Thông tin tài liệu:
Chương 4 CÁC CHẤT ĐỘC (Fe, H2S, B, Mn, Al, độ mặn) TRONG ĐẤT LÚA NƯỚC 4.1 Độc sắt Độc Fe chủ yếu được gây ra do sự sự hấp thu quá nhiều Fe ừi nồng độ Fe trong dung dịch đất cao. Ngay từ khi mới cấy lúa có thể bị ảnh hưởng độc khi số lượng Fe được tích luỹ nhiều sau khi ngập lụt. Những giai đoạn sinh trưởng sau cây lúa bị ảnh hưởng độc Fe do hấp thụ quá nhiều Fe2+ bởi vì độ thấm của rễ tăng lên và sự khử của Fe của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đất lúa - Chương 4 Chương 4 CÁC CHẤT ĐỘC (Fe, H2S, B, Mn, Al, độ mặn) TRONG ĐẤT LÚA NƯỚC4.1 Độc sắt Độc Fe chủ yếu được gây ra do sự sự hấp thu quá nhiều Fe ừi nồng độ Fe trong dungdịch đất cao. Ngay từ khi mới cấy lúa có thể bị ảnh hưởng độc khi số lượng Fe được tích luỹnhiều sau khi ngập lụt. Những giai đoạn sinh trưởng sau cây lúa bị ảnh hưởng độc Fe do hấpthụ quá nhiều Fe2+ bởi vì độ thấm của rễ tăng lên và sự khử của Fe của vi sinh vật ở vùng rễđược tăng cường. Sự hấp thụ quá nhiều Fe làm cho hoạt động của enzim polyphenol oxidazatăng lên, dẫn đến sự hình thành các polyphenol bị oxi hoá, nguyên nhân của lá trở nên có màuđồng. Số lượng Fe quá lớn trong cây có thể làm tăng sự hình thành các gốc oxi có độ độc sinhhọc cao và là nguyên nhân của sự suy giảm protein và peroxy hoá lipit của màng tế bào. * Ngưỡng gây độc Fe + Đối với cây: Hàm lượng Fe bị ảnh hưởng của độc Fe thường cao (300-2000 mg Fe kg-1), nhưngnồng độ Fe giới hạn phụ thuộc vào tuổi của cây và tình trạng dinh duỡng nói chung. Ngưỡnggiới hạn thấp hơn ở các đất có dinh dưỡng không cân đối. Các cây bị độc Fe có hàm lượng K trong lá thấp (thường 300 mg Fe L-1 trong dung dịch đất. Nồng độdung dịch Fe giới hạn để xuất hiện độc Fe thay đổi rộng. Dải giá trị đã được ghi nhận từ 10đến 1000 mg Fe L-1 chỉ ra rằng độc Fe không gắn liền với nồng độ Fe trong dung dịch mộtcách đơn độc. Sự khác nhau giữa các nồng độ Fe trong dung dịch giới hạn được gây ra do cácsự khác nhau về khả năng của rễ lúa chống lại ảnh hưởng của độc Fe, phụ thuộc vào giai đoạnsinh trưởng của cây, trạng thái sinh lý và giống lúa gieo trồng (năng lực oxi hoá của rễ). Các đất có pH (H2O) + Các đất kaolinit có CEC thấp và nghèo P, K dễ tiêu. + Các đất phù sa hoặc đất phát triển trên sản phẩm dốc tụ. + Các đất phèn trẻ. Các đất than bùn ở vùng núi cao hoặc vùng đất trũng, chua. * Biện pháp xử lý độc Fe + Việc xử lý độc Fe trong thời gian sinh trưởng của lúa thường rất khó vì vậy cần cóchiến lược phòng ngừa để quản lý độc Fe. Các biện pháp phòng ngừa chính bao gồm: - Cấy các giống lúa chống được độc Fe (IR 8192-200, IR9764-45…) - Xử lý hạt (nếu gieo thẳng): tẩm hạt bằng các chất oxi hoá (ví dụ Ca peroxit 50-100khối lượng hạt), hoặc điều chỉnh chậm lại thời gian cấy, cấy khi nồng độ Fe2+ trong đất giảmxuống (ví dụ sau khi đất bị ngập nước 10-20 ngày mới cấy). - Không tưới nước liên tục, tránh để ngập nước liên tục ở các đất thoát nước kém, giàu 2+Fe và chất hữu cơ. - Bón cân đối NPK hoặc kết hợp bón NPK với vôi. Không bón quá nhiều phân hữu cơở các đất chứa nhiều Fe2+ và chất hữu cơ, thoát nước kém. Sử dụng ure thay cho đạm sunphat. - Hoàn chỉnh hệ thống thuỷ nông để có thể phơi ải đất sau khi thu hoạch. + Khi bị ngộ độc Fe có thể lựa chọn một trong các cách xử lý sau: - Bón bổ sung phân K, P và Mg. - Kết hợp bón vôi cho lớp đất mặt để nâng cao pH cho các đất chua. - Bón kết hợp khoảng 100-200 kg MnO2 ha-1 ở lớp đất mặt để làm giảm sự khử Fe3+. - Thực hiện tiêu giữa vụ để loại bỏ sự tích luỹ Fe2+. Giữa giai đoạn đẻ nhánh (25-30ngày sau cấy/gieo hạt), tiêu nước trên ruộng lúa và giữ không bị ngập nước (giữ ẩm) khoảng7-10 ngày để cải thiện việc cung cấp oxi trong thời gian đẻ nhánh.4.2 Độc sunphua Nồng độ quá cao của sunphua hydro trong đất làm giảm sự hấp thụ dinh dưỡng do làmgiảm sự hô hấp của bộ rễ. Sunphua hydro có ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất khi cây lúahấp thụ một lượng lớn. Rễ lúa thải CO2 dể oxi hoá H2S ở vùng rễ. Vì vây độ độc của H2S phụ thuộc vàocường độ oxi hoá của bộ rễ, nồng độ H2S trong dung dịch đất và tình trạng của bộ rễ đượcphản ánh bởi sự cung cấp dinh dưỡng. Những cây lúa non đặc biệt dễ bị tổn thương đối vớiđộc sunphua trước khi triển khai các điều kiện oxi hoá ở vùng rễ. * Ngưỡng gây độc sunphua Độc sunphua phụ thuộc vào nồng độ của sunphua và năng lực oxi hoá của bộ rễ lúa.Độc sunphua có thể xuất hiện khi nồng độ H2S trong dung dịch đất >0,07 mg L-1. * Các nguyên nhân gây ra độc sunphua Độc sunphua có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau: + Nồng độ H2S trong dung dịch đất lớn (do điều kiện khử mạnh và sự kết tủa FeS ít). + Tình trạng dinh dưỡng của cây trồng kém và không cân đối làm giảm năng lực oxihoá của bộ rễ (do thiếu P, Ca và Mg, đặc biệt khi thiếu K) + Sự dụng quá nhiều phân sunphat hoặc rác thải của các trung tâm dân cư hoặc khucông nghiệp cho các đất bị khử mạnh, tiêu nước kém. * Các trường hợp xuất hiện độc Fe Nếu số lượng sắt tự do (Fe2+) đủ thì nồng độ H2S thường thấp do hình thành FeSkhông tan. Vì vậy, độc sunphua gắn liền với đất nghèo Fe. Vì vi khuẩn khử SO42- thành H2Strở nên hoạt tính khi pH đất >5 nên độc H2S chủ yếu xuất sau khi ngập nước kéo dài. ĐộcH2S có th ...