Danh mục

Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997-2016

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 298.69 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy nhằm phân tích thực trạng hoạt động FDI, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế và ảnh hưởng của FDI và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1997–2016.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997-2016 Nguyễn Thị Thúy Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 123 - 129 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1997 – 2016 Nguyễn Thị Thúy Vân*, Đặng Kim Oanh, Nguyễn Thị Thùy Dung Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kể từ khi tái lập tỉnh Thái Nguyên (năm 1997) cho đến nay nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và khu vực có vốn nước ngoài ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của tỉnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một trong những tiêu chí cơ bản đo lường quá trình CNH, HĐH và FDI có quan hệ chặt chẽ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Dựa trên số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy nhằm phân tích thực trạng hoạt động FDI, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế và ảnh hưởng của FDI và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1997 – 2016. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, công nghiệp hóa, Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ * Chuyển dịch cơ cấu lao động có vai trò quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế đúng hướng sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động từ đó thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kể từ khi tái lập tỉnh Thái Nguyên năm 1997 cho đến nay, lượng vốn FDI vào địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là trong những năm gần đây đã có những đóng góp tích cực đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp. Bài viết này sẽ phân tích vài nét về thực trạng thu hút FDI, tính toán tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động và ảnh hưởng của FDI tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1997 – 2016. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. * Tel: 0912 766598, Email: Thuyvantueba@gmail.com CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành cấu thành nền kinh tế giữa hai thời kỳ khác nhau. Chuyển dịch cơ cấu lao động ngoài việc xem xét cả sự thay đổi tỷ trọng lao động giữa ngành trong nền kinh tế có đúng hướng hay không cũng cần xem xét tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành là nhanh hay chậm. Để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai thời kỳ, có thể so sánh tỷ trọng lao động trong các ngành, thành phần trong nền kinh tế giữa hai thời kỳ với nhau. Chỉ tiêu này cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng hay giảm tỷ trọng lao động của từng ngành, từng thành phần trong nền kinh tế và đánh giá sự phù hợp với xu hướng phát triển và mức độ đạt được các chỉ tiêu kế hoạch. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phản ánh chính xác mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai thời kỳ là nhanh hay chậm, không phản ánh rõ sự thay đổi cơ cấu lao động của cả nền kinh tế. Vì vậy, có thể sử dụng kết hợp cả sự thay đổi tỷ trọng các ngành và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động 123 Nguyễn Thị Thúy Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ để xem xét xu hướng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động như nhiều nghiên cứu đã thực hiện. Phương pháp thường được sử dụng để đo lường tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động là phương pháp véc-tơ [1] [2] Theo phương pháp này, mỗi cơ cấu lao động trong một giai đoạn (thường tính bằng năm) được thể hiện bằng một véc-tơ. Góc hợp bởi hai véc-tơ, góc φ, cho biết sự thay đổi cơ cấu lao động giữa hai thời kỳ nghiên cứu. Theo Trần Thọ Đạt và Lê Quang Cảnh (2015), sự thay đổi cơ cấu sẽ được tính toán dựa trên giá trị cosφ [1] theo công thức sau: Trong đó, ai là tỷ trọng lao động ngành i ở năm gốc; bi là tỷ trọng lao động ngành i ở năm nghiên cứu; i = 1÷ n, với n là số ngành trong nền kinh tế. 0 ≤ cosφ ≤ 1: cosφ càng nhỏ (gần về giá trị 0) thì sự chuyển dịch cơ cấu càng lớn và ngược lại, cosφ càng lớn (gần về giá trị 1) thì sự chuyển dịch cơ cấu càng nhỏ, cosφ = 1 có nghĩa rằng không có sự thay đổi cơ cấu lao động trong nền kinh tế, cosφ = 0 thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động là lớn nhất, lúc này hai véc-tơ cơ cấu a và b là vuông góc với nhau. Như vậy, giá trị của góc φ luôn thỏa mãn 00 ≤ φ ≤ 900. Góc φ càng nhỏ (gần về 00), tương ứng với cosφ càng lớn (gần về 1) thì sự chuyển dịch cơ cấu ít và ngược lại. Nếu gọi kapa cấu lao động thì: là tốc độ chuyển dịch cơ Phương pháp véc-tơ này chỉ ra cách xác định thay đổi cơ cấu có thể sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau, trong các khoảng thời gian khác nhau. Có thể tính toán tốc độ chuyển dịch cơ cấu liên hoàn hoặc định gốc. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp véc-tơ để tính toán tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tại tỉnh Thái Ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: