ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 5)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 5) ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ (Kỳ 5) Hoạt hoá và di chuyển của các tế bào T hỗ trợ Các tế bào T hỗ trợ đã được hoạt hoá để biệt hoá thành các tế bào thực hiệntương tác với các lympho B đã được kích thích bởi kháng nguyên tại vùng rìa củacác nang lympho trong các cơ quan lympho ngoại vi (Hình 10.6). Sau khi nhậndiện kháng nguyên do các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp trìnhdiện trong các cơ quan lympho, các tế bào lympho T hỗ trợ CD4+ được kích thíchtăng sinh và biệt hoá thành các tế bào thực hiện chế tiết các cytokine. Quá trìnhhoạt hoá tế bào T đã được trình bầy trong chương 5, trong đó có một số điểm quantrọng là sự hoạt hoá ban đầu của các tế bào T cần có sự nhận diện kháng nguyênvà các yếu tố đồng kích thích. Vì thế hoạt hoá tế bào T được diễn ra tốt nhất nếucác kháng nguyên đó có nguồn gốc từ các vi sinh vật và các kháng nguyên proteinđược đưa vào cơ thể cùng với các tá chất có tác dụng kích thích sự biểu lộ của cácđồng kích thích tố trên các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp. Ngoàira các kháng nguyên kích thích các tế bào T hỗ trợ CD4+ đó có nguồn gốc từ cácvi sinh vật ngoại bào và các protein đã được xử lý và trình diện bởi các phân tửMHC lớp II của các tế bào trình diện kháng nguyên trong vùng giầu tế bào T củacác cơ quan lympho ngoại vi. Tại đây các tế bào TCD4+ nhận diện kháng nguyêncó thể biệt hoá thành các tế bào thực hiện có khả năng tạo ra các cytokine khácnhau. Các tiểu quần thể TH1 và TH2 là những ví dụ về dạng các tế bào thực hiện đãbiệt hoá này. Các tế bào T thực hiện đã biệt hoá bắt đầu di chuyển ra khỏi nơi cưtrú thường xuyên của chúng. Như đã trình bầy trong chương 6, một số tế bào Tnày sẽ đi vào vòng tuần hoàn, tìm kiếm các kháng nguyên của vi sinh vật tạinhững vị trí cách xa vị trí ban đầu của chúng, loại bỏ các vi sinh vật bằng đáp ứngmiễn dịch qua trung gian tế bào. Một số tế bào T hỗ trợ đã biệt hoá thì di chuyểnvề phía rìa của các nang lympho cùng với thời diểm các tế bào lympho B đượckích thích bởi kháng nguyên ở trong các nang lympho cũng di chuyển đến vị tríấy. Sự di chuyển có định hướng này của các tế bào T và B về phía của nhau phụthuộc vào những thay đổi trong sự biểu lộ của các thụ thể dành cho các chemokinenhất định trên các tế bào lympho đã hoạt hoá và việc tạo ra các chemokine bámvào các thụ thể này trong các nang lympho và trong vùng giầu tế bào T của hạchlympho. Các tế bào T và B gặp nhau ở vùng rìa của các nang lympho và bướctương tác tiếp theo giữa các tế bào này diễn ra tại đây. Hình 10.6: Tương tác giữa tế bào T hỗ trợ với tế bào B trong các môlympho Sự trình diện kháng nguyên của tế bào lympho B cho các tế bào T hỗtrợ Khi kháng nguyên protein gắn vào các thụ thể trên bề mặt tế bào lympho Bthì kháng nguyên sẽ bị tế bào lympho B thâu tóm vào bên trong tế bào thông quaquá trình nhập nội bào (endocytose), sau đó xử lý chúng trong các bọng chứatrong bào tương rồi trình diện các peptide kháng nguyên cùng các phân tử MHClớp II để cho các tế bào T hỗ trợ CD4+ nhận diện (Hình 10.7). Kháng thể trênmàng tế bào B là một thụ thể có ái lực cao giúp cho tế bào B có thể gắn đặc hiệuvào một kháng nguyên ngay cả khi nồng độ kháng nguyên này rất thấp. Ngoài rakháng nguyên khi đã bám vào thụ thể trên màng tế bào B sẽ bị nhập nội bào rấthiệu quả rồi được chuyển vào các bọng endosome trong bào tương. Tại đây khángnguyên protein sẽ bị xử lý thành các peptide rồi được gắn vào các phân tử MHClớp II (xem chương 3). Vì thế các tế bào lympho B là các tế bào trình diện khángnguyên rất hiệu quả đối với các kháng nguyên đặc hiệu mà chúng nhận diện. Lưuý là mỗi tế bào B bất kỳ có thể gắn vào một quyết định kháng nguyên có cấu trúclập thể của một kháng nguyên protein, nhập kháng nguyên đó vào trong tế bào rồixử lý kháng nguyên và trình diện nhiều peptide của kháng nguyên đó cho các tếbào T nhận diện. Vì thế các tế bào B và tế bào T nhận diện các quyết định khángnguyên khác nhau của cùng một kháng nguyên. Do các tế bào B trình diện khángnguyên mà chúng có thụ thể đặc hiệu với kháng nguyên ấy còn các tế bào T lạinhận diện các các peptide kháng nguyên có nguồn gốc từ cùng một kháng nguyênmà tế bào B đã nhận diện nên tương tác giữa các tế bào B và T vẫn được bảo đảmlà tương tác có tính đặc hiệu với cùng kháng nguyên. Như đã trình bầy, các tế bàolympho đã được hoạt hoá bởi kháng nguyên còn biểu lộ các yếu tố đồng kíchthích, ví dụ như các phân tử B7, có tác dụng kích thích các tế bào T hỗ trợ nhậndiện các peptide kháng nguyên mà tế bào B trình diện cho chúng.Hình 10.7: Tế bào B trình diện kháng nguyên cho tế bào T hỗ trợ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
đáp ứng miễn dịch miễn dịch dịch thể bài giảng miễn dịch học y học cơ sở kiến thức bệnh học giáo trình miễn dịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 34 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 34 0 0 -
21 trang 34 0 0
-
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 33 0 0 -
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 33 0 0 -
Phân biệt bệnh viêm não với viêm màng não
7 trang 33 0 0 -
Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 5)
5 trang 33 0 0 -
Gút và tăng uric trong máu (Kỳ 1)
5 trang 31 0 0 -
Giải phẫu đại cương nhập môn giải phẫu học (Kỳ 2)
6 trang 29 0 0 -
Bài giảng Miễn dịch học thú y: Chương 7
64 trang 29 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC (Kỳ 5)
6 trang 29 0 0 -
5 trang 28 0 0
-
5 trang 28 0 0
-
Lưu ý trong việc cho bé ăn khi ra ngoài
5 trang 27 0 0 -
5 trang 27 0 0