Dạy học đồng cấp: Một giải pháp dạy học phân hóa cho các lớp học ngoại ngữ trực tuyến tại Trường Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 104.90 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Dạy học đồng cấp: Một giải pháp dạy học phân hóa cho các lớp học ngoại ngữ trực tuyến tại Trường Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội" tập trung trình bày tổng quan và cách thức vận dụng của giải pháp này cho sinh viên cho sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh (BEL), Trường Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học đồng cấp: Một giải pháp dạy học phân hóa cho các lớp học ngoại ngữ trực tuyến tại Trường Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n7.66 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 7, pp. 66-71 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn DẠY HỌC ĐỒNG CẤP: MỘT GIẢI PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO CÁC LỚP HỌC NGOẠI NGỮ TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG QUỐC TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Dương Thị Thiên Hà1 Tóm tắt. Trong thực tế giảng dạy, một trong những thách thức lớn nhất mà giảng viên, đặc biệt là giảng viên dạy ngoại ngữ, phải đối mặt là các lớp học đa trình độ, nơi học sinh có nền tảng học vấn, năng lực, phong cách học khác nhau. Trong bối cảnh và điều kiện hiện tại ở Việt Nam, đang có rất nhiều các cơ sở giáo dục phải tổ chức lớp học đa trình độ như vậy. Thực tế này càng trở nên khó khăn hơn về mọi mặt từ quản lý lớp, theo dõi tiến độ học tập của sinh viên cho đến tạo động lực học tập cho sinh viên khi các lớp học này diễn ra trực tuyến do đại dịch Covid. Trong hoàn cảnh đó, dạy học phân hóa (DHPH) thông qua hình thức dạy học đồng cấp (Peer teaching) là một trong những giải pháp cơ bản được nghiên cứu và vận dụng linh hoạt. Bài báo tập trung trình bày tổng quan và cách thức vận dụng của giải pháp này cho sinh viên cho sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh (BEL), Trường Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Từ khóa: Dạy học phân hóa, lãnh đạo đồng cấp, Peer leader, giảng dạy đồng cấp, Peer teaching.1. Đặt vấn đề Tại Trường Quốc tế, ngành Ngôn Ngữ Anh (BEL) tuyển sinh qua hình thức xét tuyển dựa trên kết quảcủa kỳ thi Phổ thông trung học Quốc gia – một bài thi bao gồm nhiều môn thi khác nhau, và trên thực tếsinh viên của ngành này có thể là học sinh thi các khối khác nhau mà không nhất thiết phải là khối D và A1– khối chuyên ngoại ngữ. Mặc dù đã có bài thi xếp lớp để phân sinh viên vào các lớp khác nhau, nhưng bàithi xếp lớp cũng chỉ có thể thỏa mãn điều kiện đánh giá được từng kỹ năng riêng lẻ, cho nên việc phân hóavề trình độ ở mỗi lớp vẫn tồn tại. Trong bối cảnh đó, giảng viên dù đã chọn cách dạy theo trình độ trungbình của lớp, vẫn không thể kiểm soát được việc tiếp thu kiến thức của toàn bộ sinh viên. Một số sinh viêncó trình độ cao hơn cảm thấy rằng các em không học được nhiều và lãng phí thời gian cho việc ngồi họctrên lớp. Trong khi đó, một số sinh viên có trình độ thấp hơn lại rơi vào tình trạng nghe giảng mà khônghiểu bài. Ngoài ra, cũng giống như nhiều cơ sở giáo dục khác, không đảm bảo được điều kiện của một lớphọc ngôn ngữ lý tưởng gồm tối đa 15 sinh viên” (Cuseo,2007, p. 11) . Sĩ số trung bình của các lớp BEL ởđây thường là trên 30 sinh viên. Với điều kiện dạy học trực tuyến do đại dịch Covid–19, một lớp học ngoạingữ đông và đa trình độ trở thành một thách thức. Để khắc phục tình trạng này, tác giả đã áp dụng linh hoạtgiải pháp sử dụng lãnh đạo đồng cấp – trưởng nhóm (Peer leader) để thực hiện việc dạy học đồng cấp (Peerteaching) trong thực tế giảng dạy của mình đối với đối tượng sinh viên này. Cụ thể, giảng viên chia lớp thànhcác nhóm nhỏ, và lựa chọn một số sinh viên giỏi nhất trong mỗi lớp học để lãnh đạo một các nhóm. Vai tròcủa các sinh viên ưu tú này là trợ giảng của giảng viên, giúp đỡ hướng dẫn cho các thành viên trong nhómthực hiện các hoạt động học tập.Ngày nhận bài: 02/06/2022. Ngày nhận đăng: 20/07/2022.1 Khoa Ngôn ngữ Ứng dụng, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nộie-mail: thienha2207@gmail.com66Ý KIẾN - TRAO ĐỔI JEM., Vol. 14 (2022), No. 7.2. Tổng quan nghiên cứu2.1. Dạy học phân hóa - xu hướng phổ biến trong giảng dạy ngoại ngữ Trong hệ thống giáo dục hiện đại, “dạy học phân hóa không phải là một quan niệm hay xu hướng dạyhọc mới” Gibson (2009). Quan niệm này bắt nguồn từ thuyết Vùng phát triển gần – Zone of ProximalDevelopment (ZPD) của Vygotsky và thang đo nhận thức – Bloom’s Taxonomy của Benjamin Bloom(Anstee, 2014; Tomlinson & Imbeau, 2010; Magableh & Abdullah, 2019). Vygotsky định nghĩa ZPD làkhoảng cách giữa những gì học sinh có thể làm một mình mà không cần sự giúp đỡ và những gì chúng cóthể làm với sự giúp đỡ. Ông cho rằng khoảng cách này sẽ được rút ngắn lại với hướng dẫn của giáo viênhoặc phối hợp với những người bạn có năng lực hơn (Vygotsky, 1978, p.86). Với sự hỗ trợ này, người họcđang ở “vùng phát triển gần” – trình độ này cho phép người học có thể thu được những kiến thức gần gũinhất với kiến thức cũ – sẽ đạt được trình độ mới cao hơn – “vùng phát triển gần nhất”. Cứ tiếp tục như vậy,sự phát triển của người học đi từ nấc thang này đến nấc thang khác cao hơn. Mô hình này được minh họanhư Hình 1. Hình 1. Vùng phát triển gần của Vygotsky ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học đồng cấp: Một giải pháp dạy học phân hóa cho các lớp học ngoại ngữ trực tuyến tại Trường Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n7.66 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 7, pp. 66-71 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn DẠY HỌC ĐỒNG CẤP: MỘT GIẢI PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO CÁC LỚP HỌC NGOẠI NGỮ TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG QUỐC TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Dương Thị Thiên Hà1 Tóm tắt. Trong thực tế giảng dạy, một trong những thách thức lớn nhất mà giảng viên, đặc biệt là giảng viên dạy ngoại ngữ, phải đối mặt là các lớp học đa trình độ, nơi học sinh có nền tảng học vấn, năng lực, phong cách học khác nhau. Trong bối cảnh và điều kiện hiện tại ở Việt Nam, đang có rất nhiều các cơ sở giáo dục phải tổ chức lớp học đa trình độ như vậy. Thực tế này càng trở nên khó khăn hơn về mọi mặt từ quản lý lớp, theo dõi tiến độ học tập của sinh viên cho đến tạo động lực học tập cho sinh viên khi các lớp học này diễn ra trực tuyến do đại dịch Covid. Trong hoàn cảnh đó, dạy học phân hóa (DHPH) thông qua hình thức dạy học đồng cấp (Peer teaching) là một trong những giải pháp cơ bản được nghiên cứu và vận dụng linh hoạt. Bài báo tập trung trình bày tổng quan và cách thức vận dụng của giải pháp này cho sinh viên cho sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh (BEL), Trường Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Từ khóa: Dạy học phân hóa, lãnh đạo đồng cấp, Peer leader, giảng dạy đồng cấp, Peer teaching.1. Đặt vấn đề Tại Trường Quốc tế, ngành Ngôn Ngữ Anh (BEL) tuyển sinh qua hình thức xét tuyển dựa trên kết quảcủa kỳ thi Phổ thông trung học Quốc gia – một bài thi bao gồm nhiều môn thi khác nhau, và trên thực tếsinh viên của ngành này có thể là học sinh thi các khối khác nhau mà không nhất thiết phải là khối D và A1– khối chuyên ngoại ngữ. Mặc dù đã có bài thi xếp lớp để phân sinh viên vào các lớp khác nhau, nhưng bàithi xếp lớp cũng chỉ có thể thỏa mãn điều kiện đánh giá được từng kỹ năng riêng lẻ, cho nên việc phân hóavề trình độ ở mỗi lớp vẫn tồn tại. Trong bối cảnh đó, giảng viên dù đã chọn cách dạy theo trình độ trungbình của lớp, vẫn không thể kiểm soát được việc tiếp thu kiến thức của toàn bộ sinh viên. Một số sinh viêncó trình độ cao hơn cảm thấy rằng các em không học được nhiều và lãng phí thời gian cho việc ngồi họctrên lớp. Trong khi đó, một số sinh viên có trình độ thấp hơn lại rơi vào tình trạng nghe giảng mà khônghiểu bài. Ngoài ra, cũng giống như nhiều cơ sở giáo dục khác, không đảm bảo được điều kiện của một lớphọc ngôn ngữ lý tưởng gồm tối đa 15 sinh viên” (Cuseo,2007, p. 11) . Sĩ số trung bình của các lớp BEL ởđây thường là trên 30 sinh viên. Với điều kiện dạy học trực tuyến do đại dịch Covid–19, một lớp học ngoạingữ đông và đa trình độ trở thành một thách thức. Để khắc phục tình trạng này, tác giả đã áp dụng linh hoạtgiải pháp sử dụng lãnh đạo đồng cấp – trưởng nhóm (Peer leader) để thực hiện việc dạy học đồng cấp (Peerteaching) trong thực tế giảng dạy của mình đối với đối tượng sinh viên này. Cụ thể, giảng viên chia lớp thànhcác nhóm nhỏ, và lựa chọn một số sinh viên giỏi nhất trong mỗi lớp học để lãnh đạo một các nhóm. Vai tròcủa các sinh viên ưu tú này là trợ giảng của giảng viên, giúp đỡ hướng dẫn cho các thành viên trong nhómthực hiện các hoạt động học tập.Ngày nhận bài: 02/06/2022. Ngày nhận đăng: 20/07/2022.1 Khoa Ngôn ngữ Ứng dụng, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nộie-mail: thienha2207@gmail.com66Ý KIẾN - TRAO ĐỔI JEM., Vol. 14 (2022), No. 7.2. Tổng quan nghiên cứu2.1. Dạy học phân hóa - xu hướng phổ biến trong giảng dạy ngoại ngữ Trong hệ thống giáo dục hiện đại, “dạy học phân hóa không phải là một quan niệm hay xu hướng dạyhọc mới” Gibson (2009). Quan niệm này bắt nguồn từ thuyết Vùng phát triển gần – Zone of ProximalDevelopment (ZPD) của Vygotsky và thang đo nhận thức – Bloom’s Taxonomy của Benjamin Bloom(Anstee, 2014; Tomlinson & Imbeau, 2010; Magableh & Abdullah, 2019). Vygotsky định nghĩa ZPD làkhoảng cách giữa những gì học sinh có thể làm một mình mà không cần sự giúp đỡ và những gì chúng cóthể làm với sự giúp đỡ. Ông cho rằng khoảng cách này sẽ được rút ngắn lại với hướng dẫn của giáo viênhoặc phối hợp với những người bạn có năng lực hơn (Vygotsky, 1978, p.86). Với sự hỗ trợ này, người họcđang ở “vùng phát triển gần” – trình độ này cho phép người học có thể thu được những kiến thức gần gũinhất với kiến thức cũ – sẽ đạt được trình độ mới cao hơn – “vùng phát triển gần nhất”. Cứ tiếp tục như vậy,sự phát triển của người học đi từ nấc thang này đến nấc thang khác cao hơn. Mô hình này được minh họanhư Hình 1. Hình 1. Vùng phát triển gần của Vygotsky ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học đồng cấp Dạy học phân hóa Lớp học ngoại ngữ trực tuyến Giảng dạy ngoại ngữ Học ngoại ngữ trực tuyến đatrình độGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những vấn đề cơ bản khi xây dựng chương trình biên – phiên dịch
3 trang 86 0 0 -
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên khoa tiếng Anh chuyên ngành
11 trang 69 0 0 -
Nhìn lại một thập niên nghiên cứu áp dụng ngôn ngữ học tri nhận vào giảng dạy ngoại ngữ
7 trang 59 0 0 -
Sử dụng tài liệu nguyên bản ở các trường đại học chuyên ngữ tại miền Trung
7 trang 43 0 0 -
Vài nét về cơ sở Tâm lý học của dạy học phân hóa
11 trang 31 0 0 -
Ứng dụng thông minh nhân tạo trong nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ ở trường đại học ứng dụng
10 trang 30 0 0 -
Một số vấn đề của dạy học phân hoá
3 trang 30 0 0 -
69 trang 29 0 0
-
Yếu tố giao văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên ngành du lịch
6 trang 29 0 0 -
3 trang 27 0 0