình tăng sinh và biệt hoá của tế bào B. Một số protein quan trọng sẽ được đềcập trong phần tiếp theo. Vai trò của bổ thể trong hoạt hoá tế bào B Các tế bào lympho B có một thụ thể dành cho một protein của hệ thống bổthể có tác dụng cung cấp các tín hiệu hoạt hoá tế bào B (Hình 10.4). Hệ thống bổthể là một tập hợp các protein trong huyết tương khi được hoạt hoá bởi các vi sinhvật hoặc bởi kháng thể đã bám vào vi sinh vật thì bổ thể sẽ có tác dụng là các cơchế thực hiện tạo nên sức đề kháng cho cơ thể (xem chương 8). Khi hệ thống bổ thể được hoạt hoá bởi một vi sinh vật nào đó thì vi sinh vậtấy sẽ bị phủ bởi các mảnh là sản phẩm phân cắt của protein bổ thể có nồng độ caonhất đó là C3. Một trong những sản phẩm phân cắt của C3 là mảnh C3d. Trên bềmặt các tế bào B có thụ thể type 2 dành cho bổ thể (ký hiệu là CR2 hoặc CD21),thụ thể này sẽ gắn vào C3d. Các tế bào B đặc hiệu với các kháng nguyên của một vi sinh vật nào đó sẽnhận diện các kháng nguyên này bằng thụ thể có bản chất là kháng thể trên bề mặtđặc hiệu với kháng nguyên đó nhưng đồng thời cũng nhận diện cả C3d đã bám vàovi sinh vật đó thông qua thụ thể CR2 dành cho bổ thể. Khi thụ thể CR2 được gắnvới bổ thể sẽ làm tăng mạnh các đáp ứng hoạt hoá tế bào B bởi kháng nguyên. Vì thế các protein bổ thể đã cung cấp các tín hiệu thứ hai để hoạt hoá tế bàoB, cùng với kháng nguyên (đóng vai trò là tín hiệu thứ nhất), để khởi động quátrình tăng sinh và biệt hoá của tế bào B. V ai trò này của bổ thể trong các đáp ứng miễn dịch dịch thể, một lần nữa lạiminh hoạ cho thấy các vi sinh vật hoặc các đáp ứng miễn dịch bẩm sinh chống visinh vật đã cùng với kháng nguyên cung cấp các tín hiệu cần thiết để hoạt hoá cáctế bào lympho. Trong miễn dịch dịch thể thì hoạt hoá bổ thể có thể coi là yếu tố đáp ứngmiễn dịch bẩm sinh và thành phần C3d có thể được coi là tín hiệu thứ hai cung cấpcho các tế bào lympho B, tương tự như các đồng kích thích tố mà các tế bào trìnhdiện kháng nguyên cung cấp cho các tế bào lympho T trong các đáp ứng miễn dịchqua trung gian tế bào.Hình 10.4: Vai trò hoạt hoá tế bào lympho B của protein bổ thể C3d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
đáp ứng miễn dịch miễn dịch dịch thể bài giảng miễn dịch học y học cơ sở kiến thức bệnh học giáo trình miễn dịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 34 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 34 0 0 -
21 trang 34 0 0
-
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 33 0 0 -
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 33 0 0 -
Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 5)
5 trang 33 0 0 -
Phân biệt bệnh viêm não với viêm màng não
7 trang 33 0 0 -
Gút và tăng uric trong máu (Kỳ 1)
5 trang 31 0 0 -
Giải phẫu đại cương nhập môn giải phẫu học (Kỳ 2)
6 trang 29 0 0 -
Bài giảng Miễn dịch học thú y: Chương 7
64 trang 29 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC (Kỳ 5)
6 trang 29 0 0 -
5 trang 28 0 0
-
5 trang 28 0 0
-
Lưu ý trong việc cho bé ăn khi ra ngoài
5 trang 27 0 0 -
5 trang 27 0 0