Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Chính sách thu hút FDI bền vững của Singapore
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 930.93 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích thực trạng chính sách của đảo quốc sư tử trong việc thu hút FDI bền vững trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ ra những điểm sáng của Singapore trong việc sử dụng các chính sách này nhằm thu hút FDI bền vững, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị cho Singapore trong việc duy trì thu hút FDI bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Chính sách thu hút FDI bền vững của Singapore ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 33 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI BỀN VỮNG CỦA SINGAPORE Nguyễn Ngọc Diệp - Chu Tiến Minh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Singapore được ví như một trong bốn con rồng của châu Á với khả năng phát triển nhanh chóng và vượt bậc về kinh tế - xã hội. Bài viết phân tích thực trạng chính sách của đảo quốc sư tử trong việc thu hút FDI bền vững trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ ra những điểm sáng của Singapore trong việc sử dụng các chính sách này nhằm thu hút FDI bền vững, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị cho Singapore trong việc duy trì thu hút FDI bền vững. Từ khoá: FDI, chính sách thu hút FDI, FDI bền vững, Singapore. FOREIGN DIRECT INVESTMENT: POLICIES ON SUSTAINABLE FDI ATTRACTION OF SINGAPORE Abstract Singapore is likened to one of the four dragons of Asia in terms of rapid and outstanding socio-economic development. The article analyzes the current status of the Singapore's policies in attracting sustainable FDI in terms of economy, society, and environment. Based on such results, the study points out the bright spots of Singapore in using these policies to attract sustainable FDI, thereby proposing some recommendations for Singapore in maintaining sustainable FDI attraction. Keywords: FDI, policies to attract FDI, sustainable FDI, Singapore. 1. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia và rộng hơn là phát triển kinh tế toàn cầu. Trong lĩnh vực này, Singapore nổi bật với khả năng thu hút FDI bền vững qua các năm, thậm chí nguồn vốn này còn mang lại cho quốc gia sự phát triển thần kỳ về mọi mặt với nhiều thành tựu ấn tượng. Theo Venu (2007), nền kinh tế Singapore đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế phi thường trong hơn ba thập kỷ, dù trước đó, Singapore phải đối mặt với nhiều khó khăn từ ngày đầu độc lập như tình hình bất ổn định chính trị xã hội, tỷ lệ thất nghiệp cao, trình độ phát triển yếu kém,... Singapore là đất nước thiếu nguồn tài nguyên có sẵn nhưng lại có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi trong việc giao thương với các quốc gia khác trên thế giới. Chính từ đặc điểm 34 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa này, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, quốc đảo sư tử đã lựa chọn theo đuổi chính sách thực dụng, mở cửa quốc gia thông qua hoạt động ngoại thương và thu hút FDI. Các chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài tại Singapore đã đem lại những kết quả vô cùng tích cực: Singapore luôn thuộc top quốc gia tiếp nhận tổng dòng vốn FDI lớn nhất toàn cầu (UNCTAD) trong nhiều năm, bộ mặt đất nước được thay đổi toàn diện: một đất nước từ thế giới thứ ba vươn lên thế giới thứ nhất, một quốc gia nghèo trở thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới hay từ vũng lầy, Singapore trở thành quốc gia phồn vinh, thịnh vượng nhất thế giới… Bài viết này tập trung vào chính sách thu hút FDI bền vững và hiệu quả của nó, thể hiện qua nhiều khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường, với trường hợp của Singapore. 2. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Trong nhiều thập kỷ gần đây, đề tài về vai trò, tầm quan trọng cũng như tác động của FDI đến nền kinh tế của một quốc gia nói riêng, ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô hay đến nền kinh tế toàn cầu nói chung được tranh luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn kinh tế cấp quốc gia, khu vực và trên thế giới, trong đó mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là một trong những khía cạnh được quan tâm nhất. Các nghiên cứu về khía cạnh này, như Financing for Development Series: Foreign Direct Investment – A Means to Foster Sustainable Development? của Kubny, Lundsgaarde và Patel (2008) và A Literature Review on the Relationship between Foreign Direct Investment and Economic Growth của Wan (2010) đều nhận định 2 tác động trái ngược của FDI. Một mặt, FDI góp phần tăng vốn trong nước, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ/kỹ năng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế của nước nhận đầu tư, nên được coi là động lực của tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Herman, 2011). Mặt khác, FDI có thể tạo ra những tác động tiêu cực như lấn át đầu tư trong nước, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty nước ngoài và trong nước, dẫn đến bất bình đẳng thị trường,… Tuy nhiên, thời gian gần đây, khía cạnh đáng chú ý nhất về FDI đã thay đổi từ FDI đến tăng trưởng và ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Chính sách thu hút FDI bền vững của Singapore ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 33 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI BỀN VỮNG CỦA SINGAPORE Nguyễn Ngọc Diệp - Chu Tiến Minh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Singapore được ví như một trong bốn con rồng của châu Á với khả năng phát triển nhanh chóng và vượt bậc về kinh tế - xã hội. Bài viết phân tích thực trạng chính sách của đảo quốc sư tử trong việc thu hút FDI bền vững trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ ra những điểm sáng của Singapore trong việc sử dụng các chính sách này nhằm thu hút FDI bền vững, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị cho Singapore trong việc duy trì thu hút FDI bền vững. Từ khoá: FDI, chính sách thu hút FDI, FDI bền vững, Singapore. FOREIGN DIRECT INVESTMENT: POLICIES ON SUSTAINABLE FDI ATTRACTION OF SINGAPORE Abstract Singapore is likened to one of the four dragons of Asia in terms of rapid and outstanding socio-economic development. The article analyzes the current status of the Singapore's policies in attracting sustainable FDI in terms of economy, society, and environment. Based on such results, the study points out the bright spots of Singapore in using these policies to attract sustainable FDI, thereby proposing some recommendations for Singapore in maintaining sustainable FDI attraction. Keywords: FDI, policies to attract FDI, sustainable FDI, Singapore. 1. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia và rộng hơn là phát triển kinh tế toàn cầu. Trong lĩnh vực này, Singapore nổi bật với khả năng thu hút FDI bền vững qua các năm, thậm chí nguồn vốn này còn mang lại cho quốc gia sự phát triển thần kỳ về mọi mặt với nhiều thành tựu ấn tượng. Theo Venu (2007), nền kinh tế Singapore đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế phi thường trong hơn ba thập kỷ, dù trước đó, Singapore phải đối mặt với nhiều khó khăn từ ngày đầu độc lập như tình hình bất ổn định chính trị xã hội, tỷ lệ thất nghiệp cao, trình độ phát triển yếu kém,... Singapore là đất nước thiếu nguồn tài nguyên có sẵn nhưng lại có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi trong việc giao thương với các quốc gia khác trên thế giới. Chính từ đặc điểm 34 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa này, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, quốc đảo sư tử đã lựa chọn theo đuổi chính sách thực dụng, mở cửa quốc gia thông qua hoạt động ngoại thương và thu hút FDI. Các chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài tại Singapore đã đem lại những kết quả vô cùng tích cực: Singapore luôn thuộc top quốc gia tiếp nhận tổng dòng vốn FDI lớn nhất toàn cầu (UNCTAD) trong nhiều năm, bộ mặt đất nước được thay đổi toàn diện: một đất nước từ thế giới thứ ba vươn lên thế giới thứ nhất, một quốc gia nghèo trở thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới hay từ vũng lầy, Singapore trở thành quốc gia phồn vinh, thịnh vượng nhất thế giới… Bài viết này tập trung vào chính sách thu hút FDI bền vững và hiệu quả của nó, thể hiện qua nhiều khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường, với trường hợp của Singapore. 2. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Trong nhiều thập kỷ gần đây, đề tài về vai trò, tầm quan trọng cũng như tác động của FDI đến nền kinh tế của một quốc gia nói riêng, ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô hay đến nền kinh tế toàn cầu nói chung được tranh luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn kinh tế cấp quốc gia, khu vực và trên thế giới, trong đó mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là một trong những khía cạnh được quan tâm nhất. Các nghiên cứu về khía cạnh này, như Financing for Development Series: Foreign Direct Investment – A Means to Foster Sustainable Development? của Kubny, Lundsgaarde và Patel (2008) và A Literature Review on the Relationship between Foreign Direct Investment and Economic Growth của Wan (2010) đều nhận định 2 tác động trái ngược của FDI. Một mặt, FDI góp phần tăng vốn trong nước, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ/kỹ năng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế của nước nhận đầu tư, nên được coi là động lực của tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Herman, 2011). Mặt khác, FDI có thể tạo ra những tác động tiêu cực như lấn át đầu tư trong nước, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty nước ngoài và trong nước, dẫn đến bất bình đẳng thị trường,… Tuy nhiên, thời gian gần đây, khía cạnh đáng chú ý nhất về FDI đã thay đổi từ FDI đến tăng trưởng và ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài Chính sách thu hút FDI Dịch vụ xuất khẩu của Singapore Năng suất lao động của Singapore Tăng trưởng kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 723 3 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 248 0 0 -
10 trang 216 0 0
-
13 trang 193 0 0
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 170 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 165 0 0 -
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 164 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 152 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 144 0 0