Danh mục

Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ ngôn ngữ và giọng điệu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.76 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với phong cách lặng lẽ, trong đời thường và trong văn chương, Quế Hương đã cống hiến những tác phẩm có giá trị cho văn học Việt Nam đương đại. Truyện ngắn của Quế Hương đặc sắc nhờ sự lưu giữ, dung hợp văn hóa Huế với văn hóa nhiều vùng đất khác, thể hiện trên nhiều phương diện. Trong đó, ngôn ngữ và giọng điệu mang đậm dấu ấn văn hóa và biểu hiện rõ nhất đặc trưng phong cách của nhà văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ ngôn ngữ và giọng điệu DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƯƠNG NHÌN TỪ NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU VÕ THỊ NGỌC LAN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Với phong cách lặng lẽ, trong đời thường và trong văn chương, Quế Hương đã cống hiến những tác phẩm có giá trị cho văn học Việt Nam đương đại. Truyện ngắn của Quế Hương đặc sắc nhờ sự lưu giữ, dung hợp văn hóa Huế với văn hóa nhiều vùng đất khác, thể hiện trên nhiều phương diện. Trong đó, ngôn ngữ và giọng điệu mang đậm dấu ấn văn hóa và biểu hiện rõ nhất đặc trưng phong cách của nhà văn. Từ khóa: văn hóa, ngôn ngữ, giọng điệu.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh ra và lớn lên ở Huế, dù sau này chuyển vào Hội An và bây giờ sinh sống ở Đà Nẵng,nhưng trong những sáng tác của mình, Quế Hương đã mang đến cho người đọc những câuchuyện, những bức tranh tinh tế nhất về Huế. Đọc văn Quế Hương ta nhận ra những nét riêngcủa Huế không lẫn vào đâu được. Chất Huế thấm vào từng trang văn của chị, Huế của nhữngngày xưa, Huế từ trong vô thức vẫn luôn ẩn trong sâu thẳm để khi có cơ hội lại bộc phát. Nhữngngười con của Huế được sinh ra và lớn lên ở đây, dù có đi đâu, quê hương vẫn luôn thao thứctrong tâm hồn những người con xa quê. Với Quế Hương, Huế là sự thổn thức tìm về những ngàyxưa, sự ám ảnh về hình bóng những con người từ trong quá khứ đến hiện tại. Không chỉ thế,truyện ngắn của Quế Hương còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng nơibà đang sinh sống và một vài nét văn hóa khác của đất Việt. Chính vì thế mà ngôn ngữ và giọngđiệu trong truyện của chị không chỉ mang âm hưởng của vùng đất Huế nói riêng mà còn rộng ramiền Trung.2. NỘI DUNG2.1. Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ ngôn ngữ Ngôn ngữ chính là sự biểu hiện cho văn hóa, khi nói về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và vănhóa, PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên đã nói “Mỗi nền văn hóa lại có ngôn ngữ riêng của mình vớihệ thống ngữ pháp và quy tắc riêng… Ngôn ngữ không định danh một thực tế đã được sắp đặt rõràng; vai trò của nó còn mạnh mẽ và phức hợp hơn. Chức năng của ngôn ngữ là tổ chức, kiếntạo và thực sự nó cung cấp cho chúng ta khả năng duy nhất tiếp cận với thực tế” [6; tr. 57].Trong truyện ngắn Quế Hương, điều đó có thể được thấy rất rõ ràng qua hệ thống ngôn ngữ đậmmàu sắc văn hóa Huế, và sự dung hợp văn hóa vùng miền Việt Nam. Huế là cái nôi nuôi Quế Hương lớn lên và chất Huế đã thấm sâu tâm hồn chị cho nên khiđọc văn chị ta cảm nhận được cái hồn của người Huế qua lời ăn tiếng nói của các nhân vật. Phảikể đến đầu tiên là tiếng “dạ thưa” ngọt lịm làm say lòng người. Con gái Huế nhẹ nhàng, thíchnhững cái hài hòa, không thích những gì quá đối chọi gay gắt. Chính vì thế mà thái độ ứng xửcủa họ cũng nhẹ nhàng, dùng tiếng “dạ” để làm bình phong cho sự từ chối, từ chối nhẹ nhàngnhưng không kém phần quyết liệt. Chỉ trong cùng một truyện ngắn Ga xép, chỉ với một từ “dạ”mà đã chứa biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc và thái độ khác nhau khi nói ra, vui cũng “dạ”,buồn cũng “dạ”, đồng ý cũng “dạ” mà từ chối cũng “dạ” luôn và cách nhận biết chỉ có một làdựa vào sắc thái, âm điệu khi nói. Tiếng “dạ” ngập ngừng ấy còn thể hiện sự phản ứng chậm củangười Huế. Đó là quãng nghỉ cho sự e dè, cân nhắc trong giao tiếp, trước khi định nói điều gì cầnphải suy nghĩ thật kỹ càng, cũng là lễ nghĩa cần có khi giao tiếp. Người phụ nữ Huế thường 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016kín đáo, không bộc lộ tâm tình của mình cho người khác biết, huống chi đây là với một người lạ.Tiếng “dạ, thưa” ấy đã làm nên ấn tượng đặc sắc, gợi nhớ về xứ Huế không thua gì sông Hương,núi Ngự. Ngoài tiếng dạ thưa, truyện ngắn Quế Hương còn sử dụng những từ, những khẩu ngữmà chỉ ở Huế mới có. Ngôn ngữ biểu hiện rất rõ thái độ của mình với người khác, xứ Huế có từrất đặc biệt là “đồ”: “Người mà họ không thích, “không trọng vọng” cho lắm thì thường được họkêu là “đồ”. Chúng tôi đã đếm được 176 “đồ” liên tiếp trên 7 trang trong quyển Từ Điển TiếngHuế, đi từ “Đồ ăn không ngồi rồi, Đồ ba cha tám mẹ” cho đến “Đồ yêu ma quỷ quái, Đồ yêu tinhhà bá” [1]. Trong truyện ngắn Trần gian có mưa chúng ta bắt gặp “đồ mặt mo” hay “đồ xạo”,“đồ điêu” trong Ẩn lan,… Hay những khẩu ngữ Huế mà người đàn ông Việt kiều trong Chiếc láhình giọt lệ mải mê đi tìm những từ cổ lỗ sĩ ấy rồi tìm được “ăn như thúng lủng khu”. Và nhữngtừ xưng hô trong đời thường tạo nên một lớp từ vựng của riêng xứ Huế: “ôn, mụ, mạ, mệ, o…”Ngôn ngữ độc thoại nội tâm được Quế Hương ưu ái sử dụng rất nhiều để khắc họa tâm lý, tínhcách con người. Nhân vật của Quế Hương thường sống với hoài niệm, quá khứ của chính mình.Phố Hoài là tiếng ...

Tài liệu được xem nhiều: