Thông tin tài liệu:
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 10 của trường THPT Cao Lãnh 2 dành cho thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc ra đề và ôn tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Cao Lãnh 2 (2012-2013) - Kèm đáp án SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012 – 2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phátđề) Ngày thi:ĐỀ ĐỀ XUẤT(Đề gồm có 01 trang)Đơn vị ra đề: THPT CAO LÃNH 2Câu 1: (2,0 điểm) Giáo sư Trần Quốc Vượng nhận định rằng: “Truyền thuyết không phải là lịchsử mà chỉ lấy lịch sử làm nền cho hư cấu” (Tạp chí văn học, số 2 – 1969) Dựa vào ý kiến trên, anh (chị) hãy cho biết đâu là phần lịch sử, đâu là phần hưcấu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy? Tác dụng của yếutố hư cấu là gì?Câu 2: (2,0 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các phép tu từ có trong ngữ liệu sau: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề. (Ca dao)Câu 3:( 6,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a (Theo chương trình chuẩn): 5,0 điểmHãy hóa thân vào nhân vật Tấm kể lại truyện Tấm Cám với cách kết thúc khác. Câu 3.b (Theo chương trình nâng cao): 5,0 điểmCảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnhngày hè. - HẾT –SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012 – 2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Đơn vị ra đề: THPT CAO LÃNH 2 Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 - Yếu tố lịch sử: An Dương Vương xây thành Cổ Loa, cuộc 0,5 chiến với Triệu Đà, An Dương Vương mất nước… - Yếu tố hư cấu: Rùa vàng, nỏ thần, Rùa vàng rẽ nước dẫn 0,5 An Dương Vương xuống biển, ngọc trai – giếng nước… - Tác dụng của yếu tố hư cấu: tạo sự li kì, hấp dẫn, lôi cuốn 1,0 người đọc… Câu 2 - Phép tu từ nhân hóa: “khăn”, “đèn” 1,0 - Phép tu từ hoán dụ: “mắt” - Tác dụng nghệ thuật: Niềm thương nỗi nhớ được thể hiện 1,0 một cách cụ thể, sinh động, gợi cảm. Nỗi nhớ trong trong tình yêu của nhân vật trữ tình - người con gái trong bài ca dao một cách kín đáo, tế nhị nhưng không kém phần sâu sắc.Câu 3a - Giới thiệu câu chuyện với người kể chuyện ở ngôi thứ 0,5 nhất. - Kể lại câu chuyện dưới góc nhìn của Tấm: 2,5 + Hoàn cảnh sống của Tấm: Mồ côi cha mẹ, Tấm ở với mụ dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm phải làm việc vất vả suốt ngày. Mẹ con Cám thì ăn trắng mặc trơn và lừa gạt Tấm hết lần này đến lần khác… + Tấm được sự giúp đỡ của Bụt đã trở thành hoàng hậu. Ngày về giỗ bố, mẹ con Cám lừa Tấm trèo cau để giết Tấm. + Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Mẹ con Cám lại tìm cách giết chết. Tấm lại hóa thân nhiều lần nhưng đều bị mẹ con Cám hãm hại. Đến khi Tấm hóa thân thành trái thị và về ở với bà lão hàng nước. + Khi nhà vua đi ngang, vua nhận ra Tấm và đưa Tấm về cung. 2,5 - Kết thúc khác: hợp lí, mang giá trị tư tưởng tốt đẹp. 0,5 - Tấm nêu lên suy nghĩ và cảm xúc của mình qua câu chuyện.Câu 3b - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,5 - Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ: + Tình yêu thiên nhiên: Tác giả cảm nhận thiên nhiên 1,5 bằng nhiều giác quan. .Bằng thị giác, nhà thơ ngắm nhìn màu sắc của thiên nhiên: màu lục của lá cây hòe, màu đỏ của hoa thạch lựu, màu hồng của sen trong ao và ánh mặt trời chiều như đính vàng trên những tán hòe xanh. .Bằng thính giác, thi sĩ lắng nghe tiếng ve ngân hòa cùng tiếng “lao xao chợ cá”. .Bằng khứu giác, tác giả cảm nhận những đóa sen hồng trong ao đang ngát mùi hương. + Tình yêu đời, yêu cuộc sống: Tình yêu thiên nhiên ...