Danh mục

Đề cương môn học Lí luận dạy học địa lí: Phần 2 - Nguyễn Phương Liên

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 350.33 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (49 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 Đề cương môn học Lí luận dạy học địa lí trình bày các nội dung: Nguyên tắc dạy học địa lí, các phương tiện - thiết bị dạy học địa lí ở trường phổ thông, hình thưc tổ chức dạy học địa lí, quá trình dạy học địa lí trong nhà trường phổ thông và các phương pháp dạy học địa lí, công việc giảng dạy và chỉ đạo học sinh học tập của giáo viên địa lí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương môn học Lí luận dạy học địa lí: Phần 2 - Nguyễn Phương Liên Chương 4 CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC ĐỊA LÍ * Mục tiêu: Biết các nguyên tắc dạy học và vận dụng tốt các nguyên tắc trong dạyhọc địa lí. Xác định đúng các nguyên tắc quan trọng nhất và lí giải nguyênnhân.4.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức : Nguyên tắc nàychỉ đạo việc lựa chọn nội dung và sau đó là phương pháp dạy học. - Ngày nay khối lượng tri thức của khoa học địa lý cũng như các ngànhkhoa học khác tăng lên vô cùng nhanh chóng trong khi thời gian dành chomôn học thì có hạn. Để giải quyết được mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thứcđịa lý với thời gian dành cho môn địa lý cần phải: + Tinh lọc kiến thức: giảm kiến thức cụ thể, sự kiện, tăng kiến thức lýthuyết. + Trang bị cho học sinh các phương pháp học tập và nghiên cứu địa lýmới, hiệu quả. - Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức còn đòi hỏi nộidung của mỗi bài địa lý phải vừa sức tiếp thu của học sinh cả về số lượng lẫnmức độ. - Không nên bổ sung quá nhiều, cũng không nên đơn giản hoá nội dungsách giáo khoa. - Khi đặt câu hỏi không nên đặt câu quá dễ hoặc quá khó. - Giáo viên nên lựa chọn kiến thức sao cho vừa phù hợp với đặc điểmnhận thức của học sinh, vừa phát triển được năng lực trí tuệ. - Làm việc với bản đồ trong dạy - học địa lý là hết sức cần thiết.4.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ với thực tiễn : Tính hệthống là một dấu hiệu đặc trưng của tri thức khoa học. 25 - Tính hệ thống của môn học địa lý được phản ánh trong hệ thống kiếnthức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa địa lý dùng trong nhàtrường phổ thông. - Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nên hệ thống tri thức địa lý trong nhàtrường phổ thông không nhất thiết phải đúng như trình tự của hệ thống khoahọc địa lý. - Nội dung tri thức địa lý trong nhà trường phổ thông được quy địnhtheo một hệ thống nhất định thì việc dạy học địa lý buộc phải tuân theonguyên tắc đó. Để đảm bảo nguyên tắc này, trong dạy học địa lí, giáo viêncần: nghiên cứu chương trình, SGK ở lớp đang dạy, lớp trước, lớp sau và cácmôn học có liên quan. - Việc nắm vững tri thức khoa học cần phải có sự liên hệ với thực tiễn:Mọi khoa học đều là kết quả của nhận thức của con người trong quá trình hoạtđộng thực tiễn. Đối với môn địa lý, thực tiễn trước hết là đường lối, và cácchủ trương chính sách xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội của Đảngvà Nhà nước. Thực tiễn còn là những diễn biến xảy ra trong đời sống kinh tế -xã hội trên thế giới và ở nước ta mà chúng ta thu được qua các phương tiệnthông tin đại chúng. Nếu khai thác và tích luỹ được nhiều kiến thức thực tiễnthì việc dạy - học địa lý sẽ thuận lợi, sâu sắc và vững chắc hơn nhiều. - Liên hệ dạy học với thực tiễn cần được thực hiện theo 2 chiều: Thựctiễn Æ bổ sung cho nội dung dạy học thêm phong phú. Nội dung địa lý (kiếnthức địa lý) phong phú lại là điều kiện tốt để cho học sinh vận dụng tri thứcvào cuộc sống. Muốn vậy, phải rèn luyện, nắm vững các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết như:kỹ năng sử dụng bản đồ, kỹ năng quan sát, nhận xét, rút ra quy luật. 4.3. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục: Nội dung giáo dục của mônđịa lý được thể hiện ở các mặt sau: 26 - Bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng : Khi họcđịa lý, học sinh luôn phải phân tích những mối quan hệ nhân quả giữa cáchiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội, giữa các yếu tố thành phần của tự nhiên,giữa tự nhiên với các hoạt động sản xuất của xã hội. Qua đó giúp học sinhnhận thức được tính khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Nhữngnhận thức đó dần dần sẽ trở thành niềm tin và thế giới quan của học sinh. - Bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất, đạo đức của người công dân,người lao động mới, lòng yêu nước, tự hào dân tộc qua ý thức, qua hành độngvà qua thái độ đối với một vấn đề nào đó. 4.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho họcsinh - Thực chất đòi hỏi có sự kết hợp tối ưu giữa vai trò chủ động lĩnh hộitri thức của người học với vai trò chỉ đạo, hướng dẫn quá trình dạy học củangười dạy, phê phán cách dạy theo hướng cổ điển đòi hỏi học sinh phải ghinhớ máy móc quá nhiều sự kiện. - Muốn đảm bảo nguyên tắc này thì: + Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ mục đích học tập của mình. + Có sự ưu tiên của tư duy so với trí nhớ: làm cho học sinh biết tự giácnắm tài liệu theo một trình tự logic chặt chẽ. CÂU HỎI 1. Theo ý kiến của anh (chị) thì nguyên tắc nào có ý nghĩa quan trọngnhất trong việc dạy học địa lý? Tại sao? 2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức có mâu thuẫn vớinhau không? Chúng thể hiện thế nào trong việc dạy - học địa lý. 27 Chương 5 CÁC PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG * Mục tiêu: - Biết các phương tiện dạy học, sử dụng tốt các phương tiện dạy học. - Biết kết hợp các phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại phùhợp với từng bài học khác nhau.5.1. Khái niệm về phương tiện dạy học Có rất nhiều quan niệm khác nhau về phương tiện dạy học. - Theo các tác phẩm về lý luận dạy học thì phương tiện dạy học đồngnghĩa với phương tiện trực quan, đó là các vật thật, vật tượng trưng và các vậttạo hình được sử dụng để dạy học. + Vật thật: Giúp học sinh tiếp thu tri thức, gây hứng thú tìm tòi, họctập. Đó là các động vật, thực vật sống trong môi trường tự nhiên, khoáng vật. + Các vật tượng trưng: Giúp học sinh thấy được một cách trực quan cácsự vật, hiện tượng được biểu diễn dưới dạng khái quát hoặc đơn giản, như: sơ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: