Thông tin tài liệu:
ĐẦU ÓC CỦA MỘT KỲ THỦ
Ông đã sống bên khẩu súng và thường phải giáp mặt với cái chết cũng bởi súng ống. Người thanh niên du kích ấy đã phản ứng rất mau lẹ để né tránh những mũi đạn không khác gì như một người lính dày dạn chiến trường, vị Thủ tướng ấy đã bị B-40 và lựu đạn nhắm vào mình. Những kẻ thù của ông nhiều lần cố ám sát ông. Họ đã không thể làm gì được ông. Cuộc chiến nóng bỏng mà ông đã bị đắm chìm vào và bị kích động khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẦU ÓC CỦA MỘT KỲ THỦ
ĐẦU ÓC CỦA MỘT KỲ THỦ
Ông đã sống bên khẩu súng và thường phải giáp mặt với cái chết cũng bởi súng
ống. Người thanh niên du kích ấy đã phản ứng rất mau lẹ để né tránh những mũi
đạn không khác gì như một người lính dày dạn chiến trường, vị Thủ tướng ấy đã
bị B-40 và lựu đạn nhắm vào mình. Những kẻ thù của ông nhiều lần cố ám sát ông.
Họ đã không thể làm gì được ông. Cuộc chiến nóng bỏng mà ông đã bị đắm chìm
vào và bị kích động khi còn là một cậu bé, đã tiếp tục diễn ra ác liệt suốt cho tới
tuổi trung niên. Ông đã nhận biết không có hòa bình và phản ứng lại với mọi tình
hình là cách mà một người du kích sẽ làm. Một mạng lưới phức tạp lộn xộn mà
ông đã len lỏi qua đó có thể đã tiêu diệt ông. Nhưng nó vẫn còn để ông sống.
Ông nhận định “Họ không thể lật đổ tôi bằng vũ lực. Nếu họ muốn trừ khử tôi, họ
sẽ phải chơi nước cờ chính trị tài tình hơn tôi”.
Tình trạng không an toàn của ông bắt nguồn từ những kẻ thù vây quanh, bao gồm
Khơme Đỏ , những người Bảo hoàng và các nhà lãnh đạo phe đối lập, họ muốn
loại trừ ông . Tình hình thiếu an toàn đã khiến ông phải phát triển mạng lưới an
ninh, ông đã tự bố trí các lính bảo vệ được chọn lọc kỹ lưỡng, và ngoài họ ra còn
một lực lượng vũ trang tinh nhuệ có thể được điều động để yểm trợ chính phủ.
Những người chỉ trích Hun Sen thường hay so sánh ông với Pol Pot và Stalin.
Nhưng lý lẽ căn bản bên dưới những sự so sánh ấy chỉ là hời hợt bên ngoài và sai
lầm, vì ông đã ghê tởm chính các cuộc thảm sát của họ và đã bỏ trốn. Ông đã từ
chối thực hiện mệnh lệnh của Pol Pot tấn công cộng đồng nhỏ bé những người
theo Hồi giáo. Nhưng ông đã sống trong những giai đoạn bạo lực và cuối cùng
gánh nặng trách nhiệm của hoàn cảnh đã biến ông thành một nhân vật độc tài. Ông
muốn trở thành như thế, và chẳng có cách nào khác hơn. Một người độc tài duy
nhất có thể kiểm soát được bạo lực và một xã hội đã bị chia rẽ tan nát vì cuộc
chiến.
Phương Tây đã tỏ ra không khoan dung với ông. Họ muốn ông trở thành người
theo chế độ dân chủ ôn hòa. Hun Sen đã không nhịn được kiểu lên mặt dạy đời của
những người phương Tây. Ông biết chuyện gán ghép một chế độ theo kiểu Mỹ ở
một nước châu Á đang hết sức bất ổng, bên cạnh bờ vực của tình trạng hỗn loạn,
nơi mà cuộc nội chiến vấn còn bốc háy âm ỉ sẽ là một sai lầm. Điều đó không thể
thực hiện được ở Trung Quốc và cũng không thể áp dụng ở Campuchia . Hun Sen
đã chấp nhận thử thách và đối đầu với phương Tây.
Ông nói “Tôi muốn trở thành một nhân vật có thế lực và làm được điều gì đó cho
đất nước tôi”.
Những lời nói đó là tính cách tiêu biểu cho dòng dõi tộc trưởng. Nhưng ông không
phải nhân vật có thế lực từ dòng dõi tộc trưởng tiêu biểu. Ông không cho rằng sự
tàn sát và tội diệt chủng có thể sắp đặt một trật tự mới cho xã hội, và điều đó cũng
không đưa đất nước ông đến chỗ thịnh vượng. Thay vào đó , ông tạo ra cơ cấu tổ
chức cho một nền dân chủ độc đoán, ông đòi hỏi người dân phải tôn trọng và đề
cập đến việc thực hiện điều kỳ diệu về kinh tế, nhưng trong khuôn khổ văn minh
của nền dân chủ.
Ông muốn quyền lực, thậm chí đã khao khát điều đó giống như bất cứ chính trị gia
nào khác. Ông đã hàng ngày hô hào đến kiệt sức, nói chuyện với đông đảo người
dân ở các tỉnh mà họ còn mập mờ chưa hiểu rõ, cho tới khi mất cả tiếng. Ông đã
tham gia lãnh đạo cuộc vận động giống như một đảng viên Đảng Dân chủ. Ông đã
cố tranh thủ sự ủng hộ của cử tri bằng những lời hứa hẹn, và thực sự đem lại cho
họ một số những điều ấy, xây dựng trường học, đường sá và các kênh mương tưới
tiêu ở khắp nước. Ông không tìm cách trả thù những người đã không bỏ phiếu cho
ông. Ngược lại, ông đã trở lại với họ và cho họ những thứ họ cần – trường học, hệ
thống kênh mương thủy lợi. Ông chuyện trò với họ, hút chung cùng một điếu
thuốc, và họ đã đáp lại tình cảm của ông.
Con người này đã mang trong mình hình ảnh của cậu bé ấy. Ông đã lắng nghe cậu
bé trong chính con người mình và đã được định hình từ cậu bé ấy. Không nhiều
người biết về cuộc sống thời thơ ấu của ông và những khó khăn ông đã phải đương
đầu. Ông sẽ không quên một thời đau khổ của cậu bé ấy, ký ức về những cơn đói
triền miên và sự xa cách gia đình. Ông bị dằn vặt bởi những cảnh chết chóc mà
mình đã chứng kiến khi còn ở tuổi thiếu niên. Những hình ảnh đó đã khắc ghi vào
tâm trí ông. Giấc mơ tồi tệ đã làm ông phải thức giấc vào ban đêm, mồ hôi đổ ra
như tắm chẳng khác gì giấc mơ của một người lính đã từng trải qua một cuộc
chiến kinh hoàng.
Những giấc mơ đó không bao lâu đã diễn ra. Cậu bé ấy đã phải xa rời tình cảm ấm
áp và nơi che chở của gia đình mình ở Kompong Cham, và buộc lòng phải đến
sống ở một ngôi chùa nhờ vào lòng tốt của các nhà sư, vì cha mẹ ông lúc bấy giờ
đã rơi vào tình cảnh túng quẫn. Ở nơi đó, vào tuổi còn trẻ dại, ông đã học được
những bài học về cuộc đời nghiệt ngã là như thế nào. Ông đã phải đi khất thực để
nuôi các nhà sư và bản thân mình, phải đi xách nước từ xa về và ngủ trên sàn ván
gỗ, bị muỗi đốt đến phát bệnh.
Ông đã trải qua hàng giờ trên các k ...