Danh mục

Dạy học các bài thực hành làm văn trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng hình thành năng lực phản biện cho học sinh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 471.48 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa vào đặc điểm của loại bài thực hành làm văn ở lớp 11, có thể phát triển năng lực phản biện cho học sinh bằng nhiều hình thức như: xây dựng hệ thống bài tập hướng đến rèn cho học sinh các kĩ năng cần thiết cho hoạt động phản biện, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động phản biện gắn với nội dung giờ thực hành... Như vậy, qua giờ học, học sinh không chỉ được trau dồi về kiến thức mà còn có thể hình thành được năng lực phản biện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học các bài thực hành làm văn trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng hình thành năng lực phản biện cho học sinhDẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH LÀM VĂNTRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO HƯỚNGHÌNH THÀNH NĂNG LỰC PHẢN BIỆN CHO HỌC SINHNGUYỄN THỊ TRÚC QUỲNH 1 - TRẦN HỮU PHONG 21Trường THPT Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu2Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học HuếTóm tắt: Việc hình thành năng lực phản biện cho học sinh thông qua dạyhọc làm văn trong chương trình Ngữ văn 11 là một việc làm hữu ích, phùhợp với xu thế dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học củagiáo dục hiện nay. Dựa vào đặc điểm của loại bài thực hành làm văn ở lớp11, có thể phát triển năng lực phản biện cho học sinh bằng nhiều hình thứcnhư: xây dựng hệ thống bài tập hướng đến rèn cho học sinh các kĩ năng cầnthiết cho hoạt động phản biện, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt độngphản biện gắn với nội dung giờ thực hành... Như vậy, qua giờ học, học sinhkhông chỉ được trau dồi về kiến thức mà còn có thể hình thành được nănglực phản biện.Từ khóa: thực hành, bài tập làm văn, năng lực phản biện, học sinh, kĩ năng1. ĐẶT VẤN ĐỀTheo định hướng đổi mới chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của giáodục Việt Nam hiện nay, phản biện là một trong những năng lực cần thiết phải trang bịcho học sinh [1]. Trong nhà trường, năng lực phản biện có thể được hình thành qua mộtsố môn học nhưng chủ yếu được hình thành và phát triển thông qua môn Ngữ văn. Bởivì, những kĩ năng cơ bản phục vụ cho giao tiếp như nghe, nói, đọc viết được hình thànhvà rèn luyện thông qua môn học này là nền tảng, điều kiện không thể thiếu được choviệc tiếp nhận, phân tích thông tin cũng như việc tranh luận, biểu đạt quan điểm của họcsinh. Tuy nhiên, mỗi phân môn trong môn Ngữ văn lại có vị trí, vai trò riêng trong việchình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh. Nếu phân môn Đọc hiểu hìnhthành cho học sinh hứng thú và động cơ phản biện, phân môn Tiếng Việt giúp chongười học biết cách sử dụng ngôn ngữ để thực hiện hoạt động phản biện thì phân mônLàm văn, với tính tổng hợp cao, sẽ trang bị cho học sinh những tri thức, kĩ năng để hiệnthực hoá quá trình phản biện. Nói cách khác, nếu phân môn Đọc hiểu, Tiếng Việt tạo ranhững điều kiện cần thì phân môn Làm văn cung cấp cho học sinh những điều kiện đủđể hình thành năng lực phản biện. Đặc biệt, ở phân môn Làm văn trong chương trìnhNgữ văn 11, các bài về thao tác lập luận như thao tác so sánh, bình luận, bác bỏ, phântích… là những nội dung rất giàu tiềm năng để hình thành và phát triển năng lực phảnbiện cho học sinh. Bởi vì, các bài học này không chỉ giúp học sinh hiện thực hoá nhucầu và động cơ phản biện mà còn giúp các em biết cách sử dụng các thao tác của tư duyphù hợp, sáng tạo trong quá trình phản biện.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 01(41)/2017: tr. 53-61Ngày nhận bài: 14/3/2017; Hoàn thành phản biện: 21/3/2017; Ngày nhận đăng: 30/3/201754NGUYỄN THỊ TRÚC QUỲNHTuy có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực phản biện nhưngviệc dạy học làm văn nói chung và dạy học làm văn cho học sinh lớp 11 nói riêng vẫnchưa thực sự chú trọng đến việc hình thành và phát triển năng lực này cho học sinh. Cólẽ vì vậy, qua bài học, các em chỉ mới nắm được các thao tác lập luận một cách rời rạcchứ chưa có năng lực kết hợp các thao tác này một cách hợp lí để bày tỏ quan điểm mộtcách chặt chẽ, thuyết phục.Bài viết nhằm đề xuất một số biện pháp dạy học các tiết thực hành làm văn trongchương trình Ngữ văn 11 theo hướng hình thành và phát triển năng lực phản biện chohọc sinh.2. NỘI DUNG2.1. Phản biện là việc làm rất cần thiết khi tiếp nhận, đánh giá một ý kiến, quan điểmhay một vấn đề lí luận hay thực tiễn nào đó. Để phản biện, người ta phải đưa ra nhữnglập luận, lý lẽ, bằng chứng nhằm làm sáng tỏ những phương diện khác nhau của vấn đề:tốt/xấu, đúng/sai, hay/dở, tích cực/tiêu cực...Về khái niệm năng lực phản biện, có thể hiểu đó là “năng lực nắm bắt, khai minh chânlí, chỉ ra các ngụy biện/ ngụy tạo, cảnh báo các ngộ nhận, các nguy cơ (nếu có). Nó làmxuất hiện nhu cầu phản tỉnh, thôi thúc nhận thức lại các đối tượng, vấn đề trong chuyênmôn. Năng lực phản biện là năng lực phát hiện ra những bất cập, bất hợp lí... để có thểnhận thức lại một cách đúng đắn hơn” [8, tr. 393].Nội hàm của khái niệm năng lực phản biện được hình thành từ 3 yếu tố: tư duy phảnbiện, kĩ năng phản biện và thái độ công tâm, rõ ràng trong tranh biện. Trong đó, yếu tốkiến thức đóng vai trò nền tảng cho năng lực phản biện chính là tư duy phản biện. Vớihọc sinh, năng lực phản biện thể hiện qua việc vận dụng tri thức đã học để giải quyếtmột vấn đề cụ thể; biết phân tích, chứng minh, luận giải, tổng hợp đánh giá vấn đề; biếtphân loại, đặt ra các giả thuyết hoặc tìm ra các luận điểm, luận cứ khác nhau trong sự sosánh, kiểm tra và tìm cách thuyết phục nhất khi nêu được chính kiến của mình [6].T ...

Tài liệu được xem nhiều: