Dạy học Hán Nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 986.19 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày một số ý kiến về việc dạy học Hán Nôm cho sinh viên không chuyên, gồm: Biến mỗi chữ Hán, chữ Nôm thành một câu chuyện, một bài thơ để truyền thụ cho sinh viên; đa dạng hóa thể loại văn bản Hán Nôm trong giáo trình và cập nhật hệ thống tư liệu; xã hội hóa môn học Hán Nôm theo hướng tích hợp liên ngành, nhằm trả lời cho câu hỏi làm thế nào để người không thuộc chuyên ngành Hán Nôm có thể tiếp cận tri thức Hán Nôm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học Hán Nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳngTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 5 DẠY HỌC HÁN NÔM CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Trịnh Ngọc Ánh1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Chữ Hán, chữ Nôm và tri thức Hán Nôm gắn liền với văn minh dân tộc, với văn hóa cổ truyền của người Việt Nam, mang những thông điệp của cha ông trong quá khứ đến với con cháu muôn đời sau. Vì vậy, tiếp cận tri thức Hán Nôm là vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết ngay cả với những người không chuyên Hán Nôm. Ở bài viết này, chúng tôi xin trình bày một số ý kiến về việc dạy học Hán Nôm cho sinh viên không chuyên, gồm: biến mỗi chữ Hán, chữ Nôm thành một câu chuyện, một bài thơ để truyền thụ cho sinh viên; đa dạng hóa thể loại văn bản Hán Nôm trong giáo trình và cập nhật hệ thống tư liệu; xã hội hóa môn học Hán Nôm theo hướng tích hợp liên ngành, nhằm trả lời cho câu hỏi làm thế nào để người không thuộc chuyên ngành Hán Nôm có thể tiếp cận tri thức Hán Nôm. Từ khóa: chữ Hán, chữ Nôm, tri thức Hán Nôm, tích hợp liên ngành, chuyên ngành Hán Nôm1. MỞ ĐẦU Ngoài một số cơ sở giáo dục đại học lớn có đào tạo Cử nhân chuyên ngành Hán Nômnhư Đại học Khoa học và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Khoa học(thuộc Đại học Huế), Đại học Khoa học và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ ChíMinh), Hán Nôm là môn học được dạy cho một số chuyên ngành như Ngữ văn, Lịch sử,Việt Nam học trong các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Tuy nhiên, lâu nay HánNôm luôn được cho là môn học khó, khô khan, buồn tẻ. Trong quá trình giảng dạy HánNôm, chúng tôi đã luôn trăn trở với việc làm thế nào để sinh viên thích học Hán Nôm hơn,làm thế nào để môn học trở nên dễ dàng hơn, lý thú hơn, đạt hiệu quả cao hơn.2. NỘI DUNG2.1. Biến mỗi chữ Hán, chữ Nôm thành một câu chuyện, một bài thơ để truyền thụcho sinh viên1 Nhận bài ngày 04.03.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016 Liên hệ tác giả: Trịnh Ngọc Ánh ; Email: tnanh@daihocthudo.edu.vnTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 6 Chữ Hán là loại chữ tượng hình, thiên về biểu ý. Những chữ Hán đầu tiên, khi mớihình thành, đều là những hình vẽ. Vậy nên, giờ học sẽ thú vị hơn, hào hứng hơn khi mỗichữ Hán được phân tích, được chiết tự, khiến sinh viên sẽ dễ dàng ghi nhớ các chữ Hán đócả về hình thể, âm đọc, ý nghĩa. Chẳng hạn như tại sao chữ 古 cố lại có ý nghĩa là “cũ”,“xưa”? Phân tích chữ cổ, có thể thấy ngay chữ này được cấu tạo bởi chữ 十 thập (mười) vàchữ 口 khẩu (miệng). Như vậy, có thể giải thích ý nghĩa của chữ cổ là chuyện gì mà đãtruyền qua mười miệng người thì chuyện đó đã là chuyện cũ rồi. Nhìn vào tự dạng của chữ 名 danh, gợi ý sinh viên đoán xem chữ danh có ý nghĩa gì?Chữ danh được ghép bởi chữ 夕 tịch (đêm tối) và chữ 口 khẩu (miệng). Trong đêm tối, cáimà người ta phải dùng miệng xướng lên để có thể nhận ra nhau ấy chính là cái tên. Vậy 名danh có ý nghĩa là “tên”. Tại sao chữ 信 tín lại có nghĩa là “tin tưởng”? Vì nó được ghép bởi chữ 人 nhân(người) và chữ 言 ngôn (nói, lời nói). Lời nói của con người là thành thật, là đáng tintưởng. Chữ 信 tín có nghĩa là “tin tưởng” là vì lẽ đó. Chữ 義 nghĩa có ý nghĩa là “phù hợp với lẽ phải, phù hợp với đạo lý”. Tại sao vậy? Vìnghĩa được ghép bởi 我 ngã (tôi, người có địa vị tối cao và vô địch trong thiên hạ) ở phíadưới và 羊 dương (dê, con vật tế thần linh) ở phía trên. Việc ta có được địa vị tối cao, vôđịch trong thiên hạ, không gì khác, chính là nhờ sự trợ giúp của trời đất, thần linh. Vậynên, khi đã có được địa vị đó, ta dâng con dê để cúng tế thần linh, thể hiện lòng cảm tạ củamình đối với các đấng tối cao. Việc làm đó là việc làm hợp đạo lý, hợp lẽ phải. Chữ 德 đức được cấu thành bởi bộ 彳xích (còn được gọi là bộ “chim chích”, vì cóhình dáng như con chim chích đậu trên cành tre và có âm đọc gần giống âm “xích”), chữ十 thập, chữ 四 tứ, chữ 一 nhất, chữ 心 tâm. Sẽ dễ nhớ chữ đức với đầy đủ các chữ bộphận cấu thành nếu như đưa chữ đức vào trong câu vè: “Chim chích mà đậu cành tre; Thậptrên, tứ dưới, nhất đè chữ tâm”. Sẽ dễ nhớ, dễ phân biệt các chữ 天 thiên (trời) và chữ 夫 phu (chồng), chữ 了liễu(xong) và chữ 子 tử (con) nếu như đặt các chữ đó trong hai câu thơ của Hồ Xuân Hương:“Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc; Phận liễu sao đà nảy nét ngang”. Bà chúa thơ Nômđã chơi chữ theo kiểu chiết tự và đồng âm để nói về chuyện người con gái không chồng màchửa dựa trên sự giống và khác nhau giữa hai cặp chữ. Ở cặp thứ nhất, 天 thiên là “trời”,nếu nét phảy nhô lên thì đó không phải là chữ thiên nữa, mà thành chữ 夫 phu, nghĩa là“chồng”. Ở c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học Hán Nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳngTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 5 DẠY HỌC HÁN NÔM CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Trịnh Ngọc Ánh1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Chữ Hán, chữ Nôm và tri thức Hán Nôm gắn liền với văn minh dân tộc, với văn hóa cổ truyền của người Việt Nam, mang những thông điệp của cha ông trong quá khứ đến với con cháu muôn đời sau. Vì vậy, tiếp cận tri thức Hán Nôm là vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết ngay cả với những người không chuyên Hán Nôm. Ở bài viết này, chúng tôi xin trình bày một số ý kiến về việc dạy học Hán Nôm cho sinh viên không chuyên, gồm: biến mỗi chữ Hán, chữ Nôm thành một câu chuyện, một bài thơ để truyền thụ cho sinh viên; đa dạng hóa thể loại văn bản Hán Nôm trong giáo trình và cập nhật hệ thống tư liệu; xã hội hóa môn học Hán Nôm theo hướng tích hợp liên ngành, nhằm trả lời cho câu hỏi làm thế nào để người không thuộc chuyên ngành Hán Nôm có thể tiếp cận tri thức Hán Nôm. Từ khóa: chữ Hán, chữ Nôm, tri thức Hán Nôm, tích hợp liên ngành, chuyên ngành Hán Nôm1. MỞ ĐẦU Ngoài một số cơ sở giáo dục đại học lớn có đào tạo Cử nhân chuyên ngành Hán Nômnhư Đại học Khoa học và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Khoa học(thuộc Đại học Huế), Đại học Khoa học và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ ChíMinh), Hán Nôm là môn học được dạy cho một số chuyên ngành như Ngữ văn, Lịch sử,Việt Nam học trong các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Tuy nhiên, lâu nay HánNôm luôn được cho là môn học khó, khô khan, buồn tẻ. Trong quá trình giảng dạy HánNôm, chúng tôi đã luôn trăn trở với việc làm thế nào để sinh viên thích học Hán Nôm hơn,làm thế nào để môn học trở nên dễ dàng hơn, lý thú hơn, đạt hiệu quả cao hơn.2. NỘI DUNG2.1. Biến mỗi chữ Hán, chữ Nôm thành một câu chuyện, một bài thơ để truyền thụcho sinh viên1 Nhận bài ngày 04.03.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016 Liên hệ tác giả: Trịnh Ngọc Ánh ; Email: tnanh@daihocthudo.edu.vnTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 6 Chữ Hán là loại chữ tượng hình, thiên về biểu ý. Những chữ Hán đầu tiên, khi mớihình thành, đều là những hình vẽ. Vậy nên, giờ học sẽ thú vị hơn, hào hứng hơn khi mỗichữ Hán được phân tích, được chiết tự, khiến sinh viên sẽ dễ dàng ghi nhớ các chữ Hán đócả về hình thể, âm đọc, ý nghĩa. Chẳng hạn như tại sao chữ 古 cố lại có ý nghĩa là “cũ”,“xưa”? Phân tích chữ cổ, có thể thấy ngay chữ này được cấu tạo bởi chữ 十 thập (mười) vàchữ 口 khẩu (miệng). Như vậy, có thể giải thích ý nghĩa của chữ cổ là chuyện gì mà đãtruyền qua mười miệng người thì chuyện đó đã là chuyện cũ rồi. Nhìn vào tự dạng của chữ 名 danh, gợi ý sinh viên đoán xem chữ danh có ý nghĩa gì?Chữ danh được ghép bởi chữ 夕 tịch (đêm tối) và chữ 口 khẩu (miệng). Trong đêm tối, cáimà người ta phải dùng miệng xướng lên để có thể nhận ra nhau ấy chính là cái tên. Vậy 名danh có ý nghĩa là “tên”. Tại sao chữ 信 tín lại có nghĩa là “tin tưởng”? Vì nó được ghép bởi chữ 人 nhân(người) và chữ 言 ngôn (nói, lời nói). Lời nói của con người là thành thật, là đáng tintưởng. Chữ 信 tín có nghĩa là “tin tưởng” là vì lẽ đó. Chữ 義 nghĩa có ý nghĩa là “phù hợp với lẽ phải, phù hợp với đạo lý”. Tại sao vậy? Vìnghĩa được ghép bởi 我 ngã (tôi, người có địa vị tối cao và vô địch trong thiên hạ) ở phíadưới và 羊 dương (dê, con vật tế thần linh) ở phía trên. Việc ta có được địa vị tối cao, vôđịch trong thiên hạ, không gì khác, chính là nhờ sự trợ giúp của trời đất, thần linh. Vậynên, khi đã có được địa vị đó, ta dâng con dê để cúng tế thần linh, thể hiện lòng cảm tạ củamình đối với các đấng tối cao. Việc làm đó là việc làm hợp đạo lý, hợp lẽ phải. Chữ 德 đức được cấu thành bởi bộ 彳xích (còn được gọi là bộ “chim chích”, vì cóhình dáng như con chim chích đậu trên cành tre và có âm đọc gần giống âm “xích”), chữ十 thập, chữ 四 tứ, chữ 一 nhất, chữ 心 tâm. Sẽ dễ nhớ chữ đức với đầy đủ các chữ bộphận cấu thành nếu như đưa chữ đức vào trong câu vè: “Chim chích mà đậu cành tre; Thậptrên, tứ dưới, nhất đè chữ tâm”. Sẽ dễ nhớ, dễ phân biệt các chữ 天 thiên (trời) và chữ 夫 phu (chồng), chữ 了liễu(xong) và chữ 子 tử (con) nếu như đặt các chữ đó trong hai câu thơ của Hồ Xuân Hương:“Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc; Phận liễu sao đà nảy nét ngang”. Bà chúa thơ Nômđã chơi chữ theo kiểu chiết tự và đồng âm để nói về chuyện người con gái không chồng màchửa dựa trên sự giống và khác nhau giữa hai cặp chữ. Ở cặp thứ nhất, 天 thiên là “trời”,nếu nét phảy nhô lên thì đó không phải là chữ thiên nữa, mà thành chữ 夫 phu, nghĩa là“chồng”. Ở c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tri thức Hán Nôm Tích hợp liên ngành Chuyên ngành Hán Nôm Dạy học Hán Nôm Thể loại văn bản Hán NômTài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu cụm danh từ Hán văn cổ trong ba văn bản Hán văn Chiếu, Hịch, Cáo
7 trang 15 0 0 -
11 trang 8 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt trong văn bản Nhị độ mai tinh tuyển
188 trang 6 0 0 -
27 trang 5 0 0
-
Luận án tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tác phẩm Chu nguyên tạp vịnh thảo của Lý Văn Phức
275 trang 5 0 0