Danh mục

Đầu cuối cuộc dân biến năm 1908 ở Trung Kì

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 886.17 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 40,000 VND Tải xuống file đầy đủ (64 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách này của Phan Châu Trinh viết về tình hình cuộc dân biến năm 1908 ở Trung Kì. Sách gồm có 2 phần, phần đầu là phần biện minh trước các lời buộc tội vu vơ của bản án. Đồng thời phê phán thái độ, thực học, và hành động của kẻ cầm cân công lý vào thời đó. Phần sau trình bày các sự việc xảy ra từ Bình Thuận đến Thanh Hóa mà lớp thân sĩ và nhân dân phải gánh chịu bởi chính sách đàn áp dã man của chính quyền bảo hộ và quan lại Nam triều. Mời các bạn cùng đón đọc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu cuối cuộc dân biến năm 1908 ở Trung Kì NGUYỄN Q. THẮNG (Tuyển chọn và giới thiệu)TRUNG KÌ DÂN BIẾN THỈ MẠT KÍ(ĐẦU CUỐI CUỘC DÂN BIẾN NĂM 1908 Ở TRUNG KÌ) PHAN CHÂU TRINH TÁC PHẨM TRUNG KÌ DÂN BIẾN THỈ MẠT KÍ (ĐẦU CUỐI CUỘC DÂN BIẾN NĂM 1908 Ở TRUNG KÌ) PHAN CHÂU TRINH TÁC PHẨM NGUYỄN Q. THẮNG (Tuyển chọn và giới thiệu) Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc ? Tổng Biên tập NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG Biên tập : NGUYỄN THỊ HOÀI THANH NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 38296764 ? 38256713 ? 38277326 ? 38223637 Fax: 84.8.38222726 ? Email: tonghop@nxbhcm.com.vnSách online: http://www.nxb hcm.com.vn - Eb ook://www.sachweb.vn NHÀ SÁCH TỔNG HỢP 1 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 38256804 NHÀ SÁCH TỔNG HỢP 2 86 ? 88 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 39433868 XNĐKXB số: 774?2013/CXB/109?86/ THTPHCM cấp ngày 12/6/2013 QĐXB số: 174/QĐ?THTPHCM-EBOOK 2013 ngày 31/12/2013 Nộp lưu chiểu quý I/2014 TRUNG KÌ DÂN BIẾN THỈ MẠT KÍ(Những bài ghi về đầu đuôi cuộc dân biến ở Trung Kì) PHAN CHÂU TRINHKÊU OAN VỀ VỤ DÂN BIẾN Ở TRUNG KÌ Năm 1908, dân tỉnh Quảng Nam, nhân việc làm xâugây biến, lan ra khắp các tỉnh Trung Kì. Khi việc đươngxảy ra thì chết và bị thương không ít, sau việc đã yên rồi,bị tù bị chém cũng rất nhiều. Tuy xảy ra thình lình, nhưng biến cố nguyên nhân cácquan Pháp và Nam lo tránh lỗi, nên đều trút tội cho thân sĩ,đem tội chống thuế mà buộc nặng, tội mưu làm giặc mà vuhãm, không cho biện bạch, kết án nặng bỏ tù mà không trahỏi, hoặc bắt được thì chém ngay. Bắt bớ thảm thiết hơn bắttrộm cướp, ngược đãi tàn nhẫn như đối với cầm thú, tiếngoan đầy trời, việc yên đã bốn năm rồi, nhà cầm quyền đãhai lần thay đổi. Ai ai cũng lau mắt ngóng cổ trông đượccứu xét cho mình. Việc đã lâu ngày, ám muội nhiều lắm. Tôi cũng là mộtngười liên lụy trong đó, sự chết chỉ còn cách tôi một sợi tóc, 3Nguyễn Q. Thắngmay được nhờ ơn lớn còn thấy được mặt trời. Từ khi quaPháp thường được chiếu cố, tôi không xiết cảm kích. Nhưngmột mình cái thân tôi không thẹn gì, mà ngó lại nhớ đến sĩdân nước Nam cũng là con dân nước Đại Pháp, thì những sựđau khổ cũng phải đem ra tỏ bày để cầu được thương xót.Huống chi thân sĩ với tôi đồng bệnh cùng thương, khôngtội bị án, oan sâu như biển, hoặc bị trói mình ngoài hoangđảo, ngày ngày chịu roi vọt, đến nay sống chết chưa biết,hoặc vùi xương ở xứ khác, vợ con không thể lãnh chôn,có ai nhắc đến thì đau lòng nát ruột. Bởi vậy nên tôi ngàyđêm than thở, tật bệnh dồn tới; nằm không yên, ăn khôngngon, mỗi khi nhớ đến thì nước mắt tự nhiên chảy ra, bùingùi buồn bã vậy. Nay tôi xin đem đầu đuôi sự biến lúc ấy, và sự xử tộithảm khốc, và sự ám muội trong khi kết án, vì quan lớn màtỏ bày sơ lược từng khoản một.1. Chứng thực nguyên nhân cuộc khởi biến là bởi việc xin xâu mà r a. 1. Năm 1908 dân biến bắt đầu phát ra ở huyện Đại Lộc,tỉnh Quảng Nam, mà dân Đại Lộc lại thiệt vì việc làm xâugây ra biến. Năm ấy, vào hạ tuần tháng giêng âm lịch, viên tri huyệnĐại Lộc nhân việc xâu mà sách nhiễu tiền của dân, lại tăngkhống số dân lên quá số thiệt trong xã, dân các xã khôngchịu nổi (Nguyên tháng trước đó, viên huyện vì nhiễu dân,bị dân các xã kiện tại tòa công sứ, tòa xử viên ấy không4 Trung kì dân biến thỉ mạc kílỗi, nên nay viên huyện nhân đó ỷ thế, lấy việc bắt xâu màbáo thù. Vì sự khiêu khích đó, nên sinh ra biến. Đó là cáinguyên nhân đầu đã sinh ra cái nguyên nhân này vậy) rủnhau họp tính việc đi kiện lần nữa, viên huyện ấy biết, lạiđi báo vụ trước với tòa sứ rằng: xã dân nổi loạn (cái lối ấylà cái chước hay thuở nay của các quan Nam bắt dân lo lót,không phải chỉ một viên huyện ấy mà thôi đâu, vì vậy nêndân bị hại nhiều, sẽ nói nơi khác). (1) Quan công sứ ủy cho quan binh đi khám, chưa kịp đithì xã dân nghe tin như vậy, lo sợ, rủ nhau chừng một trămngười dân của bốn năm xã, tới tòa sứ biện bạch và chỉ tríchcái tệ quan huyện sách nhiễu. Ban đầu quan sứ còn bênhvực quan huyện, đến khi thấy nhân dân tới đông dần, đồngthanh kêu oan, thì biết không xong, nên lập tức cách đuổiviên huyện nọ. Nhưng lúc đó thì nhân dân nhóm hai bêntòa sứ hơn 300 người hầu cứu đã ba, bốn ngày rồi. Bởi thế,nên dân các làng lân cận, làng nào bị khổ về việc làm xâu[do quan] cũng tranh nhau đến tòa sứ mà kêu. Người nhóm đã nhiều, thì sự huyên truyền cũng lắm,hoặc nói công sứ bỏ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: