Danh mục

Đề cương ôn tập môn Chính trị - Có hướng dẫn trả lời

Số trang: 7      Loại file: docx      Dung lượng: 22.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương ôn tập môn Chính trị có hướng dẫn trả lời trình bày lại hệ thống hóa kiến thức giúp các bạn sinh viên dễ dàng ôn luyện, củng cố kiến thức môn Chính trị, hỗ trợ cho quá trình học tập,thi cử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập môn Chính trị - Có hướng dẫn trả lời ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CHÍNH TRỊCâu 1. Trình bày khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vu của mônhọc chính trị? Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của môn học chính trị. Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như giữa cácquốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham giacủa nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động chính trị thưc tiễn của cácgiai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiệnđường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích. Môn học chính trị nghiên cứu: Những quy luật chung nhất của hoạt động chính trị, cơ chế tác động những phươngthức sử dụng để hiện thực hóa những quy luật chung đó. Hoạt động của các đảng phái và chính quyền, các tổ chức chính trị. Các giai cấp và các mối quan hệ về chính trị giữa các lực lượng đó của các chế độxã hội. Mục đích của môn học: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – lê nin, Tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của đảng. Nghiên cứu đường lối lãnh đạo toàn diện của Đảng. Làm rõ những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam, của giai cấp côngnhân Việt Nam góp phần bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, giáo dục niềm tin vào sự lãnhđạo của Đảng và định hướng trong quá trình học tập rèn luyện cho người học. Chức năng, nhiệm vụ Chức năng Môn học chính trị góp phần đào tạo người lao động kỹ thuật bổ sung vào đội ngũgiai cấp công nhân, tham gia công đoàn Việt Nam, giúp người học nghề tự ý thức rènluyện, học tập đáp ứng yêu cầu về tri thức và phẩm chất chính trị phù hợp với yêu cầucủa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Môn chính trị có hai chức năng cơ bản là: chức năng nhận thức khoa học và chứcnăng giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng. Chức năng nhận thức giúp người học hiểu biết hệ thống tri thức về nền tảng tưtưởng của Đảng và của cách mạng nước ta. Chức năng giáo dục tư tưởng chính trị, tham gia vào việc giải quyết những vấn đềnhững nhiệm vụ hiện tại; giáo dục niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam, cótác dụng quan trọng đối với việc trau dồi thế giới quan, phương pháp luận khoa học , xâydựng niềm tin vào vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhiệm vụ - Môn Chính trị nghiên cứu các hoạt động xây dựng chế độ và hoạt động của hệthống chính trị nước ta. - Nghiên cứu nền tảng, tư tưởng của Đảng và của cách mạng nước ta, cung cấpnhững hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mac-lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnhđạo của Đảng cộng sản Việt Nam, những truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấpcông nhân Việt Nam.Câu 2. Phân tích các tiền đề hình thành học thuyết Mác?Chủ nghĩa Mác – lênin là học thuyết lôi cuốn đông đảo quần chúng trên thế giới nhậnthức và cải tạo xã hội phát triển, được hình thành từ những tiền đề:* Tiền đề kinh tế - xã hội- Kinh tế:+ Nền đại công nghiệp TBCN ở nhiều nước châu Âu đã hình thành và phát triển mạnhmẽ.+ LLSX ngày càng phát triển với trình độ xã hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với QHSX tưnhân TBCN.- Xã hội:+ Giai cấp vô sản ra đời, mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản. Nhiều cuộc đấu tranhcủa công nhân đã nổ ra, tiêu biểu:+ Khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Lyông (Pháp) 1831 – 1834.+ Phong trào Hiến chương của công nhân Anh 1838 – 1848. + Khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Xilêdi (Đức) 1844. Kết quả: đều thất bại, do mang tính tự phát, bộc lộ nhiều hạn chế. Ý nghĩa: mở đầu thời kỳ đấu tranh độc lập của giai cấp công nhân và đặt ra những yêucầu mới về lý luận dẫn đường.* Tiền đề lý luận – khoa học tự nhiên- Lý luận:+ Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử,mà còn là kết qủa của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó, trực tiếpnhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế học chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội khôngtưởng ở các nước Pháp và Anh.+ Triết học cổ điển Đức đặc biệt là triết học của Heghen và Phoibac đã ảnh hưởng sâusắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác.- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với những đại biểu lớn là A.Xmit, Ricacdo, đã gópphân tích cực vào quá trình hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác.+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có một qua trình phát triển lâu dài và đạt đến đỉnhcao vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX với các nhà tư tưởng tiêu biểu là Xanhximong,Phurie, Ooen. Tinh thần nhân đạo và những quan điểm đúng đắn của các nhà chủ nghĩaxã hội không tưởng về lịch sử, về đặc trưng của xã hội tương lai đã trở thành một trongnhững tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hộitrong chủ nghĩa Mác.- Khoa học tự nhiên:+ Quy luật bảo toàn ...

Tài liệu được xem nhiều: