Trọng khối, tỷ trọng, trọng lực, từ tính, nhiệt của trái đất: Tỷ trọng: Theo tính toán tỷ trọng bình quân của trái đất là 5,52 g/cm3, còn thể tích là 1080 tỉ km3. Tỷ trọng các loại đá trong vỏ trái đất dao động trong khoảng 2,5 ~ 2,9 g/cm3. Tỷ trọng các lớp đất đá tính tới nhân trái đất chỉ là suy đoán, còn thực tế tỷ trọng tính được chỉ tới độ sâu nhỏ hơn 16km.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề Cương Ôn Tập Thi Cao Học Năm 2011 – Môn: Địa Chất Đề Cương Ôn Tập Thi Cao Học Năm 2011 – Môn: Địa Chất Cơ SởA/. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TRÁI ĐẤT1/ Trọng khối, tỷ trọng, trọng lực, từ tính, nhiệt của trái đất: Tỷ trọng: Theo tính toán tỷ trọng bình quân của trái đất là 5,52 g/cm3, còn thể tích là 1080 tỉ km3. Tỷ trọng các loại đá trong vỏ trái đất dao động trong khoảng 2,5 ~ 2,9 g/cm3. Tỷ trọng các lớp đất đá tính tới nhân trái đất chỉ là suy đoán, còn thực tế tỷ trọng tính được chỉ tới độ sâu nhỏ hơn 16km. Trọng lực: là lực hấp dẫn hướng tâm của trái đất. Chúng phụ thuộc vào không gian vĩ độ (gần hai cực thì trọng lực lớn hơn, còn ở xích đạo thì nhỏ hơn). Dị thường trọng lực chính là sự sai khác giữa trị số tính toán và trị số đo được. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dị thường trọng lực cho biết cấu trúc địa chất và các mỏ khoáng sản. Địa từ: - Địa từ cực không trùng với cực địa lý của trái đất và cũng không cố định. - Độ từ thiên là góc giữa địa cực địa lý và địa từ cực. - Kim nam châm không thường nằm ngang mà tạo với đường nằm ngang một góc gọi là độ từ khuynh. - Cường độ từ trường tăng dần từ xích đạo về phía cực, sự chênh lệch giữa từ trường đo được với trị số trung bình của từ trường nơi đó gọi là dị thường từ. Dị thường từ thường liên quan tới các mỏ sắt lớn. Nhiệt của trái đất: - Nhiệt trái đất gồm có nhiệt do mặt trời cung cấp và nhiệt bên trong trái đất. Chiều sâu tác động của ngoại nhiệt (do mặt trời) từ 20~30m. - Địa nhiệt suất: cứ xuống sâu 100m thì nhiệt độ tăng lên 30C, số tăng chính là địa nhiệt suất. - Địa nhiệt cấp là số mét tăng theo chiều sâu để nhiệt độ tăng thêm 10C.2/ Đặc điểm địa hóa của trái đất (thành phần hóa học của vỏ trái đất): Hàm lượng trung bình của từng nguyên tố hóa học trong vỏ trái đất là chỉ số Clarke, thường được thể hiện bằng phần trăm trọng lượng. Có 8 nguyên tố chiếm hàm lượng lớn trong vỏ trái đất: O (49,3%); Si (26%); Al (7,45%); Fe (4,2%); Ca (3,25%); Na (2,35%); Mg (2,35%); K. Trang 1 / 29Đề Cương Ôn Tập Thi Cao Học Năm 2011 – Môn: Địa Chất Cơ Sở3/ Cấu trúc bên trong của trái đất: Độ sâu từ 0~70km: Vỏ trái đất. Độ sâu từ 70~2900km là Manti trái đất gồm có: - Manti ngoài (70~960km) gồm phần trên (cứng) thuộc thạch quyển, và phần dưới là quyển mềm (Asthenosphere) có liên quan tới các hoạt động nội sinh của trái đất. Manti ngoài có tỷ trọng 4,5 g/cm3; song dọc Vp từ 7,9~11,4 km/s. - Manti trong ở độ sâu 960~2900km, nằm trực tiếp trên ranh giới Gunterberg. - Vỏ trái đất và manti được phân cách bằng ranh giới Moho. Độ sâu từ 2900~6370km là Nhân trái đất có tỷ trọng 10~12,5 g/cm3, gồm nhân ngoài và trong: - Nhân ngoài ở độ sâu 2900~5100km; song dọc Vp từ 7,9~10,2 km/s. Vật chất tồn tại ở trạng thái lỏng, gồm nguyên tố Si, Mg, Ni, Cr, Fe. Tỷ trọng 6~10 g/cm3. - Nhân trong ở độ sâu 5100km tới tâm trái đất. Tỷ trọng 12,5 g/cm3; vật chất ở dạng kim loại hóa. Phần lớn là sắt, có thể lẫn ít lưu huỳnh.4/ Cấu trúc vỏ trái đất ở đại dương và lục địa:Vỏ trái đất chia làm 2 kiểu: kiểu vỏ lục địa và kiểu vỏ đại dương. Vỏ đại dương: nằm dưới tầng nước biển, cấu trúc từ trên xuống dưới gồm: - Lớp thứ nhất là trầm tích có bề dày từ 0~ vài chục km. - Lớp thứ 2 là móng gồm chủ yếu là basalt nên còn gọi là lớp basalt. Trong basalt gồm lớp serpentin (lớp đại dương) hay có thể coi như đây là lớp thứ 3. Vỏ lục địa: có cấu tạo phức tạp hơn, gồm: - Lớp thứ nhất là trầm tích với bề dày vài km. - Lớp thứ 2 là phức hợp gồm phần lớn là đá macma axit, bề dày 20~70km. Có thể gọi là lớp granit hay granit biến chất. - Lớp thứ 3 là basalt bên dưới lớp granit bằng mặt gián đoạn Conrad.5/ Các phương pháp xác định tuổi tương đối và tuyệt đối của đá: Phương pháp xác định tuổi tương đối: a. Phương pháp địa tầng học: lớp dưới cổ hơn lớp trên; thành phần đá giống nhau có tuổi tương đương nhau. b. Phương pháp cổ địa lý tướng đá: đá có thể thay đổi thành phần tuy chúng hình thành trong cùng thời gian. Sự khác nhau do điều kiện địa lý thay đổi. c. Phương pháp thạch học: thường dùng cho đá macma. d. Quan hệ xuyên cắt, phủ, biến chất: đá cắt qua đá khác thì trẻ hơn đá bị cắt. Trang 2 / 29Đề Cương Ôn Tập Thi Cao Học Năm 2011 – Môn: Địa Chất Cơ Sở e. Phương pháp cổ sinh: khi điều kiện sốn thay đổi nhanh chóng làm cho một số giống loài bị diệt vong hàng loạt, các di tích của nó là cơ sở để chứng minh thời gian nhất định trong lịch sử trái đất. f. Phương pháp địa vật lý gồm: carota lỗ khoan và phương pháp địa chấn địa tầng. g. Phương pháp cổ từ: đo từ dư của các khoáng vật nhiễm từ, từ đó suy ra tuổi. Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối: a. Dựa vào phân tích lượng ngu ...