Đất đai - tư liệu sản xuất đặc biệt tương ứng với hình thức sở hữu đặc biệt
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 241.05 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết cho thấy, một trong những lý do quan trọng dẫn đến hiện tượng trên là do chế độ sở hữu đất đai không rõ ràng mặc dù đất đai được quy định là sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu, người dân chỉ có quyền sử dụng. Để khắc phục tình trạng trên, đòi hỏi phải có cách nhìn mới về đất đai. Là một tư liệu sản xuất đặc biệt, đất đai nên có cách quy định sở hữu đặc biệt tương ứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đất đai - tư liệu sản xuất đặc biệt tương ứng với hình thức sở hữu đặc biệt Đất đai - tư liệu sản xuất đặc biệt tương ứng với hình thức sở hữu đặc biệt Giảng viên Nguyễn Đăng Duy Sinh viên Vũ Thành Cự Khoa Luật, ĐHQGHNTóm tắt Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật năm 2020 đã đưa ra kết luận lĩnhvực khiếu nại, tố cáo hiện không có nhiều thay đổi so với năm trước, tập trung chủyếu về liên quan đến đất đai chiếm tỷ lệ 61,5% tổng số đơn khiếu nại. Một trongnhững lý do quan trọng dẫn đến hiện tượng trên là do chế độ sở hữu đất đai khôngrõ ràng mặc dù đất đai được quy định là sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủsở hữu, người dân chỉ có quyền sử dụng. Để khắc phục tình trạng trên, đòi hỏi phảicó cách nhìn mới về đất đai. Là một tư liệu sản xuất đặc biệt, đất đai nên có cáchquy định sở hữu đặc biệt tương ứng. Từ khoá: sở hữu đất đai nhà nước; như sở hữu tư nhân đất đai; sở hữu đấtđai của cộng đồng. Chế độ sở hữu được coi là một nhân tố của quan hệ kinh tế, quyết định đặcđiểm, tính chất của quan hệ sản xuất. Chế độ sở hữu thậm chí còn được coi là tiêuchí để đánh giá tiêu chuẩn kinh tế và xã hội hóa1. Là cơ sở xác lập mối quan hệ giữacác bên trong việc chiếm hữu, kiểm soát và định đoạt tài sản, quyền sở hữu thể hiệnbản chất của một chế độ xã hội2. Dưới góc độ pháp lý, quyền sở hữu là tập hợp cácquyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định từĐiều 186 đến Điều 196 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015. Những năng lực luật địnhnày đã được pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới công nhận3. Chủ sở hữu luôncó vị trí quyền lực nhất trong việc phân bổ tư liệu sản xuất và lợi ích trong quá trìnhsản xuất. Với tư cách là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng nhưng đất đaiở Việt Nam lại là một trong những lĩnh vực phát sinh nhiều tranh chấp nhất. Sựphức tạp khi xử lý các tranh chấp đất đai tại Việt Nam là nguồn gốc không xác địnhrõ, văn bản pháp luật hay thay đổi, các căn cứ pháp lý trong giao dịch hời hợt do sựthiếu hiểu biết của người mua cũng như người bán…Vì thế, các tranh chấp về đấtđai thường khó giải quyết và kéo dài. Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật năm2020 chỉ ra rằng, cơ cấu, lĩnh vực khiếu nại, tố cáo không có nhiều thay đổi so vớinăm trước, tập trung chủ yếu về liên quan đến đất đai chiếm tỷ lệ 61,5% tổng sốđơn khiếu nại4.1 Cúc Nguyễn, 20 Năm Đổi Mới và Hình Thành Thể Chế Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội ChủNghĩa (NXB Lý luận Chính trị 2005) 146.2 ibid 147.3 Wang Chenguang and Zhang Xianchu, Introduction to Chinese Law (Sweet & Maxwell 1997) 544.4 Vân Thanh, ‘Tình Hình Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Có Chuyển Biến Tốt’ (Trang tin Điện tử Đảng bộthành phố Hồ Chí Minh, 14 September 2020) accessed 4 November 2021. 272 Để giải quyết căn nguyên cho cho vấn đề nan giải này, chúng ta cần nhìn lạinhững quy định pháp lý cũng như thực tiễn trong việc quản lý đất đai. Từ đó, đưa ragiải pháp “ứng xử” đúng với đất đai – một loại tư liệu sản xuất vô cùng đặc biệt. 1. Lịch sử các loại hình sở hữu đất đai của người Việt trước khi thực dân Pháp đô hộ Ngay từ những năm đầu tiên của việc dựng nước, tổ tiên của người Việt đãbiết ứng xử với đất đai như một loại tư liệu sản xuất và tiêu dùng đặc biệt. Trải quachiều dài lịch sử, người Việt đã có các loại hình sở hữu đa dạng cho đất đai trướckhi bị người Pháp đô hộ. Đất đai của chế độ phong kiến được chia thành 2 loại, đấtthổ cư và đất ruộng. Loại thứ nhất là đất thổ cư. Đất này là đất thuộc sở hữu tư nhân được dùnglàm nơi ở và nơi thờ tự, có thể tự do mua bán, tự do chuyển nhượng. Chủ sở hữu cóthể là tư nhân, có thể là tổ chức, có thể là cả nhà nước. Loại thứ hai là đất ruộng, đất sản xuất hay còn được gọi ngược lại là ruộngđất, cũng có đủ các loại hình sở hữu: sở hữu tư, sở hữu tập thể (sở hữu cộng đồng cưdân) và sở hữu nhà nước. Mỗi một loại sở hữu có một quy chế pháp lý riêng biệt. Sựphức tạp được thể hiện rõ nhất là quy chế của loại ruộng đất của cộng đồng làng xã. Làng xã Việt Nam trong thời phong kiến độc lập có cả ruộng đất công củanhà nước trung ương lẫn ruộng đất công của làng xã. Sự tồn tại của bộ phận ruộngđất công của nhà nước trung ương trong địa giới của làng xã được nhiều nguồn tưliệu nói đến. Bộ phận ruộng đất công này gọi bằng nhiều tên khác nhau như: côngđiền, quan khố điền hay quốc khố điền. Đây là bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu củanhà nước trung ương, mà người đại diện là nhà Vua. Nhà vua có thể dùng loạiruộng này để cho việc phong thưởng vĩnh viễn hay hết đời cho các công thần tùytheo công trạng của họ. Số còn lại nhà Vua cử người trông coi và thu tô.5 Một loại ruộng đất rất cũng rất quan trọng là ruộng đất của công xã, cònđược gọi là ruộng quân cấp hay ruộng khẩu phân. Mỗi làng có một bộ phận đấtcông khẩu phân riêng, ít nhiều tùy thuộc vào mức độ phân hóa của nó. Đối với làngxã cổ, ruộng đất công khẩu phân vốn là bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu tập thể củacông xã thời nguyên thủy. Tình hình này được giữ nguyên khi xã hội có giai cấp rađời. Từ những buổi đầu xa xưa này, tục chia lại ruộng đất định kỳ 4- 5 năm theonhân khẩu/xuất đinh đã được hình thành và được phổ biến.6 Người nông dân xãviên không được chuyển nhượng ruộng đất công khẩu phân nhưng cũng không chịuràng buộc tập thể nào trong việc kinh doanh trên mảnh đất được chia đó. Theo địnhkỳ họ phải nộp lại phần ruộng được chia cũ để nhận phần ruộng được chia mới.Cuối mỗi vụ thu hoạch, người dân có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà nước và mộtchút nữa cho làng. Sau đó dần có sự thay đổi, làng xã mất quyền sở hữu ruộng đất công củamình (có thể từ thế kỷ 15) và chỉ giữ được một ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đất đai - tư liệu sản xuất đặc biệt tương ứng với hình thức sở hữu đặc biệt Đất đai - tư liệu sản xuất đặc biệt tương ứng với hình thức sở hữu đặc biệt Giảng viên Nguyễn Đăng Duy Sinh viên Vũ Thành Cự Khoa Luật, ĐHQGHNTóm tắt Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật năm 2020 đã đưa ra kết luận lĩnhvực khiếu nại, tố cáo hiện không có nhiều thay đổi so với năm trước, tập trung chủyếu về liên quan đến đất đai chiếm tỷ lệ 61,5% tổng số đơn khiếu nại. Một trongnhững lý do quan trọng dẫn đến hiện tượng trên là do chế độ sở hữu đất đai khôngrõ ràng mặc dù đất đai được quy định là sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủsở hữu, người dân chỉ có quyền sử dụng. Để khắc phục tình trạng trên, đòi hỏi phảicó cách nhìn mới về đất đai. Là một tư liệu sản xuất đặc biệt, đất đai nên có cáchquy định sở hữu đặc biệt tương ứng. Từ khoá: sở hữu đất đai nhà nước; như sở hữu tư nhân đất đai; sở hữu đấtđai của cộng đồng. Chế độ sở hữu được coi là một nhân tố của quan hệ kinh tế, quyết định đặcđiểm, tính chất của quan hệ sản xuất. Chế độ sở hữu thậm chí còn được coi là tiêuchí để đánh giá tiêu chuẩn kinh tế và xã hội hóa1. Là cơ sở xác lập mối quan hệ giữacác bên trong việc chiếm hữu, kiểm soát và định đoạt tài sản, quyền sở hữu thể hiệnbản chất của một chế độ xã hội2. Dưới góc độ pháp lý, quyền sở hữu là tập hợp cácquyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định từĐiều 186 đến Điều 196 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015. Những năng lực luật địnhnày đã được pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới công nhận3. Chủ sở hữu luôncó vị trí quyền lực nhất trong việc phân bổ tư liệu sản xuất và lợi ích trong quá trìnhsản xuất. Với tư cách là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng nhưng đất đaiở Việt Nam lại là một trong những lĩnh vực phát sinh nhiều tranh chấp nhất. Sựphức tạp khi xử lý các tranh chấp đất đai tại Việt Nam là nguồn gốc không xác địnhrõ, văn bản pháp luật hay thay đổi, các căn cứ pháp lý trong giao dịch hời hợt do sựthiếu hiểu biết của người mua cũng như người bán…Vì thế, các tranh chấp về đấtđai thường khó giải quyết và kéo dài. Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật năm2020 chỉ ra rằng, cơ cấu, lĩnh vực khiếu nại, tố cáo không có nhiều thay đổi so vớinăm trước, tập trung chủ yếu về liên quan đến đất đai chiếm tỷ lệ 61,5% tổng sốđơn khiếu nại4.1 Cúc Nguyễn, 20 Năm Đổi Mới và Hình Thành Thể Chế Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội ChủNghĩa (NXB Lý luận Chính trị 2005) 146.2 ibid 147.3 Wang Chenguang and Zhang Xianchu, Introduction to Chinese Law (Sweet & Maxwell 1997) 544.4 Vân Thanh, ‘Tình Hình Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Có Chuyển Biến Tốt’ (Trang tin Điện tử Đảng bộthành phố Hồ Chí Minh, 14 September 2020) accessed 4 November 2021. 272 Để giải quyết căn nguyên cho cho vấn đề nan giải này, chúng ta cần nhìn lạinhững quy định pháp lý cũng như thực tiễn trong việc quản lý đất đai. Từ đó, đưa ragiải pháp “ứng xử” đúng với đất đai – một loại tư liệu sản xuất vô cùng đặc biệt. 1. Lịch sử các loại hình sở hữu đất đai của người Việt trước khi thực dân Pháp đô hộ Ngay từ những năm đầu tiên của việc dựng nước, tổ tiên của người Việt đãbiết ứng xử với đất đai như một loại tư liệu sản xuất và tiêu dùng đặc biệt. Trải quachiều dài lịch sử, người Việt đã có các loại hình sở hữu đa dạng cho đất đai trướckhi bị người Pháp đô hộ. Đất đai của chế độ phong kiến được chia thành 2 loại, đấtthổ cư và đất ruộng. Loại thứ nhất là đất thổ cư. Đất này là đất thuộc sở hữu tư nhân được dùnglàm nơi ở và nơi thờ tự, có thể tự do mua bán, tự do chuyển nhượng. Chủ sở hữu cóthể là tư nhân, có thể là tổ chức, có thể là cả nhà nước. Loại thứ hai là đất ruộng, đất sản xuất hay còn được gọi ngược lại là ruộngđất, cũng có đủ các loại hình sở hữu: sở hữu tư, sở hữu tập thể (sở hữu cộng đồng cưdân) và sở hữu nhà nước. Mỗi một loại sở hữu có một quy chế pháp lý riêng biệt. Sựphức tạp được thể hiện rõ nhất là quy chế của loại ruộng đất của cộng đồng làng xã. Làng xã Việt Nam trong thời phong kiến độc lập có cả ruộng đất công củanhà nước trung ương lẫn ruộng đất công của làng xã. Sự tồn tại của bộ phận ruộngđất công của nhà nước trung ương trong địa giới của làng xã được nhiều nguồn tưliệu nói đến. Bộ phận ruộng đất công này gọi bằng nhiều tên khác nhau như: côngđiền, quan khố điền hay quốc khố điền. Đây là bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu củanhà nước trung ương, mà người đại diện là nhà Vua. Nhà vua có thể dùng loạiruộng này để cho việc phong thưởng vĩnh viễn hay hết đời cho các công thần tùytheo công trạng của họ. Số còn lại nhà Vua cử người trông coi và thu tô.5 Một loại ruộng đất rất cũng rất quan trọng là ruộng đất của công xã, cònđược gọi là ruộng quân cấp hay ruộng khẩu phân. Mỗi làng có một bộ phận đấtcông khẩu phân riêng, ít nhiều tùy thuộc vào mức độ phân hóa của nó. Đối với làngxã cổ, ruộng đất công khẩu phân vốn là bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu tập thể củacông xã thời nguyên thủy. Tình hình này được giữ nguyên khi xã hội có giai cấp rađời. Từ những buổi đầu xa xưa này, tục chia lại ruộng đất định kỳ 4- 5 năm theonhân khẩu/xuất đinh đã được hình thành và được phổ biến.6 Người nông dân xãviên không được chuyển nhượng ruộng đất công khẩu phân nhưng cũng không chịuràng buộc tập thể nào trong việc kinh doanh trên mảnh đất được chia đó. Theo địnhkỳ họ phải nộp lại phần ruộng được chia cũ để nhận phần ruộng được chia mới.Cuối mỗi vụ thu hoạch, người dân có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà nước và mộtchút nữa cho làng. Sau đó dần có sự thay đổi, làng xã mất quyền sở hữu ruộng đất công củamình (có thể từ thế kỷ 15) và chỉ giữ được một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chế độ sở hữu đất đai Sở hữu toàn dân Tư liệu sản xuất đặc biệt Sở hữu đất đai nhà nước Sở hữu đất đai của cộng đồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Kinh tế thị trường và thị trường quyền sử dụng đất: Định hướng và những đóng góp của Luật Đất đai
28 trang 48 0 0 -
Giáo trình Luật đất đai - NXB Hồng Đức: Phần 1
216 trang 38 0 0 -
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta
4 trang 30 0 0 -
Đề cương môn học: Luật đất đai
8 trang 30 0 0 -
Tài liệu học tập Luật Đất đai: Phần 1 - ThS. Lê Thị Phúc và Thân Văn Tài
37 trang 28 0 0 -
23 trang 26 0 0
-
Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam trong lịch sử và hiện nay
9 trang 22 0 0 -
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay
6 trang 19 0 0 -
Quản lý, sử dụng tài sản công ở cấp chính quyền địa phương trong chế độ sở hữu toàn dân ở Việt Nam
8 trang 17 0 0 -
155 trang 15 0 0